intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng ăng thun áp lực kết hợp gel silicol

Chia sẻ: Quý Vân Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng ăng thun áp lực kết hợp gel silicol" thông tin đến bạn đọc những nội dung gồm: đại cương, chỉ định và chống chỉ định, các bước chuẩn bị tiến hành phục hồi chức năng, các bước điều trị phục hồi chức năng, theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng ăng thun áp lực kết hợp gel silicol

  1. KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ SẸO BỎNG BẰNG ĂNG THUN ÁP LỰC KẾT HỢP GEL SILICOL I. ĐẠI CƢƠNG  Băng thun áp lực được sử dụng thêm vào trong quá trình điều trị sẹo bỏng. Sử dụng phương pháp này có tác dụng làm giảm kích thước và độ dày của sẹo bởi việc làm giảm tế bào Masst và giảm Histamin sản phẩm kích thích tăng cường tạo sẹo.  Băng thun áp lực làm giảm sự Hydrat hoá của sẹo, làm ổn định tế bào Masst, làm giảm mạch máu tâm tạo và chất ngoại bảo và giảm oxy làm cho các sợi Fibroblast và Collagen bị thoái hoá.  Dán Silicon là liệu pháp phòng tránh sẹo lồi, sẹo phì đại sau khi các vết thương đ lành. II. CHỈ ĐỊNH  Sẹo lồi, sẹo phì đại, seo co kéo, sẹo xấu sau bỏng hoặc sau phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ để ngăn chặn sự tái phát.  Sau khi điều trị bỏng khỏi để lại sẹo mới. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH  Không dùng trong các vết thương hở, chưa lành và đang bị nhiễn trùng.  Các biểu hiện ngứa hay kích ứng da khi dùng Gel silicon và băng thun áp lực. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Bác sĩ PHCN, kỹ thuật viên PHCN hoặc điều dưỡng được đào tạo kỹ thuật. 2. Phƣơng tiện  Băng thun áp lực (tuỳ theo vị trí và diện tích của sẹo mà ta chuẩn bị sao cho vừa đủ và theo yêu cầu chỉ định của bác sĩ).  Miếng dán Silicon tuỳ theo diện tích vùng sẹo mà chuẩn bị miếng dán cho thích hợp. 3. Ngƣời bệnh Giải thích để người bệnh và người nhà kết hợp điều trị. 4. Hồ sơ bệnh án Bệnh án và phiếu chỉ định của bác sĩ. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 345
  2. Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định. 2. Kiểm tra ngƣời bệnh Kiểm tra vùng da bị sẹo sẽ được điều trị. 3. Thực hiện kỹ thuật  Vệ sinh tắm, rửa sạch vùng sẹo cần điều trị, làm sạch vùng sẹo bằng xà bông mềm nhẹ và rửa sạch với nước ấm. Sau đó để vết sẹo và vùng da xung quanh khô nước.  Tiếp đến lấy miếng dán ra khỏi vỏ nhựa, cắt miếng dán (nếu cần thiết) cho vừa vết sẹo và vừa đủ bảo phủ vùng da xung quanh sẹo.  Tiếp theo gỡ bỏ miếng giấy lót trên miếng dán và dán mặt dính của miếng dán Silicon lên trên bề mặt sẹo, không cần căng miếng dán.  Dùng băng thun áp lực quấn vừa phải, không lỏng quá, không chặt quá để giữ cố định miếng dán Silicon và tạo áp lực vừa phải. Lưu ý  Trong hai ngày đầu chỉ nên dán Silicon 4 giờ/ngày.  Sử dụng miếng dán Silicon trong 8 giờ/ngày cho hai ngày tiếp sau đó.  Tiếp tục tăng thời gian sử dụng thêm 2 giờ/ngày cho mỗi ngày tiếp theo. Sau đó nên dán Silicon trong suốt cả ngày.  Hàng ngày, nên gỡ miếng dán và rửa sạch miếng dán Silicon và vùng sẹo ít nhất hai lần ngày với nước lạnh, sau đó để miếng dán Silicon khô ráo nước trong điều kiện bình thường và dán trở lại vết sẹo.  Khi miếng dán Silicon không còn tính đàn hồi (sau khoảng 28 ngày thì nên thay miếng dán khác. Tổng thời gian điều trị cho sẹo lồi mới từ 2 - 4 tháng). Thời gian 15 - 20 phút/lần. VI. THEO DÕI  Theo dõi cảm giác của người bệnh tại vùng điều trị.  Theo dõi da tại vùng điều trị. VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN  Hướng dẫn người bệnh có gì bất thường hoặc thấy căng tức, khó chịu, băng quấn chặt quá thì báo kỹ thuật viên xử lý nới rộng ra.  Nếu người bệnh thấy ngứa, nổi mẩn có biểu hiện dị ứng do dùng thuốc làm mềm sẹo thì ngừng điều trị và báo bác sĩ. 346
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1