intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su Phần 7

Chia sẻ: Lotus_8 Lotus_8 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật cạo mủ Trước kia, khi khai thác cao su rừng, người ta thường rạch hoặc chém lên vỏ để lấy mủ, hoặc cạo theo kiểu xương cá, hình chữ V… Ngày nay, người ta cạo theo vòng xoắn, hoặc một phần của vòng xoắn quanh thân; mỗi lần cạo lấy một lát vỏ mỏng và lớp cao su nút kín miệng các mạch mủ. Những năm gần đây, nhiều địa phương đang thử nghiệm phương pháp mới - chích lên vỏ một mũi nhọn thành nhiều lỗ nhỏ xếp theo một đường thẳng hoặc cong. Phương pháp mới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su Phần 7

  1. Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su - Phần 7 Kỹ thuật cạo mủ Trước kia, khi khai thác cao su rừng, người ta thường rạch hoặc chém lên vỏ để lấy mủ, hoặc cạo theo kiểu xương cá, hình chữ V… Ngày nay, người ta cạo theo vòng xoắn, hoặc một phần của vòng xoắn quanh thân; mỗi lần cạo lấy một lát vỏ mỏng và lớp cao su nút kín miệng các mạch mủ. Những năm gần đây, nhiều địa phương đang thử nghiệm phương pháp mới - chích lên vỏ một mũi nhọn thành nhiều lỗ nhỏ xếp theo một đường thẳng hoặc cong. Phương pháp mới này gọi là “cạo chậm”. Kỹ thuật cạo phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về độ nghiêng, sâu, độ dài, dày, hình dạng lát cạo, nhịp độ, thời gian… Miệng cạo: Thường nghiêng từ trái sang phải 30-35 độ hoặc 20-25 độ so với đường ngang nhằm mục đích cắt các mạch mủ theo tiết diện lớn nhất,
  2. đồng thời để mủ chảy dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên nghiêng quá nhiều, làm miệng cạo trở nên dài hơn, cây sẽ mất sức. Lát cạo: Phải đủ sâu để cắt được các lớp ống mủ hoạt động mạnh, chỉ chừa lại 1-1, 2mm gần tượng tầng, vì đây là phần sinh sản gỗ và vỏ. Cạo càng gần tượng tầng càng cắt được nhiều ống mủ. Tuy nhiên, nếu tượng tầng bị phạm sẽ gây nên vết thương, làm rối loạn sự hoạt động của vỏ, tạo nên u, bướu. Độ dày lát cạo và độ cao mặt cạo: Mỗi lát cạo chỉ nên dày 1,2-1, 5mm. Nếu quá dày sẽ tiêu thụ nhiều vỏ (còn gọi là hao dăm) và cạo hết vỏ nhanh chóng. Nếu mỗi năm cạo 100 lần, vòng xoắn quanh thân sẽ tiêu thụ chừng 20cm vỏ; 6-7 năm cạo hết một lớp vỏ trên thân dài 100-110cm (thường gọi là bề dài của mặt cạo), sau đó quay lại cạo ở chỗ cũ đã có vỏ tái sinh đủ dày. Nếu cạo nửa vòng thì thời gian quay trở lại sẽ là 12-14 năm. Thường cạo từ trên xuống, trừ khi cây già đã cạo hết vỏ bên dưới phải cạo ngược lên. Mặt cạo ở cây ghép từ 1, 25m xuống đến 10-15cm trên mối ghép (12-17cm trên gốc), ở cây trồng hạt là 1, 05m xuống đến 8-10cm trên gốc, vì cạo cây trồng hạt càng xuống thấp, sức sản xuất mủ càng cao, còn ở cây ghép sức sản xuất ít biến thiên theo chiều cao.
  3. Hình dạng và bề dài lát cạo: Người ta thường cạo theo hình chữ S, tức là theo đường vòng xoắn, từ trái sang phải, toàn vòng (ký hiệu S /1 hoặc S), nửa vòng (S/2) hay 1/3, 1/4 vòng (S3, S4). Lát cạo càng dài, mủ thu được càng nhiều, nhưng không tăng theo tỉ lệ thuận với chiều dài; cạo S /4 thì lượng mủ trên mỗi centimét cao hơn khi cạo S/2 hoặc S. Cạo toàn vòng sẽ cắt đứt toàn bộ mạch libe - mạch vận chuyển nhựa luyện nuôi cây nên có ảnh hưởng xấu đến sinh lý cây. Để khảo sát năng suất mủ, trên cây còn nhỏ, người ta chích mủ bằng những đót nhọn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0