intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng hoa Ly

Chia sẻ: Tu Oanh02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

660
lượt xem
125
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây hoa ly được du nhập vào nước ta từ lâu khoảng vào năm 1980. Đến nay đã được trồng ở khắp nơi và nó đã trở thành thứ hàng hoá thương phẩm ngày càng phát triển. Sau đây là kỹ thuật trồng hoa lys để cho thu hoạch tối ưu nhất .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng hoa Ly

  1. Kỹ thuật trồng hoa Ly
  2. Cây hoa ly được du nhập vào nước ta từ lâu khoảng vào năm 1980. Đến nay đã được trồng ở khắp nơi và nó đã trở thành thứ hàng hoá thương phẩm ngày càng phát triển. Sau đây là kỹ thuật trồng hoa lys để cho thu hoạch tối ưu nhất: - Đất để trồng là đất pha sét, phải giữ nước và không bị ngập úng. Trồng củ giống với mật độ 5000củ/1000m2. Sau khi trồng, phải đậy bằng rơm, cỏ, tưới đẫm và giữ ẩm thường xuyên trong 10 ngày đầu. Thông thường hoa lys sau khi gieo trồng từ 30-45 ngày mới bắt đầu mọc, 75-90 ngày sau khi trồng bắt đầu xăm mồi, 120 ngày sau khi trồng vô chân lần 1, 180 ngày sau khi trồng vô chân lần 2. - Phân bón dùng cho cây hoa ly : Sử dụng phân chuồng hoại mục bón lót với 15m3/1000m2. Lượng phân bón NPK (kg nguyên chất/ha) là 100:150:100, được bón theo các giai đoạn sau : - Bón lót: Trước khi trồng , nên sử dụng 1/3 lượng phân chuồng, vôi và 1/2 lượng phân lân bón lót 10-15 ngày. - Phá váng: 30-35 ngày sau trồng, tiến hành xới có, phá váng kết hợp bón 1/5 lượng phân đạm. - Bón xăm mồi: 75-90 ngày sau trồng, tiến hành xới đất, làm vệ sinh và bón mồi: 1/5 lượng phân đạm; 1/2 lượng phân vi khoáng. - Bón thúc kết hợp vô chân lần 1: Khoảng 120 ngày sau trồng. Bón 1/3 lượng phân chuồng; 1/2 lượng phân lân; 1/5 phân đạm; 2/5 lượng kali và 1/2 lượng phân vi khoáng; bổ sung lượng MgSO4 với
  3. lượng 8 kg/1000m2. Sau khi bón, vun đất vào gốc cao 3-5cm. Tưới đẫm. - Bón thúc kết hợp vô chân lần 2: Khoảng 175 ngày sau trồng: Bón 1/3 lượng phân chuồng; 1/5 lượng phân đạm; 2/5 lượng kali còn lại. Sau khi bón, vun đất vào gốc cao 5-7cm. Tưới đẫm. Lượng phân còn lại được chia làm 3 đợt bón cho thời gian sau, mỗi đợt cách nhau 20-30 ngày. Hoa Ly trong qúa trình phát triển cũng bị sâu bệnh và tuỳ theo bệnh mà bà con nông dân dùng các biện pháp và các chế phẩm để phòng trừ ngay từ đầu. Cụ thể : - Với bệnh héo rủ : nên dùng Kasuran, Anvil 55cc - Bệnh đốm lá : dùng Topsin M70 wp - Bệnh thối gốc : dùng Ridomyl Mz72BTN. - Rầy xanh : Dùng Ofunacc 40ND - Sâu xanh: Dùng DDVP, Decis - Sâu đất : Dùng Decis 2.5 Ec. Chú ý: Các loại thuốc bảo vệ thực vật được dùng theo liều lượng chỉ dẫn và thực hiện bơm định kỳ 10 ngày/lần. Ngoài ra, trong các thời điểm thu hoạch cũng có thể phát sinh các bệnh lỡ cổ rễ ở các giai đoạn bón thúc (vô chân); bệnh phấn trắng, bệnh mắt cua trên thân lá; bệnh thối vàng lá và đốm trên hoa nên bà con nông dân phải chú ý để có biện pháp khắc phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2