intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng một số loại cây ăn quả

Chia sẻ: Le Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

293
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích: Học viên hiểu rõ đặc điểm thực vật và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các loại cây ăn quả cần trồng. Hiểu rõ một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây ăn quả và có thể nhận biết một số giống cây ăn quả chất lượng cao dựa vào đặc điểm hình thái của giống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng một số loại cây ăn quả

  1. Chuyên đề 8: KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY ĂN QUẢ 8.1 Kế hoạch bài giảng 8.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và yêu cầu điều kiện trồng của cây bưởi, cam, nhãn và xoài Mục đích 1. Học viên hiểu rõ đặc điểm thực vật và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các loại cây ăn quả cần trồng 2. Hiểu rõ một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây ăn quả và có thể nhận biết một số giống cây ăn quả chất lượng cao dựa vào đặc điểm hình thái của giống Thời gian: 90 phút Vật liệu: Các loại mẫu cây ăn quả chất lượng cao đang trồng phổ biến ở ViệtNam KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Nội dung Phương pháp Thời gian (Phút) HDV giới thiệu nội dung, mục đích của bài tập Trình bày 05 huấn Phần 1: Giới thiệu các thời kỳ sinh trưởng & phát triển của cây ăn quả. Các nhóm trình bày kết quả thảo luận và HDV Chia nhóm thảo 15 – 20 tổng kết các ý kiến thảo luận luận: Phần 2: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả: Tổng hợp, trình bày Thời kỳ kiến thiết cơ bản Trình bày và đặt 30 Thời kỳ cây ăn quả cho thu hoạch câu hỏi mở Phần 3: Quan sát các mẫu giống cây ăn quả Thực hành trong 40 + Quan sát, phân biệt giống lớp 20 Phần 4: Tổng kết bài học Kỹ năng tóm tắt 10 HDV tổng kết bài, đặt các câu hỏi mở cho HV NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Thời gian sinh trưởng của cây ăn quả Mục đích: Cung cấp cho HV khái niệm về thời gian sinh trưởng (các giai đoạn sinh trưởng của cây ăn quả) để HV nắm được các chu kỳ sinh trưởng của cây ăn quả. a) Thời kỳ xây dựng cơ bản: 3 năm đầu. b) Thời kỳ thu hoạch quả: Giai đoạn trưởng thành c) Thời kỳ thu hái bảo quản: Phương pháp bảo quản và thị trường 8.1.2 : Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả Mục đích: - Học viên nắm vững và thành thạo kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp chiết và ghép. - Hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về các kỹ năng thực hành nhân giống - Hiểu mục đích và yêu cầu kỹ thuật chăm sóc từng giai đoạn của cây ăn quả khi nhân giống. Thời gian: 180 phút Vật liệu: Dụng cụ trồng cây ăn quả, một số mẫu cây giống trồng thực hành KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Nội dung Phương pháp Thời gian 78
  2. (Phút) HDV giới thiệu nội dung, mục đích của bài thực Trình bày 10 hành nhân giống cây ăn quả Phần 1: Dụng cụ nhân giống Chia nhóm thảo 40 – 50 - Bao gồm các chủng loại dụng cụ chuyên luận: dụng: Dao, dây ghép, ni lông, đá mài dao... 30 - 40 Phần 2: Vật liệu thực hành phục vụ nhân giống: Cây chiết, gốc ghép, mắt ghép các chủng loại Tổng hợp, trình bày 80 cây cần nhân giống và áp dụng Chia nhóm thảo luận 40 HDV tập hợp ý kiến và thảo luận Trình bày và đặt câu 30 hỏi mở Phần 3: Xem băng hình kỹ năng cơ bản nhân Tổng hợp, trình bày giống cây ăn quả Chia nhóm thảo luận 50 – 60 HDV tập hợp ý kiến và thảo luận Trình bày, tóm tắt 20 - 30 Phần 4: Thực hành kỹ thuật chiết ghép. Trình diễn kỹ thuật - Hướng dẫn cụ thể các phương pháp nhân Chia nhóm thực 120 giống: Chiết, ghép... hành. Phần 5: Tổng kết bài học 30 - 40 HDV tổng kết bài và đặt các câu hỏi mở cho HV Trình bày, tóm tắt 8.2 Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả 8.2.1 Kỹ thuật chiết - Chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng nhanh số lượng cây giống và đảm bảo duy trì những đặc tính quý của giống nhằm cung cấp cho sản xuất nhiều giống có chất lượng cao. - Hay nói đơn giản hơn: Chiết cành là cách nhân giống tách một cành từ cây mẹ để tạo ra một cây con có đặc tính hoàn toàn giống cây mẹ. 8.2.1.1 Mục đích - Thực hành chiết Cây ăn quả, Hoa-cây cảnh hay một số cây trồng khác nhằm giúp cho Học viên nắm vững và thành thạo kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết. 8.2.1.2 Kỹ thuật chọn cành chiết - Cần phải nắm được đặc tính cây mẹ năng suất cao và ổn định nhiều năm đồng thời có chất lượng tốt và không sâu bệnh. - Cành của cây mẹ dùng để chiết ra cây con phải là cành khoẻ, sung sức, không sâu bệnh. - Cành tốt nhất là cành ở lưng chừng tán của cây mẹ, có chạc cành và có đường kính gốc cành từ 1 - 1,5 cm. 8.2.1.3 Chọn cành để chiết cần lưu ý: + Vị trí trên cây: 79
  3. VẬT LIỆU DÙNG ĐỂ THỰC HÀNH: * Cây ăn quả: Ví dụ các loại: Xoài, nhãn, vải, ổi, bưởi, doi, hồng xiêm...đều có thể nhân giống theo phương pháp chiết * Hoa cây cảnh: Cô tòng, ngọc lan, hoa hồng, quất cảnh, sanh, si, đa, lộc vừng.... 8.2.1.4 Dụng cụ chiết cành: Dao, kéo, kìm, cưa.... - Kéo để cắt tỉa cành, cắt cành - Kìm tiện vỏ khi khó bóc - Cưa cắt cành khi hạ cành chiết, và dùng cắt cây khi ghép cải tạo. - Đá để mài dao: Đá giáp (đá phá khi bị sứt dao) Đá màu (mài lấy độ sắc) - Sọt, rổ để đựng vật liệu chiết cành. - Vật liệu làm bầu: Hình 2: Dụng cụ chiết cành + Đất tơi xốp, phân hoai mục, bùn ao, rơm + Sau khi có nguyên liệu thích hợp trộn nước với độ ẩm 75 - 80% (dùng tay nắm bầu đất nước ngấm ra kẽ tay vừa phải là được) - Túi Polyetylen màu trắng, kích thước 20 x 25 cm; 25 x 30 cm - Dây buộc bằng lạt giang, dây đay, dây nilông...cắt dài 20 - 25 cm - Chuẩn bị nhà giâm, nền giâm: (tuỳ theo điều kiện và quy mô nhân giống mà chuẩn bị nền giâm, nhà giâm cho phù hợp). 8.2.1.5 Thời vụ chiết - Thông thường chiết vào 2 thời vụ chính: (Một số tỉnh miền Trung và miền nam có thay đổi theo mùa): Mùa xuân từ tháng 2 – 4 ; Mùa thu từ tháng 8 - 10 - Tuy nhiên trường hợp đặc biệt có thể chiết vào mùa đông. - Ví dụ: Cây hoa ngọc lan chiết đúng vào tiết đông chí hoặc Cây hoa sứ chiết vào mùa hè nắng nóng. 8.2.1.6 Cách làm bầu đất - Đất bó bầu là một giá thể kích thích sự ra dễ của cành chiết, do đó cần phải chuẩn bị nguyên liệu để chủ động (có nhiều giá thể có thể làm nguyên liệu tuỳ từng loại cây). + Đất trộn với phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 1 : 1 hoặc (1,5 - 2) + Đất trộn với tóc, lông lợn + Đất trộn với bèo mục (rơm, rạ, mục) + Bùn ao phơi khô đập nhỏ + rơm... + Bìa cát tông xé vụn (ví dụ chiết cây bàng các chiến sĩ hải đảo dùng) 8.2.1.7. Khoanh vỏ + Vị trí khoanh vỏ cách chạc cành 10 - 15cm. Độ dài phần khoanh vỏ từ 1,5 - 2,0 lần đường kính của cành (2-3cm) 80
  4. Hình 4: Vị trí khoanh vỏ để bó bầu - Bóc vỏ bỏ hết lớp vỏ khoanh, cạo sạch nhớt của phần gỗ của cành chiết (cạo lớp tượng tầng). Nguyên tắc khoanh vỏ phải cắt đứt các mạch dẫn (tượng tầng) * Thao tác khoanh và tách vỏ Tay trái cầm cành tay phải cầm dao (dao sắc ngọt) khoanh tròn 2 vòng theo chiều dài đã xác định cho cành đó. Lưu ý không cắt sâu vào phần gỗ cành chiết. - Khi tách vỏ có các khả năng xảy ra: + Vỏ cành chiết dễ bóc thì có thể lau hoặc cạo tượng tầng dễ ràng + Vỏ của cành chiết khó bóc thì dùng kìm (hoặc dao) để tách lớp vỏ đi và cạo lớp tượng tầng. + Cấu trúc lõi hình then (bánh răng) phải dùng mũi dao để cạo. - Tóm lại: Thao tác khoanh vỏ rất quan trọng, nếu thực hiện không đúng sẽ làm cho cành chiết bị chết (nếu khoanh quá dài hoặc sâu vào phần gỗ sẽ làm đứt các mạch dẫn ảnh hưởng đến việc dẫn nước và dinh dưỡng từ rễ lên cành). 8.2.1.8. Bó bầu Sau khi khoanh vỏ tiến hành bó bầu hoặc có thể phơi nắng 5-7 ngày tuỳ từng loại cây trồng Ví dụ: Hồng xiêm, nhãn... + Dùng vật liệu bó bầu đã chuẩn bị có độ ẩm 75 - 80% (độ ẩm vừa phải, không khô cũng không ướt) để bó vào phần gốc cành đã khoanh vỏ. Phía ngoài bầu bó bọc bằng giấy PE, buộc chặt hai đầu túi bầu. Hình 5: Kỹ thuật bó bầu 8.2.1.9. Kiểm tra cành chiết ở các thời gian sau - Trong 20 - 30 ngày đầu thường xuyên kiểm tra xem bầu có bị xoay, côn trùng (kiến) phá hoại cắn rách giấy nilon, cần phải bó bầu lại. - Sau chiết từ 30 - 60 ngày kiểm tra rễ đã mọc và chất lượng rễ tốt hay xấu qua màu sắc rể. 8.2.1.10. Cắt hạ cành chiết - Khi rể đã có màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì cắt cành chiết khỏi cây. Bóc lớp giấy bó bầu và đem giâm ở vườn ươm (vườn ươm phải đạt tiêu chuẩn kín gió và thoáng mát) cho cành chiết phục hồi, sinh trưởng tốt để đến vụ trồng có bộ rể khoẻ, tán lá xanh tốt. 8.2.1.11. Chăm sóc sau khi giâm Sau khi giâm song cần phải tưới đủ ẩm bằng bình hoa sen, giữ ẩm thường xuyên cho đất và có điều kiện phải phun mù giữ ẩm cho bộ lá của cành chiết. 8.2.2 Kỹ thuật ghép cây ăn quả 8.2.2.1 Như thế nào là ghép nhân giông - Ghép là một hình thức nhân giống vô tính, đem bộ phận của cây này, giống này gắn lên một cây khác hay một giống khác. - Cây ghép gồm hai bộ phận gốc ghép và cành ghép. Hình 1: Cành ghép và gốc ghép 81
  5. 8.2.2.2 Mục đích ghép - Giúp cho Học viên nắm vững được một số phương pháp ghép chủ yếu được ứng dụng rộng rãi, các quy trình kỹ thuật ghép cơ bản. Từ đó, làm tốt công tác nhân giống các loại cây ăn quả. - Học viên thành thạo các thao tác ghép nhân giống các Cây ăn quả: Xoài, nhãn, vải, hồng, cam, quýt, bời lời, trám,... VẬT LIỆU THỰC HÀNH Cây gốc ghép và mắt ghép * Cây ăn quả: Xoài, nhãn, vải, hồng, cam, quýt... Dụng cụ ghép - Dao ghép chuyên dụng: Việt nam, Trung Quốc, Thái, Nhật... - Kéo cắt cành, cưa,... - Đá mài: + Đá giáp (đá mài phá khi sứt dao) + Đá màu (mài lấy độ sắc) + Tấm kính: dùng lấy cữ mài dao - Rổ, khăn bảo quản mắt ghép. - Ô che nắng, ghế ngồi ghép. - Dây nilon ghép: (hai loại) - Dây Việt Nam - Dây chuyên dụng của Trung quốc Hình 2 Dụng cụ ghép 8.2.2.3 Kỹ thuật ghép - Dựa trên sự tiếp hợp của hai lớp tượng tầng của gốc ghép và mắt ghép. - Khi ghép mắt ghép vào gốc ghép hai phần tượng tầng của gốc ghép và mắt ghép liên kết với nhau và chính phần này sẽ phân chia tế bào và tạo thành mô liên kết. 1)Chọn gốc ghép, mắt ghép và bảo quản mắt ghép: + Chọn gốc ghép - Gốc ghép to khoẻ, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, có chiều cao trung bình từ 60-100cm, đường kính gốc 0,6-1,2cm; lá chân của gốc ghép không bị rụng. Khi trồng gốc ghép đúng khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 20cm. Khoảng cách rãnh luống từ 60-80 cm để thuận tiện cho quá trình ngồi ghép. 2) Chọn mắt ghép - Chọn cây mẹ có chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định không sâu bệnh có tuổi sinh trưởng từ 5-10 năm. - Chọn cành cắt ở ngoài tán cây, không cắt những cành phía dưới và cành vượt. - Cành khoẻ khoảng cách cuống lá cách xa nhau, mầm thức ở nách lá phát triển có chiều dài từ 0,5-1,5 cm (phải cắt mắt có mầm thức ở cuống lá chưa rụng) 3) Bảo quản mắt ghép - Cành ghép sau khi cắt xuống ghép ngay là tốt nhất, tỷ lệ sống cao. - Nếu vận chuyển mắt đi xa phải bảo quản mắt: lấy luôn lá cây vừa cắt xong, rửa sạch vẩy khô ráo nước bọc mắt ghép, đóng thùng cattông sau đó vận chuyển. 8.2.2.4. Thời vụ ghép Vụ xuân: Tháng 3 - 5 đối với cam, quýt, xoài, nhãn, vải, na. Vụ thu: Tháng 8-10 đối với hồng, cam, quýt, xoài, nhãn, vải. 82
  6. Ngoài thời vụ trên còn có thể ghép ở thời vụ khác nếu có điều kiện thích hợp, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...hoặc làm giàn che khi ghép 8.2.2.5 Giới thiệu các phương pháp ghép phổ biến trong sản xuất 1) Ghép mắt + Ghép cửa sổ: Thường dùng ghép táo, hồng... Hình 3: Các hình ảnh ghép của sổ + Ghép kiểu chữ T: Dùng ghép cho mận, đào... Hình 4: Các hình ảnh ghép chữ T + Ghép Mắt nhỏ có gỗ: Dùng để ghép cây có múi, cam, quýt, bưởi.. Hình 5 Các hình ảnh ghép mắt nhỏ có gỗ 83
  7. Ghép đoạn cành: + Ghép nêm chéo (Tiến bộ kỹ thuật mới) dùng để ghép xoài, nhãn, vải. Hình 6 Các hình ảnh ghép nêm chéo + Ghép chẻ bên: Hình 7 Các hình ảnh ghép chẻ bên + Ghép nêm: Hình 8: Các hình ảnh ghép nêm + Ghép nối tiếp: Áp dụng cho xoài, quất hồng bì..... 84
  8. Hình 9: Các hình ảnh ghép nối tiếp Ghép áp Ghép ổi kim cương, Đào nhật tân. Hình 10: Các hình ảnh ghép áp Ghép cải tạo: Hình 10: Các hình ảnh ghép cải tạo 8.2.2.6 Giới thiệu 2 phương pháp ghép phổ thông 1. Ghép đoạn cành (nêm chéo) + Thao tác cắt cành mắt ghép: 85
  9. Tay trái cầm cành mắt ghép, gốc quay ra ngoài, ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm sát vào mắt định lấy, mắt quay lên trên. Tay phải cầm dao ghép (dao một má) tất cả ngón tay cầm chuôi dao không để ngón cái lên sống phần lưỡi dao. Đặt lưỡi dao dưới cuống lá 0,1 - 0,2 cm cắt từ 1 - 2 nhát chéo một góc từ 30 - 35 độ, có chiều dài vết cắt bằng hai lần đường kính cành mắt ghép. Vết cắt yêu cầu phải thật phẳng, sau đó cắt rời đoạn mắt có từ 1 - 2 cuống lá (mắt cua). + Thao tác mở gốc ghép Dùng kéo cắt ngang ngọn cây để lại 2 - 3 lá gốc. Sau đó dùng dao cắt vát ngược lại, chẻ gốc ghép ở vị trí vừa cắt. Vị trí bổ vào phần gỗ cách biểu bì 1/3 bán kính đến 1/ 3 đường kính gốc ghép. Vết chẻ bên phải thật phẳng. +Đưa cành ghép vào gốc ghép và buộc dây nilon Cành ghép đưa vào gốc ghép phải có tượng tầng trùng khít nhau, dùng dây nilon chuyên dùng để buộc. Cần phải buộc chặt và phủ kín hết phần mắt ghép, vị trí mầm thức của mắt ghép chỉ được phủ một lớp nilon. * Chăm sóc cây sau giai đoạn ghép Sau khi ghép từ 12 - 30 ngày mầm nhãn sẽ chui ra khỏi nilon. Trường hợp ghép vào cuối tháng 11 gặp rét thời gian bật mầm kéo dài có thể tới 2 tháng. Cần phải phòng trừ sâu bệnh, tránh các côn trùng cắn và đục thủng nilon làm thoát nước ở mắt ghép, đồng thời giai đoạn này cần tỉa các mầm dại và bổ sung NPK cho cây phát triển tốt. 2. Ghép mắt (Mắt nhỏ có gỗ) + Thao tác cắt cành mắt ghép: Tay trái cầm cành mắt ghép (gốc quay vào lòng bàn tay). Tay phải cầm dao ghép, đầu tiên cầm dao cắt vát ngang ở vị trí cách cuống lá 1-2 mm với góc cắt 200 (cắt sâu vào gỗ của cành lấy mắt). Dùng dao cắt vát cả gỗ từ trên xuống chỗ cắt ngang (độ dài của mắt 2- 3cm) Thao tác cắt phải chính xác để cho mắt ghép có một lớp gỗ dày hợp lý và vết cắt phải phẳng. + Thao tác mở gốc ghép Chọn vị trí để ghép cách mặt đất 10 - 15cm, dùng dao ghép cắt ngang vào gỗ một góc 20 độ so với thân (cắt nhẹ không được cắt quá sâu vào gỗ). Dùng dao cắt vát từ trên xuống tới chỗ cắt ngang, độ dài vết cắt 2 -3 cm. Chú ý chỉ vát phần vỏ khi gần đến chỗ cắt ngang mới cắt 1 lớp gỗ mỏng tới sát vết cắt ngang trước. + Đưa cành ghép vào gốc ghép và buộc dây nilon Đưa mắt ghép vào gốc ghép và chỉnh cho tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép trùng khít nhau, dùng dây nilon trắng, mỏng (dây rộng 1cm, dài 30cm) buộc từ dưới lên, buộc chặt và kín mắt để khi trời mưa hoặc tưới nước không ngấm vào trong mắt ghép được. d. Chăm sóc cây sau giai đoạn ghép Kiểm tra sau khi ghép từ 10 - 15 ngày có thể mở dây ni lông, sau đó cắt ngọn gốc ghép. Mầm ghép bật lên cần phá bỏ các mầm dại nảy mầm cùng thời điểm. 8.3 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ Mục đích: 1) Hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật trồng cây ăn quả 2) Hiểu mục đích và yêu cầu kỹ thuật chăm sóc từng giai đoạn cây ăn quả. Thời gian: 90 phút Vật liệu: Dụng cụ trồng cây ăn quả, một số mẫu cây giống trồng thực hành 8.3.1 Kế hoạch bài giảng Nội dung Phương pháp Thời gian (Phút) HDV giới thiệu nội dung, mục đích. Trình bày 05 Phần 1: Kỹ thuật đào hố trồng Chia nhóm thảo luận: 20 – 25 86
  10. Tổng hợp, trình bày Phần 2: Các kỹ thuật chăm sóc chính: Chia nhóm thảo luận 15 - 20 HDV tập hợp ý kiến và thảo luận 40 Trình bày và đặt câu hỏi Phần 3: Bón phân cho cây ăn quả. mở HDV tập hợp ý kiến và thảo luận Tổng hợp, trình bày 20 Chia nhóm thảo luận 15 Phần 4: Thực hành kỹ thuật 25 – 30 Trình bày, tóm tắt Phần 5: Tổng kết bài học 60 HDV tổng kết bài và đặt các câu hỏi mở cho HV 15 - 20 8.3.2 Thời vụ và khoảng cách trồng: Thích hợp nhất là Vụ xuân: Khoảng từ tháng 2 – tháng 4 tuỳ vùng sinh thái Vụ thu: Khoảng từ tháng 8 - tháng 10. Dao động tuỳ vùng sinh thái khác nhau. - Khoảng cách trồng tuỳ thuộc vùng sinh thái hay mục đích sử dụng: + Vùng trung du đồi núi 6m x 7m. + Vùng đồng bằng 5m x 6m. + Nếu trồng vườn cây mẹ (cây đầu dòng) để thu hái mắt ghép có thể trồng dày 2m x 3m. Để tăng hiệu quả sử dụng đất nên trồng thêm một cây ngắn ngày vào giữa khoảng cách cây, sau 5 - 6 năm khi cây giao tán sẽ tỉa bỏ dần. 8.3.3. Hố trồng, phân bón lót: Hố trồng được đào với kích thước rộng 0,6m, sâu 0,6m. Bón lót mỗi hố 15-20kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg Supe lân + 0,3kg Kali + 0,1kg vôi bột. Phân bón được trộn đều với đất cho xuống hố, vun ụ nổi so với mặt đất cao 20cm đối với vùng thấp, vùng cao có thể trồng sâu hơn. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân lân vi sinh với lượng 5 -7 kg/hố. 8.3.4. Cách trồng: Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, dùng dao sắc rạch và bỏ túi bầu ni lông, vun đất nén chặt xung quanh bầu. Tủ rơm rác khô xung quanh gốc 1 lớp dày 2-3 cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây một thùng nước. Những cây có lộc non thì cắt bỏ, vừa để tạo tán vừa chống mất nước cho cây. Sau trồng 20 ngày cây ổn định lấy dao rạch lớp ni lông chỗ vết ghép để cây phát triển. 8.3.5. Chăm sóc tạo tán: Trong tuần đầu tiên mỗi ngày tưới cho cây một lần vào sáng hoặc chiều. Sau đó cách 2, 3 ngày tưới 1 lần cho tới hết tháng. Khi cây đã hồi phục sẽ tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn ẩm. Trong giai đoạn cây chưa mang quả có thể bón thúc cho cây 0,5kg đạm + 0,5kg Kali + 1kg lân mỗi năm. Phân bón phải được chia làm nhiều lần. Có thể giải phân quanh tán và lấp đất hoặc hoà với nước tưới. Khi cành ghép cao 30-40 cm bấm ngọn để tạo thành cành cấp I, cành này dài 30-40cm bấm ngọn tiếp để tạo thành cành cấp II, từ đây sẽ tạo ra cành cấp III. Nên để 3-4 cành cấp I, 6-8 cành cấp II, 12-16 cành cấp III. Cây sẽ có bộ tán thấp hình mâm xôi. 8.4 Phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả Mục đích: 1. HV nhận biết các loại sâu, bệnh hại chính trên vườn trồng cây ăn quả. 3) Nắm được phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đối với một số cây ăn quả. Thời gian: 90 phút Vật liệu: Mẫu vật sâu và bệnh trên cây ăn quả 87
  11. a. kế hoạch bài giảng Nội dung Phương pháp Thời gian (Phút) HDV giới thiệu nội dung, mục đích của bài tập huấn Trình bày 05 Phần 1: Các loại sâu, bệnh hại chính Chia nhóm thảo luận: 20 – 25 + Các loại sâu chính, bộ phận bị hại HV cần thảo luận kỹ về + Bệnh chính trên vườn cây ăn quả các loại sâu, bệnh hại + Phương pháp phòng và trừ sâu bệnh hại đang chủ yếu 10 - 15 được áp dụng tại địa phương Kỹ năng tóm tắt Các nhóm trình bày kết quả thảo luận và HDV tổng HDV hướng dẫn HV 40 kết các ý kiến thảo luận quan sát mẫu vật Phần 2: Nhận biết các loại sâu hại chính và bệnh trên cây ăn quả 40 Lớp học hiện trường Phần 3: Nhận biết sâu bệnh hại. Chia nhóm học tập 60 Căn cứ điều kiện cụ thể trên vườn để bố trí lớp học hiện trường cho thích hợp Đối với vườn mới trồng sâu bệnh chính thường hại trên lá non, lộc non và gốc rễ: - Nhóm sâu chích hút: Bọ xít, rày, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ ... - Nhóm sâu ăn lá: Sâu đo, sâu cuốn lá, châu chấu, vòi voi - Bệnh hại lá: Xén mép lá, khô đầu lá, đốm lá ... - Hại gốc rễ: Mối, kiến, bọ cánh cứng .... Đối với sâu, bệnh trên lá phun 2 lần cho mỗi đợt lộc, lần 1 khi cây bắt đầu phát lộc, lần 2 khi lộc rộ có thể phun riêng hoặc phun phối hợp cả thuốc sâu và bệnh. + Trừ nhóm sâu chích hút: Dùng một trong các thuốc: Sherpa (0,1%), Trebon (0,1-0,2%), Depterex (0,2-0,3%), Pegasus (0,1%), Danitol (0,1-0,2%),. + Trừ nhóm sâu ăn lá: Dùng 1 trong các thuốc sau: Decis (0,1-0,2%), Sumicidin (0,1-0,2%), Padan (0,1-0,2%). + Trừ nhóm bệnh: Ridomil - MZ (0,2%), Anvil (0,2%), Bayfidan (0,2%), Score (0,1%), Aliette (0,3%). Đối với kiến, mối, bọ cánh cứng hại rễ, gốc: Sử dụng Basudin, Lidanfor, Sevidol để trị. Dùng một trong các loại thuốc trên, trộn 1 thuốc với 10 cát rắc xung quanh gốc và hố. Đối với vườn cây trưởng thành bệnh thối hoa hay xuất hiện vào tháng 12 gây hại trong tháng 1 và trong tháng 2 làm cho các chùm hoa thối khô, có mầu nâu. Thiệt hại do bệnh gây ra có khi làm giảm năng suất 80-100%. Phòng trừ phun Boóc đô (1%), Ridomil-MZ (0,2%), Anvil (0,2%). 88
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2