Kỹ Thuật Trồng Nhãn Hiệu Quả
lượt xem 5
download
Nhãn là cây á nhiệt đới và nhiệt đới. Nhãn được trồng ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấu khô hay đóng hộp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ Thuật Trồng Nhãn Hiệu Quả
- Kỹ Thuật Trồng Nhãn Hiệu Quả Nhãn là cây á nhiệt đới và nhiệt đới. Nhãn được trồng ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấu khô hay đóng hộp. I. THÔNG TIN CHUNG: Tên thường gọi: Nhãn Tên khác: Long nhãn, Quế viên Tên tiếng Anh: longan Tên khoa học: Dimocarpus longan Lour. Tên đồng nghĩa: Euphoria longana Thuộc họ: Bồ hòn - Sapindaceae Cây cao 5-10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét
- hẹp, dài 7-20 cm, rộng 2,5-5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhẫn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn Cùi nhãn khô hay long nhãn nhục (Arillus Longanae) dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩ m đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Trong tiếng Trung, cùi nhãn khô được gọi là viên nhục (圓肉), nghĩa là "cục thịt tròn". Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân. Ngoài ra long nhãn nhục cũng được dùng trong chế biến một số món chè. II. NHU CẦU SINH THÁI: 1. Đặc điểm của cây nhãn: Cây có thể cao to 10 - 15 m (nhãn Bắc). Trong Nam nhãn da bò có thể cao 6 - 7m (ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng). Nhãn long thường cao 3 – 4m. Ở Tiền Giang nhãn ra hoa từng chùm to, thường là hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa nhãn có năm cánh, màu trắng vàng. Gần đây với
- việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đã giúp cho một số giống nhãn ở Tiền Giang ra hoa cho trái 2 vụ/năm, nhất là giống nhãn long. 2. Ánh sáng: Nhãn là cây ưa trảng, nếu bị rợp cây cho trái ít. Chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt. 3. Đất: Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm ở Cái Bè trải dài đến vùng nhiễm mặn ở Gò Công. Tuy nhiên, nhãn thích nhất là đất cát, cát pha, đất cồn và phù sa ven sông. III. GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG: 1. Giống: Hiện nay ở Tiền Giang có 13 nhóm giống nhãn (theo Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam), nhưng chỉ có một số giống như: - Nhãn tiêu da bò: Có các giống như tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường ... là những giống nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có nhiều ưu điểm như cây phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm có thể cho 3 vụ trái. Trái chín có màu da bò, cơm khá dày hơi dai, ít nước, ngọt vừa, ít thơm. - Nhãn long: Là giống nhãn dễ trồng, cho năng suất cao, mỗi năm cho 2 vụ trái; nhưng phẩm chất không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm mỏng, nhiều nước ...
- - Nhãn giồng da bò: Trồng chủ yếu ở những vùng đất cát giồng, là giống nhãn có phẩm chất khá ngon, cơm ráo, dày cơm. Nhãn giồng mỗi năm chỉ cho 1 vụ trái nên năng suất không cao. Trong nhóm nhãn này hiện nay có giống nhãn xuồng cơm vàng được bà con khá ưa chuộng do rất dày cơm, trái to nhưng năng suất cũng không cao. Ngoài ra còn có các giống nhãn khác như Super, nhãn hồng, thái long tiêu, Dona, Hưng Yên ... có phẩm chất tốt như dày cơm, hạt nhỏ nhưng diện tích trồng không lớn. 2. Nhân giống: Có thể nhân giống bằng cách ương hạt hay tháp bo (mắt), tháp cành hay chiết cành. * Chiết cành: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất vì cây chiết có nhiều ưu điểm như mau cho trái, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, có bộ rễ ăn cạn nên thích hợp với vùng đất có mực thủy cấp cao như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, cây chiết cũng có mặt hạn chế là cây mau già, dễ bị đổ ngã nếu bị gió bão vì bộ rễ ăn cạn, phương pháp này có hệ số nhân giống thấp ... - Chiết cành: Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, có phẩm chất tốt, ít sâu bệnh. Chọn cành bánh tẻ (tiếp giáp phần già và phần non), không sâu
- bệnh từ nửa tán cây trở lên ngọn. Nếu chọn cành trong tán cây, cành vượt, thì sẽ lâu ra rễ, cây con khi đem đi trồng sẽ chậm phát triển. Dùng dao bén khoanh vỏ đoạn cành định chiết, bề rộng vết khoanh 1 - 2cm, cách ngọn cành 0,5 - 1m tùy theo giống. Đối với giống sinh trưởng mạnh như nhãn tiêu da bò thì chiết cành nhỏ, ngắn, còn giống sinh trưởng chậm như nhãn long, nhãn xuồng ... thì chiết cành lớn hơn. Bóc hết vỏ đoạn cành vừa khoanh, cạo sạch rồi dùng lá nhãn hoặc nylon quấn kín đoạn khoanh lại, một tuần sau lấy nylon ra và bó bầu. Bầu đất có thể làm bằng rơm trộn bùn non hoặc rễ lục bình, bột xơ dừa, tro trấu trộn phân mục... . Trong mùa mưa, dùng bột xơ dừa có lợi điểm là lâu mục và không quá ẩm thích hợp cho rễ phát triển. Sau 2 - 2,5 tháng kể từ khi bó bầu ta thấy rễ mọc ra nhiều. Khi rễ có màu vàng nâu là có thể cắt xuống giâm trong bầu đất hoặc giỏ tre, 15 - 30 ngày sau cây con sẽ ra đọt non trở lại. Đợi đến khi đọt này già đi mới đem trồng. Bầu đất để giâm cây con nên trộn với bột xơ dừa, một ít phân chuồng hoai mục giúp cây mau bén rễ. Cành chiết trước khi vô bầu đất nên được cắt bớt lá, mỗi cành chỉ chừa 2 - 3 cặp lá chét. * Tháp bo (mắt): Đây là phương pháp đang được nông dân Tiền Giang sử dụng để cải tạo những vườn nhãn cũ. Thường tháp bo nhãn tiêu da bò hoặc nhãn xuồng lên gốc long nhãn, sau khi xác định việc tháp bo đã thành công
- thì tiến hành cắt bỏ toàn bộ tán cây nhãn long phía trên chỗ tháp. Cây nhãn long 1 - 2 năm tuổi thì có thể tháp trực tiếp lên gốc, cây lớn hơn thì tháp lên cành, nhưng không nên tháp ở vị trí cao và cành lớn vì dễ bị tét, gãy nhánh sau này. Đối với gốc nhãn già thì cưa gốc để cây mọc tược non, khi các tược này già thì tháp bo lên được. Cành phát triển từ bo được tháp sẽ tăng trưởng nhanh gấp 2 - 3 lần so với trồng bằng cây con. IV. KỸ THUẬT TRỒNG: 1. Mùa vụ: Nếu có đủ nước tưới thì nên trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10 - 11 dl vì đến mùa nắng có đầy đủ ánh sáng cây sẽ phát triển tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 4 - 5 dl thì cần chú ý thoát nước vì nếu mưa nhiều đất bị lèn... nhãn bị chết do nghẹt rễ. 2. Chuẩn bị đất trồng: Bộ rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây. Do đó, muốn trồng nhãn cần chú ý đến việc bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ. Nên trồng nhãn trên mô , mô đất đắp thành hình tròn rộng 6 - 8 tấc, cao 5 - 7 tấc. Đất mô trộn với 10 - 15 kg phân chuồng hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân (nên sử dụng lân Ninh Bình hoặc lân Văn Điển) và nên chuẩn bị mô từ 15 - 30 ngày trước khi trồng. Do đất ở ĐBSCL thấp nên trồng cây ăn trái phải đào mương, lên
- liếp. Tùy theo độ cao của vườn mà đào mương sâu hay cạn, liếp rộng hay hẹp. Thường liếp rộng 8m, mương rộng 3 - 4 m, sâu 1 - 2 m. 3.Cách trồng: Khoảng cách: Nhãn tiêu thường được trồng với khoảng cách 8 - 10m, nhãn long 6 - 8m. Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, ổi, đu đủ hoặc trồng nhãn dày hơn với khoảng cách 4m/cây. Đến khi giáp tán thì tỉa bỏ cây giữa. Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây. V. CHĂM SÓC: 1. Đắp mô, bồi liếp: Trong 2 năm đầu, hàng năm cần đắp thêm đất khô vào chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Tới năm thứ 3 trở đi, hàng năm nên vét bùn non ở đáy mương bồi thêm mương một lớp mỏng 2 - 3 cm ngay sau khi làm gốc, bón phân, nếu trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì hàng năm nên bón thêm phân hữu cơ giúp đất thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ phát triển.
- 2.Làm cỏ, xới xáo: Cần thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, kết hợp xới xáo giúp thông thoáng, không dùng cuốc lưỡi và không xới sâu vì làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn nhãn nói riêng và vườn cây ăn trái nói chung. 3. Tưới tiêu: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt. Nhưng nhãn là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc, kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết. 4. Tỉa cành: Sau thu hoạch cần tiến hành tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành bị che khuất trong tán cây, cành vượt ... đồng thời bấm tỉa những cành vừa được thu trái để giúp cây ra tược non đồng loạt. Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón phân khác nhau. - Cây 1 - 3 năm tuổi: mỗi năm bón 1 - 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 - 20 - 15. Lượng phân này được chia đều làm 3 - 4 lần bón trong năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới.
- - Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng lớn lượng phân bón càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Trung bình, mỗi năm bón cho mỗi gốc 3 - 5kg loại phân PNK 15 - 10 - 15 hoặc 20 - 20 - 15. Hàng năm lượng phân bón tăng dần cho mỗi gốc từ 0,4 - 0,5kgN; 0,1 - 0,2 kg P2O5; 0,3 - 0,5 kg K2O bón vào các giai đoạn sau: + Trước khi ra hoa + Khi trái có đường kính 1cm, bông dài được 5 - 7 cm nên bón thêm phân NPK khoảng 100g/gốc giúp nuôi bông. + Trước thu hoạch 1 tháng + Ngay sau thu hoạch ở lần bón sau thu hoạch nên bón thêm 10 - 20kg phân chuồng hoai cho mỗi gốc, tưới thâm phân cá, phân ruốc ... sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, để cây mau hồi phục sau thu hoạch và giúp cây ra hoa đồng loạt, tăng độ lớn của trái cần phun thêm các loại phân phun qua lá như HVP, Komix, AC, Agrostim ... cách nhau 15 - 20 ngày/lần. Cách bón phân: Nên cuốc rãnh vòng quanh và cách gốc cây 1 - 1,5m, cho phân vào rãnh, lấp đất lại và tưới. Hoặc dùng cào 3 răng cào nhẹ đều trên
- mặt đất theo tán cây rồi rãi phân, tưới nước (cào cách gốc 1 - 1,5m). Cần lưu ý là không nên bón phân trước mùa lũ đến, phải cắt phân trước khi lũ về ít nhất là 1 tháng vì bón phân muộn, rễ còn non ngập nước dễ bị hư thối gây chết cây. VI. XỬ LÝ RA HOA Trước khi xử lý ra hoa tiến hành cắt bớt đọt của cành cũ (đoạn đọt cần cắt dài trung bình từ 10 - 20cm). Đối với cây già thì cắt ngắn, cây tơ sung thì cắt dài hơn, đồng thời nên xới xáo đất, bón phân cho cây. Phân bón giai đoạn này cần chú ý tăng đạm, lân và kali. Có thể sử dụng phân NPK 16 - 16 - 8 hoặc 20 - 20 - 15 bón gốc, đồng thời phun lên lá phân 15 - 30 - 15, phân bón lá AC, Agrostim ... . Tưới nước thường xuyên để cây nhanh ra đọt. Sau khi xử lý 10 - 15 ngày cây sẽ ra đọt. Thời gian ra đọt thay đổi tùy theo mùa và tình trạng cây. Mùa nắng cây ra đọt nhanh hơn mùa mưa dầm, cây sung ra đọt nhanh hơn cây suy. Khi đọt già thì thúc cây ra đợt đọt thứ 2 bằng cách bón phân giàu đạ m và kali như NPK 20 - 0 - 10, hay phun MKP (0 - 52 - 34) để lá mau trưởng thành, phối hợp phân phun qua lá như ở lần trước. Khi đợt đọt này có màu xanh lá lụa thì tiến hành khoanh vỏ các cành định cho ra hoa. Cần chú ý là chỉ khoanh 2/3 đến 3/4 số cành có trên cây chừa lại một số cành để nuôi rễ.
- Tránh khoanh gốc vì như vậy cây sẽ bị suy kiệt và chết. Bề rộng vết khoanh từ 5 - 10 mm. Sau khi khoanh vỏ 10 ngày phun thêm KNO3 với liều lượng 100gr cho 1 bình 10 lít nước giúp hoa ra đồng loạt và từ 20 - 25 ngày sau nên phun thêm thuốc tăng đậu quả giúp chùm bông dài hơn, số hoa lưỡng tính nhiều hơn. Trước khi khoanh vỏ không nên bón thêm phân, nhất là phân đạm vì như vậy sẽ làm cho cây ra lá nhiều hơn ra hoa. Chú ý: 1. Sau khi khoanh vỏ khoảng 20 ngày phía dưới vết khoanh sẽ mọc lên từ 1 - 4 tược non nên cắt bỏ và chỉ chừa 1 tược, phòng khi cây gặp điều kiện bất thường da không liền lại được ta có thể ghép áp bằng cách lạn một lớp mỏng trên vỏ của cành non và trên thân của cành cho trái tạo một cầu nối vận chuyển dinh dưỡng nuôi rễ, chỉ cắt bỏ cành tược này khi da đã liền lại. 2. Kiểm tra vết khoanh thường xuyên, nếu liền da cây sẽ ra lá. Tránh khoanh đi khoanh lại dễ làm hư bông. 3. Khi bông dài được 5 - 7 cm nên bón thêm phân NPK khoảng 100 g/gốc giúp nuôi bông và bón phân trở lại khi trái có đường kính 1cm.
- Hiện nay, trên thị trường có bán loại hóa chất có tên là Potasium Chlorate (KClO3) có thể giúp cho nhãn ra hoa mà không cần phải khoanh vỏ. Khi đọt nhãn có màu xanh lá lụa, đợi vài ngày sau đó pha 30g KClO3 trong 8 lít nước tưới chung quanh gốc nhãn có đường kính tán cây 1m. Cây càng lớn thì pha KClO3 càng nhiều, khoảng 25 - 30 ngày sau cây sẽ ra hoa tùy theo mùa và sức khỏe của cây. KClO3 là hoá chất có thể gây cháy, khi sử dụng phải hết sức cẩn thận. VII. SÂU BỆNH a. Sâu: 1. Bọ ăn lá: Bọ tấn công trên cây mỗi khi ra đọt non làm mất diện tích lá, cây chậm phát triển. Bọ thường ăn lá vào ban đêm gây hại rất nhiều trong mùa mưa trên nhãn tơ. Phòng trị: Phun các loại thuốc như Cymbush 5EC liều từ 8 - 10cc/bình 8 lít nước mỗi khi cây ra đọt dài 3 - 5cm vào lúc chiều tối. 2. Sâu đục trái: (Acrocercops cramerella): Sâu tấn công trên liều loại trái như: nhãn, chôm chôm, ổi ... từ khi trái còn non đến khi trái lớn. Sâu đục trái, đôi khi vào tới bên trong hạt, miệng lỗ đục có thể thấy một ít chất thải của sâu. Vết đục thường là nơi tiếp giáp giữa 2 trái, cuống trái.
- Phòng trị: Thu dọn những trái bị hại đem tiêu hủy. Phun thuốc có tính nội hấp sau khi đậu trái khoảng 15 ngày. Nếu thấy có sâu hại thì phun thêm 1 vài lần nhưng phải ngưng thuốc trước khi thu hoạch 2 tuần. Dùng Karate liều 8cc/bình hoặc Fastac 8cc/bình, Sumicidin 8 - 16cc/bình, Polytrin 8 - 15cc/bình, Oncol 20 - 25cc/bình 8 lít nước để phun (xịt). 3. Bọ xít: (Tessaratoma longicorn): Bọ xít có màu vàng nâu; chích hút đọt non, cuống hoa, trái non làm hoa và trái non bị rụng. Trong những năm gần đây bọ xít gây hại nặng trên các vườn nhãn làm giả m năng suất đáng kể. Phòng trị: Dùng các loại thuốc như Fastac với liều 8 - 10cc/bình, Sumicidin 8 - 10cc/bình, Trebon 8 - 15cc/bình, Fenbis, Hopsan 15 - 20cc/bình (bình = 8 lít nước) để phun khi thấy bọ xít xuất hiện. 4. Rệp sáp: (Pseudococcus sp): Rệp có lớp sáng phủ bên ngoài, rệp chích hút ở cuốn trái đọt non, dưới mặt lá ... lá trái bị nhiệ m nặng sẽ kém phát triển và thường hay bị nấ m bồ hóng Phòng trị: Dùng các loại thuốc như: Supracide 20 cc/bình, Pirinex 15 - 20 cc/bình, Lanate 20 cc/bình 8 lít nước, có thể kết hợp với chất bám dính để phun.
- 5. Sâu đục gân lá: (Acrocecrops hierocosma Meyer): Sâu non đục vào gân chính của lá non, vết đục từ chóp lá dần về cuốn lá làm lá bị hư, không phát triển được, ảnh hưởng đến các đọt cành và sự ra hoa của cây nhãn. Phòng trị: Tỉa cành cho cây ra đọt non đồng loạt. Phun thuốc cho cây khi vừa ra đọt non, có thể dùng Politrin với liều 8 - 10cc/bình hay Confidon 5 - 10cc/bình 8 lít để phun b. Bệnh: 1. Bệnh đốm rong lá: (Rong Cephaleuros virescens): Bệnh gây hại khá nặng trên lá, nhất là lá trưởng thành trong những tháng mưa ẩm. Vết bệnh thường xuất hiện ở mặt lá, mặt dưới vết bệnh có màu nâu nhạt đến sậm, mô lá bị hoại, tùy mức độ tấn công của rong, trên lá nếu có nhiều đố m bệnh sẽ làm lá vàng, rụng sớm. Phòng trị: Dùng các loại thuốc có gốc đồng: CopperB, Copper Zine ... để phòng trị, liều lượng theo sự hướng dẫn của nơi sản xuất. 2. Đốm bồ hóng: (Nấ m Melliola commixta): Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá, vết bệnh hình tròn, màu đen. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá hơi thâm đen.
- Phòng trị: Phun các loại thuốc gốc đồng hay bột lưu huỳnh, nồng độ 20g/bình 8 lít. 3. Bệnh khô cháy hoa: (Nấm Phyllostista hoặc Pestalotia sp): Cánh hoa có những vết đen nhỏ bằng đầu kim gút, làm cho hoa vị vàng, sau đó khô và rụng đi. Phòng trị: Phun thuốc có gốc đồng hoặc Benomyl 50WP nồng độ 10 – 20g/bình 8 lít. 4. Bệnh phấn trắng: (Oidium sp.): Hoa bị bệnh sẽ xoắn vặn, khô cháy. Trái non bị bệnh sẽ nhỏ, có màu nâu, vỏ trái đóng phấn trắng, nhất là vùng gần cuống. Trái lớn bị bệnh thường bị thối nâu lan dần đến cả trái, thịt trái thối nhũn, chảy nước. Vườn thông thoáng, có ánh nắng xuyên qua tán lá sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh. Phòng bệnh: Phun bột lưu huỳnh nồng độ 20g/bình 8 lít hoặc Benomyl hay Topsin M 10 - 20g/bình 8 lít nước. Có thể phun thuốc từ khi trái còn non khi thấy bệnh xuất hiện. 5. Bệnh thối trái: (Phytophthora sp.): Bệnh gây hại năng lúc mưa dầm vào mùa thu hoạch, bệnh làm thất thu năng suất rất lớn, nhất là trên các vườn nhãn trồng dày.
- Phòng trị: Bằng Aliette 80WP, Curzate - M8 72WP, Ridomil 72WP ở nồng độ 25 - 30g/bình 8 lít nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Kỹ Thuật Trồng Lan
8 p | 588 | 216
-
Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật cải tạo và chăm sóc sau ghép vườn cây ăn quả
5 p | 311 | 84
-
Kỹ thuật trồng cây nhãn
9 p | 299 | 76
-
Những kỹ thuật trồng cây hoa cúc
12 p | 326 | 75
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc
4 p | 303 | 65
-
Kỹ thuật trồng lan cắt cành
8 p | 243 | 48
-
Kỹ thuật trồng và ghép cây trám đen
5 p | 253 | 44
-
Kỹ thuật trồng một số loại cây ăn quả
11 p | 293 | 32
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Trạch
8 p | 217 | 29
-
Kỹ thuật trồng cây bơ
4 p | 168 | 26
-
Kỹ thuật trồng đậu cove – Ths Trần Thị Ba
11 p | 174 | 21
-
Kỹ Thuật Trồng Bầu Hiệu Quả
2 p | 117 | 19
-
Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng xen
3 p | 100 | 8
-
Xử Lý Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Hiệu Quả Bước Đầu
3 p | 55 | 6
-
Kỹ Thuật Trồng Giống Ổi Trắng Số 1
4 p | 96 | 6
-
Hiệu quả kinh tế của các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
6 p | 10 | 3
-
Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành đến sự ra hoa, đậu quả và năng suất nhãn tại tỉnh Sơn La
6 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn