intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM MÁU

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

111
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Huyết học. 1.1. HC, HST, hematocrit: giảm rõ rệt khi có suy thận từ độ IIIa trở đi; mức độ giảm này tỷ lệ thuận với giai đoạn suy thận, nhiều trường hợp HC chỉ có 1 triệu. 1.2. BC: tăng về số lượng, BC đa nhân trung tính tăng, CTBC chuyển trái, fibrin tăng thường gặp trong viêm thận-bể thận cấp và mãn, nhiễm khuẩn tiết niệu. 1.3. Đông máu: Có thể có rối loạn đông máu trong suy thận giai đoạn cuối. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM MÁU

  1. XÉT NGHIỆM MÁU 1. Huyết học. 1.1. HC, HST, hematocrit: giảm rõ rệt khi có suy thận từ độ IIIa trở đi; mức độ giảm này tỷ lệ thuận với giai đoạn suy thận, nhiều trường hợp HC chỉ có > 1 triệu. 1.2. BC: tăng về số lượng, BC đa nhân trung tính tăng, CTBC c huyển trái, fibrin tăng thường gặp trong viêm thận-bể thận cấp và mãn, nhiễm khuẩn tiết niệu. 1.3. Đông máu: Có thể có rối loạn đông máu trong suy thận giai đoạn cuối. 2. Sinh hoá. 2.1. Urê: là một nitơ phi protein có phân tử lượng 60,1. Urê là sản phẩm của chuyển hoá đạm, được đào thải chủ yếu qua thận. Bình thường nồng độ urê 1,7 - 8mmol/l (10-50mg/l). Khi suy thận, mức lọc cầu thận < 60 ml/phút thì nồng độ urê máu tăng. Có nhiều yếu tố ngoài thận ảnh hưởng tới nồng độ urê máu: ăn nhiều protid, xuất huyết tiêu hoá, sốt, dùng một số thuốc tăng dị hoá như corticoid... Bản thân urê không độc hoặc rất ít độc, nhưng các chất nitơ phi protein khác lại rất
  2. độc. Khi urê trong máu tăng thì các nitơ phi protein khác cũng tăng. Định lượng urê lại đơn giản dễ thực hiện nên cần định lượng urê máu để đánh giá theo dõi mức độ suy thận. 2.2. Creatinin: cũng là một nitơ phi protein được đào thải qua thận. Bình thường nồng độ creatinin trong máu là 44 - 106 mol/l (0,5 - 1,5mg/dl). Khác với urê, creatinin không phụ thuộc vào các yếu tố ngoài thận, nên nồng độ creatinin máu có một ý nghĩa rất quan trọng được dùng để đánh giá chức năng thận chính xác hơn urê. Lâm sàng nồng độ creatinin máu được coi là tiêu chuẩn chính để đánh giá bệnh nhân dã suy thận chưa và suy thận giai đoạn nào. 2.3. Protein: bình thường nồng độ protein toàn phần trong huyết tương là 60 - 80 g/l, trong đó albumin là 45 - 55 g/l, globulin là 25 - 35 g/l, tỷ lệ albumin/globulin (A/G) là 1,3 - 1,8. Trong các bệnh thận mãn tính thì protein trong máu giảm do mất qua nước tiểu; rối loạn tổng hợp protein, chế độ ăn hạn chế protein. Đặc biệt là trong hội chứng thận hư, protein máu giảm được coi là một trong hai tiêu chuẩn chính chẩn đoán bệnh (protein máu < 60g/l và albumin < 30g/l, tỷ lệ Al/G < 1, alpha2-globulin tăng trên 12%). 2.4. Các chất mỡ: trong một số bệnh thận đặc biệt là trong hội chứng thận hư thấy thành phần một số các chất mỡ tăng lên (lipid máu toàn phần, cholesterol, triglycerid). Nên được dùng các xét nghiệm định lượng các thành phần trên trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận.
  3. Lưu ý: - Cholesterol bình thường thay đổi tăng theo tuổi: < 30 tuổi: < 5,2mmol/l. < 40 tuổi: < 5,7mmol/l. > 40 tuổi: < 6,2mmol/l. Nên khi nhận định đánh giá kết quả phải dựa vào yếu tố này. - Triglycerid bình thường < 2,3 mmol/l. Các chỉ số trên tăng khi vượt quá giới hạn bình thường thường gặp trong hội chứng thận hư. 2.5. Các chất khác. - Axit uurric: là sản phẩm giáng hoá cuối c ùng của nucleoprotitd. Bình thường nam < 420mol/l, nữ < 360mol/l; tăng trong bệnh viêm thận, suy thận, sỏi thận. - Các chất điện giải: một số chất điện giải liên quan tới bệnh thận nên cũng được xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh thận. - Natri: bình thường 135-145mmol/l, natri giảm trong bệnh viêm tổ chức kẽ ống thận mãn tính, suy thận cấp giai đoạn đái nhiều, điều trị bằng thuốc lợi niệu kéo
  4. dài. Natri tăng trong viêm thận có phù. - Kali: kali bình thường 3,5-5mmol/l, tăng khi > 5mmol/l gặp trong viêm thận, đái ít, nhất là khi có vô niệu. Nguyên nhân tăng K+: nhiễm toan, chảy máu tiêu hoá, hủy hoại tế bào nhiều (có ổ mủ trong cơ, ăn nhiều thức ăn có K+) đặc biệt trong suy thận giai đoạn cuối, khi K+ máu > 6,5 mmol/l sẽ dẫn đến ngừng tim do rung thất, là nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân suy thận mãn. Lưu ý: kali có thể tăng khi mà: - Lấy máu buộc garo quá chặt gây toan tổ chức tại chỗ. - Tan máu do bơm phụt máu vào ống nghiệm quá mạnh. - Tăng tiểu cầu > 700.000/mm3. 3. Miễn dịch. Có nhiều phương pháp, hiện nay thường được dùng: 3.1. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang (Immunofluorescence): dùng kháng thể tương ứng được đánh dấu bằng một chất phát ánh sáng huỳnh quang để nhuộm các tiêu bản sinh thiết thận và quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Trường hợp kết
  5. quả dương tính sẽ thấy hình ảnh lắng đọng các globulin miễn dịch gồm các kháng thể (thường là các tự kháng thể) bên trong các mao mạch cầu thận. Thường gặp trong các bệnh kháng thể kháng màng nền cầu thận và viêm cầu thận qua trung gian phức hợp miễn dịch. Đây là dặc trưng cho những bệnh thận mắc phải tiên phát. 3.2. Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate specific antigen, PSA): được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc cho những bệnh nhân nam giới > 50 tuổi. + Chỉ định: - Giám sát quá trình diễn biến và mức độ đáp ứng với điều trị của K tiền liệt tuyến. - Giám sát các bệnh nhân bị phì đại lành tính tiền liệt tuyến nhằm phát hiện sớm K tiền liệt tuyến. + Phương pháp tiến hành: Dựa trên nguyên lý chính là mối tương tác đặc hiệu giữa kháng nguyên kháng thể. Hai kháng thể được xử dụng là Kháng thể bắt giữ và Kháng thể đánh dấu. Hai kỹ thuật được dùng phổ biến là Kỹ thuật miễn dịch hấp phụ enzym (enzyme linked immunosorbent assay, ELISA) và kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (Radioimmunoassay, RIA).
  6. + Kết quả: PSA < 4ng/dl: thường gặp ở người có tiền liệt tuyến bình thường. PSA < 10ng/dl: thường gặp trong phì đại lành tính tuyến tiền liệt. PSA > 10 ng/dl: hướng nhiều tới K tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh lý tuyến tiền liệt cần phải phối hợp đồng bộ nhiều phương pháp chẩn đoán và theo dõi bệnh. 3.3. Các xét nghiệm miễn dịch dùng trong ghép thận: Ghép thận là phương pháp tối ưu để điều trị thay thế thận suy. Muốn thực hiện được kỹ thuật này cần phải có nhiều tiêu chuẩn. Trong đó các tiêu chuẩn về miễn dịch là vô cùng quan trọng không thể thiếu được. Những xét nghiệm miễn dịch bao gồm: + Nhóm máu A, B, O: được Landsterner phát hiện từ năm 1900, nhờ vậy mà người ta tiến hành thuận lợi trong truyền máu và trong ghép tủy xương, ghép tạng. Vì trên bề mặt hồng cầu thuộc các nhóm máu khác nhau có quyết định các tính kháng nguyên khác nhau được gọi là kháng nguyên của nhóm máu, chúng không gây ra đáp ứng miễn dịch ở người có cùng nhóm máu, nhưng chúng lại gây ra đáp ứng miễn dịch ở người không cùng nhóm máu. Cho nên trong ghép thận người nhận và người cho phải có cùng nhóm máu.
  7. + Đọ chéo (crossmatch): Đọ chéo giữa người cho và người nhận phải (-) ở 37oC 22oC và 4oC) . Đây là phản ứng giữa huyết thanh người nhận với tế bào lympho T và B của người cho, và ngược lại huyết thanh của người cho với tế bào lympho T và B của người nhận. Nếu phản ứng (+) th ì không ghép được, nếu ghép sẽ xảy ra phản ứng tối cấp. + Tiền mẫn cảm trước ghép với người nhận thận, tức là tìm kháng thể chống mảnh ghép. - Nguyên lý: Lấy máu của 20 người, tách lấy tế bào lympho. Lấy huyết thanh của người nhận cho kết hợp với 20 loại tế bào lympho thực chất ta đang tìm huyết thanh bệnh nhân có kháng thể không. Nếu có kháng thể thì kháng thể bám vào tế bào lympho và cho bổ thể vào tế bào lympho sẽ chết và phát màu xanhtrypam. Nếu tế bào sống (không có kháng nguyên + kháng thể thì sáng bình thường). - Kỹ thuật tiến hành: Cho bạch cầu lympho của 20 người vào 20 giếng khác nhau và cho huyết thanh bệnh nhân vào 20 giếng đó, để 30 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó cho bổ thể thỏ (huyết thanh của 20 con thỏ) để 60 phút. Đọc kết quả: tính xem huyết thanh của bệnh nhân giết được bạch cầu của bao nhiêu người.
  8. - Nếu giết được bạch cầu của 2 người ta có 2/20 = 10%. - Nếu giết được bạch cầu của 4 người ta có 4/20 = 20%. Nếu  20% là tốt, ghép được. Nếu độ tiền mẫn cảm cao > 20% không ghép được, nếu ghép sẽ có thể xẩy ra thải ghép tối cấp. + HLA (human lymphocyte antigen): đầu tiên tìm thấy trên bạch cầu lympho người nên gọi là kháng nguyên bạch cầu người, về sau nó còn có mặt trên tất cả các mô, bạch cầu, tiểu cầu (trừ trên hồng cầu) nên còn gọi là kháng nguyên hoà hợp tổ chức. Nó có ý nghĩa quan trọng trong ghép các cơ quan, trong đó có ghép thận. Ở người, các kháng nguyên này được mã hoá bởi một đoạn nhiễm sắc thể số 6. Trên người có trên 150 loại HLA. Gồm HLA-A: 17 kháng nguyên; HLA-B: 31 kháng nguyên; HLA-C: 8 kháng nguyên; HLA-D: 11 kháng nguyên. Được chia làm 2 lớp: - HLA-A, HLA-B, HLA-C: gọi là lớp một, có trên bề mặt tất cả các tế bào có trong cơ thể, được phát hiện bàng kháng thể với kỹ thuật định típ mô. - HLA-D (gọi là lớp 2): chỉ có trên tế bào lympho B, đại thực bào, các tế bào thượng bì, trung bì, được phát hiện bằng nuôi cấy lymphocyt hỗn hợp và các kỹ
  9. thuật huyết thanh học. Trong ghép thận, mức độ phù hợp của các kháng nguyên HLA là quan trọng, nhất là đối với người cho thận là người sống. Các kháng nguyên lớp 2 quan trọng hơn lớp 1 trong việc xác định sự sống còn của quả thận ghép. - Nếu các kháng nguyên HLA của người nhận và người cho giống nhau hoàn toàn là hoà hợp tổ chức 100%, được gọi là identical. - Nếu chỉ có 50% giống nhau được gọi là Haplotyp. Tốt nhất là hoà hợp tổ chức 100%, tối thiểu là 50%, thấp hơn 50% thường không được ghép với người cho là người sống. Thực tế ghép thận ở Việt Nam đ ã áp dụng nghiêm ngặt các chỉ tiêu này. Ngoài ra, một số xét nghiệm miễn dịch khác cũng đ ược sử dụng trong chẩn đoán khi có nghi ngờ bệnh lao thận-tiết niệu: - Phản ứng Mantoux. - PCR (polymerase chain reaction): là kỹ thuật sinh học phân tử khuyếch đại đặc hiệu ADN của trực khuẩn lao. - Glutahydrat là xét nghiệm xác định fibrinogen và gamma globulin trong huyết thanh bệnh nhân có lao thận. - Test xác định kháng thể kháng nguyên của BCG (IgM, IgG, IgA).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2