Lãnh đạo – Nhà điêu khắc tài năng
lượt xem 4
download
Trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, ko thể ko kể đến 2 tác phầm có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong các thể loại bích họa, đó là “Chúa sáng tạo ra thế giới” và “Sự phán xét cuối cùng”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lãnh đạo – Nhà điêu khắc tài năng
- Lãnh đạo – Nhà điêu khắc tài năng
- Trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, ko thể ko kể đến 2 tác phầm có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong các thể loại bích họa, đó là “Chúa sáng tạo ra thế giới” và “Sự phán xét cuối cùng”. Để đạt đến tầm ảnh hưởng lớn như vậy, đó là nhờ sự tài năng của tác giả – là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư Michaelangelo (sống vào thời kì phục hưng Italia). Nhắc đến ông, không thể không nhắc đến câu nói rất nổi tiếng của ông : “Bên trong mỗi khối đá xù xì đều ẩn chứa một kiệt tác điêu khắc”. Đây là điều không thể phủ nhận khi những tác phẩm nghệ thuật ra đời chính bởi tài năng của những nhà điêu khắc – những con người đã thổi hồn vào những khối đá tưởng chừng thô ráp xù xì bằng chính tâm hồn, khối óc, cặp mắt và đôi tay của chính họ. Và đây cũng chính là hình mẫu của những nhà lãnh đạo tài năng – những nhà điêu khắc “con người” tài giỏi. Hãy thử quay lại với bài tập chia động từ ở thì tương lai trong tiếng anh, khi mà những nhân viên chính là những “động từ” cần chia. Hãy đặt họ vào “thì tương lai” đó, để thấy được những khả năng tiềm ẩn của họ và trao cho họ sự tin tưởng của một nhà lãnh đạo sáng suốt. Nếu chỉ tuyển nhân viên dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ họ đã trải qua, những thành tích trong quá khứ họ đã đạt được, những kĩ năng họ đang thể hiện, tất cả chỉ mới ở “thì quá khứ” và “thì hiện tại”, và đó chưa phải là “đáp án” đúng của một nhà lãnh đạo “giỏi” mà chỉ đơn thuần là một nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo “giỏi” là khi họ dám đặt nhân viên của mình trong “thì tương lai” để nhìn thấy những tố chất tiềm tàng ẩn sâu trong con người
- kia, thậm chí khai thác ra những khả năng mà chính người nhân viên đó còn chưa nhận ra được ở chính bản thân mình. Muốn thực hiện được tất cả những điều đó, nhà lãnh đạo không những cần nhiệt tình với nhân viên mà thậm chí bên trong sự nhiệt tình đó phải cần có sự sáng suốt trong đánh giá và sâu sắc trong quan sát. Không chỉ dựa vào những công cụ đánh giá năng lực thông thường như các bài phỏng vấn, các bài kiểm tra, mà người lãnh đạo “giỏi” còn cần nhạy bén và tính tế, thậm chí là có đôi chút mạo hiểm trong việc đưa ra những lĩnh vực mới để người nhân viên có thể thử sức, để rồi đó chính là công cụ giúp khơi dậy và phát triển những khả năng tuyệt vời nơi người nhân viên này.
- Một con chim muốn sải cánh tự do tung bay trên bầu trời cần có sự nhẫn nại phát triển theo từng giai đoạn, và một người nhân viên cũng vậy, nhất là khi họ muốn trở nên xuất sắc, họ còn cần có sự tin tưởng và kiên trì từ phía lãnh đạo của họ. Để có được những kĩ năng đó, không phải tự nhiên mà có hay là năng khiếu bẩm sinh, mà đó là cả một kĩ năng cần rèn luyện đầy cố gắng đầy thử thách và cần được nuôi dưỡng. Không ai là toàn vẹn, kể cả nhà lãnh đạo. Họ hoàn toàn có thể mắc sai lầm khi nhìn người, khi bố trí công việc… nhưng điều quan trọng nhất không bao giờ họ được để mất, đó chính là “lòng tin” ở con người. Có “lòng tin” thì mọi việc sẽ tốt đẹp, sẽ biến cái tưởng chừng “không thể” thành “có thể”, vì họ chính là những nhà điêu khắc tài ba – chủ nhân của những kiệt tác từ những khối đá ban đầu tưởng vô hồn và vô dụng Nhà lãnh đạo tài ba – Anh là ai Nhắc tới bất kì một công ty nào, người ta thường quan tâm lãnh đạo công ty đó là ai, có những thành tích gì nổi bật hay một nét cá tính nào đó gây ấn tượng để dễ dàng nhận ra. Ở các công ty, lãnh đạo luôn là đầu tàu, được chú ý nhiều nhất bởi họ là người đưa ra từng đường đi nước bước cho công ty. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn
- không biết làm thế nào để đánh giá hiệu quả công việc của người lãnh đạo, thậm chí ngay các sếp nhiều khi cũng tự hỏi liệu mình đã làm tốt công việc hay chưa? Sau đây là một số tiêu chí giúp bạn có cái nhìn toàn diện, đúng đắn hơn về người lãnh đạo của mình hay phấn đấu để trở thành nhà lãnh đạo tài ba: Sự tôn trọng Tiêu chí này không chỉ nói đến sự tôn trọng của người khác đối với lãnh đạo mà còn từ chiều ngược lại, sự tôn trọng của sếp giành cho mọi người xung quanh. Điều quan trọng đối với một nhà lãnh đạo là phải có được sự tôn trọng của mọi người. Một số vị sếp thường ép nhân vien phải tôn trọng họ trong khi, thực tế, những việc họ làm chỉ khiến mọi người chướng tai gai mắt. Sự tôn trọng mang tính ép buộc nhiều khi chỉ là “hữu danh vô thực” bởi nó xuất phát từ sự chân tình chứ không nên do sợ sệt mà có. Cư xử lịch thiệp Một người lãnh đạo chuyên nghiệp luôn có cách ứng xử tuyệt vời trong mọi tình huống, đặc biệt là với chiến hữu của mình. Đừng tự cho mình cái quyền làm sếp mà thô lỗ, chửi mắng nhân viên. Hãy học cách cư xử lịch thiệp, để nhân viên của bạn cảm thấy họ đã đặt niềm tin đúng chỗ. Chắc chắn, họ sẽ tận tâm tận lực với bạn dù công ty gặp bất kỳ vấn đề gì.
- Khiếu hài hước Khi nhìn nhận một vấn đề, người làm sếp nên có cái nhìn tích cực và tìm sự vui vẻ, hài hước trong đó. Cuộc tranh luận nảy lửa về một vấn đề hóc búa khiến nhân viên căng thẳng nhưng lúc đó, nếu có sự dí dỏm, hài hước từ sếp, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn và biết đâu, công việc sẽ có cơ hội thành công nhanh hơn. Bởi sự hài hước có thể giúp mọi người tránh được căng thẳng và sẽ có được sự sáng suốt để giải quyết vấn đề. Tinh thần trách nhiệm cao Nhà lãnh đạo tài ba sẽ luôn tìm cách đương đầu với thử thách mà không hề trốn tránh. Khi gặp khó khăn, thất bại, họ sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm để cùng
- tìm hướng khắc phục chứ không phải đổ lỗi cho nhân viên hay tìm cách gạt lỗi cho những người cùng cấp. Nên nhớ, dù là sếp, bạn cũng không phải là người hoàn hảo lúc nào cũng phải đúng. Cũng có lúc sếp mắc sai lầm nhưng điều căn bản là biết phần trách nhiệm của mình đến đâu và tìm hướng giải quyết. Ham học hỏi Người lãnh đạo càng giỏi giang bao nhiêu thì càng khiêm tốn bấy nhiêu. Họ không bao giờ tỏ ra tự cao tự đại, ta đây hơn người về mọi mặt mà ngược lại luôn ham muốn học hỏi không ngừng. Trên đây chính là mười phẩm chất cần thiết để đánh giá về một nhà lãnh đạo. Nếu bạn là một nhân viên, hi vong rằng sếp của bạn sẽ có những phẩn chất trên, nếu bạn là một người quản lí, hãy rèn theo những tiêu chí trên để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời nhé.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 4)
4 p | 332 | 152
-
Năm vai chính của một nhà lãnh đạo tài ba
5 p | 296 | 150
-
Bản chất của lãnh đạo - chương 1
26 p | 399 | 109
-
Những chú ý trong quá trình rèn luyện để trở thành lãnh đạo
5 p | 224 | 61
-
Học kỹ năng - điều kiện để lãnh đạo doanh nghiệp giỏi
4 p | 188 | 56
-
36 lời khuyên cho lãnh đạo
6 p | 165 | 42
-
Bài giảng chuyên đề: Kỹ năng giao việc - ủy quyền
35 p | 187 | 40
-
BẢN LĨNH NHÀ LÃNH ĐẠO
5 p | 157 | 34
-
NHỮNG PHẨM CHẤT LÀM NÊN NHÀ LÃNH ĐẠO (PHẦN 4)
8 p | 161 | 29
-
36 lời khuyên cho các lãnh đạo
8 p | 106 | 27
-
Sức hút của nhà lãnh đạo
5 p | 128 | 22
-
Những phẩm chất cần có của một lãnh đạo
3 p | 124 | 21
-
9 điều lãnh đạo không nên nói với nhân viên
3 p | 101 | 18
-
Điều gì đã làm nên một nhà điều hành hiệu quả?
31 p | 122 | 12
-
Nhà lãnh đạo và động lực thúc đẩy
4 p | 124 | 9
-
Điều gì giúp làm nên một nhà điều hành hiệu quả?
37 p | 79 | 6
-
Lãnh đạo dưới áp lực
4 p | 74 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn