intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm giữ bình tĩnh khi đi phỏng vấn

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

333
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'kinh nghiệm giữ bình tĩnh khi đi phỏng vấn', kỹ năng mềm, kỹ năng phỏng vấn phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm giữ bình tĩnh khi đi phỏng vấn

  1. Kinh nghiệm giữ bình tĩnh khi đi phỏng vấn Nhiều bạn trẻ và thậm chí là cả những người đã có nhiều năm kinh nghiệm vẫn không khỏi lo lắng, run sợ khi bước vào một cuộc phỏng vấn xin việc. Nhưng các bạn nên biết rằng, không có điều gì làm hỏng cuộc phỏng vẫn nhanh và quyết liệt bằng những câu trả lời lẫn lộn, sự lúng túng của ứng viên trong suốt quá trình cuộc phỏng vấn diễn ra. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh khi đi phỏng vấn. Thoải mái khi phỏng vấn Để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, điều quan trọng là các ứng viên phải giữ được bình tĩnh và thoải mái. Sự lo sợ, bối rối, thái độ khó chịu hay nói quá nhiều... đều là những dấu hiệu đáng báo động, kiểu như khi bạn đi đường mà gặp đèn đỏ vậy. Vì thế, hãy tập trung giải quyết mọi vẫn đề vướng mắc để cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp.
  2. - Thở sâu: Hãy hít thở một hơi dài và sâu trước khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Điều này không chỉ giúp bạn bình tĩnh nhờ quá trình oxy lưu thông lên não bộ mà còn giúp bạn có thêm chút thời gian suy nghĩ và sắp xếp nội dung câu trả lời cho hợp lý, điều gì nên nói trước, điều gì nói sau. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về câu trả lời của mình và chắc chắn sẽ đưa ra được trả lời khúc chiết, mạch lạc. - Tư thế thoải mái, tự nhiên: Thả lỏng cơ thể, buông thõng 2 tay sẽ tạo cho bạn dáng đi vụng về nhưng cũng không nên quá cứng nhắc, rụt rè khi đối diện với nhà tuyển dụng. Hãy giữ tư thế thoải mái, chững chạc, đàng hoàng để người ngoài nhìn vào không cảm thấy bạn bị gò bó, mất tự nhiên. Nếu lo lắng về tư thế của mình bạn có thể bắt chước tư thế của người đối diện. - Chân thực: Nhiều người có khiếu hài hước nhưng khi bước vào phỏng vấn lại cố tình "bỏ quên" khả năng này ngoài cửa. Điều đó không tốt chút nào bởi vì không phải bạn đến đây để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một con người khác hẳn với bạn thường ngày. Hơn nữa, điều đó càng khiến bạn mất tự nhiên, thoải mái. Cách tốt nhất là hãy tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng để đưa ra câu trả lời phù hợp thay vì cố dấu diếm một điểm gì đó trong tính cách của mình hay tỏ ra ngại ngùng, lúng túng vì nó chỉ khiến bạn “mất điểm” mà thôi. - Nắm bắt tâm trạng: Hãy nghĩ về những hành động của mình trước đây để biết cách cư xử cho phù hợp. Ví dụ dấu hiệu nào cho thấy bạn sắp tức giận hay bối rối và thậm chí là đến giờ bạn “thao thao bất tuyệt” hay chưa. Hãy chuẩn bị những vấn đề này và tìm cách đẩy lùi nó để lỡ khi vào phỏng vấn bạn biết mình nên làm thế nào nếu những dấu hiệu đó bất chợt kéo đến. - Ghi nhớ: Hãy luôn nhớ rằng bạn ở đây vì bạn muốn thế chứ không phải do ai ép buộc. Hãy giữ bình tĩnh trong quá trình phỏng vấn - điều đó sẽ tạo ấn tượng để bạn có cơ hội tiếp tục bước vào vòng trong. Bởi nếu làm được điều này, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy ở bạn có điều gì đó mà họ đang tìm kiếm và sẽ cân nhắc xem
  3. bạn có phù hợp để offer vào vị trí tuyển dụng không. Hãy suy nghĩ thật tích cực nhé. Lo lắng là chuyện bình thường Bạn nên biết rằng, nhà tuyển dụng bao giờ cũng muốn có nhiều ứng viên sẽ cảm thấy bối rối, lúng túng trước những câu hỏi họ đưa ra. Giữ được bình tĩnh trong quá trình phỏng vấn là việc tốt nhưng nếu bạn thực sự đang lo lắng thì cũng không nên tìm cách che đậy, cứ thể hiện điều đó ra bởi vì trong hoàn cảnh đó lo lắng cũng là một điều hết sức tự nhiên. Đối diện với nhà tuyển dụng, nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng thì hãy phát huy khiếu hài hước của mình một cách tối đa với những câu nói khôi hài đại loại như: "Nghe bạn hỏi, tôi bắt đầu thấy lo rồi đấy, dù bình thường tôi luôn được khen ngợi là nói năng loát trôi chảy nhưng hôm nay lại lúng túng mới lạ chứ". Hoặc: "Rất xin lỗi vì tôi cảm thấy hơi căng thẳng chút nhưng thực sự tôi thích công việc này và không muốn nó tuột khỏi tay mình đâu". Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao những ứng viên này và sẽ nói điều gì đó để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1