intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử chiếc bàn ủi

Chia sẻ: Lê Phước Cửu Long | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bàn ủi (bàn là) là một vật dụng hết sức quen thuộc và cần thiết đối với mỗi gia đình. Đây là công cụ làm phẳng những nếp nhăn của vải giúp quần áo trở nên gòn gàng hơn. Mời tham khảo để hiểu hơn về sự hình thành và phát triển của bàn ủi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử chiếc bàn ủi

  1. [Mỗi tuần 1 phát minh] Lịch sử chiếc bàn ủi Thảo luận trong 'Khoa học' bắt đầu bởi ndminhduc, 5/1/14. Trang 1 / 3123Sau > 1. ndminhduc 12 Bàn ủi (bàn là) là một vật dụng hết sức quen thuộc và cần thi ết đối v ới mỗi gia đình. Đây là công cụ làm phẳng những nếp nhăn của vải giúp quần áo trở nên gọn gàng hơn. Hiện nay, bàn ủi đã trở thành vật dụng sinh hoạt không th ể thi ếu trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: Người xưa làm cách nào để làm phẳng quần áo? Bàn ủi được phát minh như thế nào? Nó có lịch sử phát triển ra sao? Chuyên mục " mỗi tuần 1 phát minh" tuần này tiếp tục đưa các bạn trở về hơn 2000 năm về trước, vào thời La Mã cổ đại để nhìn lại sự hình thành và phát triển của bàn ủi nhằm trả lời các thắc mắc bên trên nhé. Thời cổ đại - Các công cụ làm phẳng trang phục thuở sơ khai Từ hàng nghìn năm trước, con người đã có nhu cầu loại bỏ nếp nhăn hoặc tạo các nếp gấp trên quần áo. Vào thời Hy Lạp cổ đại (năm 400 trước CN) việc ủi quần áo thường được thực hiện bởi các nô lệ do tính chất công việc khá nặng
  2. nhọc và mất thời gian. Đó là một nhu cầu xa x ỉ c ủa t ầng l ớp th ượng l ưu do ch ỉ những người giàu mới sở hữu nhiều quần áo và nô lệ. Thời gian này, người ta sử dụng những chiếc kẹp sắt đã được nung nóng phần đầu để tạo nếp g ấp trên trang phục làm bằng vải lanh. Mô phỏng công cụ làm phẳng quần áo của người Hy Lạp Đến thời đế chế La Mã, người ta bắt đầu sử dụng một chiếc - bàn - cán - là - bằng - tay để làm phẳng quần áo. Nó có hình d ạng nh ư m ột chi ếc mái chèo phẳng bằng kim loại. Nếp nhăn trên quần áo được loại bỏ bằng cách đánh liên tục vào quần áo bằng "chiếc mái chèo". Một công cụ khác cũng được sử dụng để làm phẳng quần áo trong giai đoạn này là prelum. Đây là công c ụ có hình dáng như một chiếc máy ép được làm bằng gỗ. Hai mảnh gỗ được đặt ch ồng lên nhau và có thể siết chặt lại bằng vít cũng được làm bằng g ỗ. Qu ần áo đ ược đặt vào giữa 2 tấm gỗ, sau đó vặn vít lại đ ể t ấm g ỗ ép ch ặt vào qu ần áo, dùng tạo ra áp lực nhằm loại bỏ vết nhăn.
  3. Bàn cán là được sử dụng bởi người La Mã Những người Trung Quốc cổ đại cũng từng sử dụng một số công cụ bằng sắt để làm phẳng quần áo. Công cụ phổ biến nhất là một chiếc chảo bằng sắt có hình dáng như một chiếc muỗng lớn. Người ta cho than hồng hoặc cát nóng vào bên trong chiếc muỗng để làm nóng phần đáy. Sau đó di chuyển phần đáy lên bề mặt quần áo để làm phẳng.
  4. Chiếc chảo sắt làm thẳng quần áo của người Trung Quốc cổ Vào khoảng thế kỷ thứ 10 sau CN, những người Viking đến từ Scandinavia đã sớm tạo nên những chiếc "bàn ủi" bằng thủy tinh. Họ cho rằng th ủy tinh có th ể lướt trên bề mặt quần áo nhanh hơn và dễ làm phẳng quần áo hơn so với s ắt. Những thanh thủy tinh được bo tròn và đặt gần lò sưởi để làm nóng, sau đó sẽ được dùng để di chuyển trên bề mặt quần áo.
  5. Người Viking dùng viên thủy tinh làm nóng đề ủi thẳng quần áo Thế kỷ 12 đến 14 - Những dấu hiệu đầu tiên của chiếc bàn ủi Đến khoảng thế kỷ 12, khi thương mại giữa phương Đông và phương Tây bắt đầu phát triển. Thời trang bắt đầu có sự phát triển quan trọng v ới vi ệc s ử d ụng hồ may để tạo nên các loại trang phục cầu kỳ hơn. Người ta bắt đầu mặc các loại trang phục có nút tinh xảo hoặc cổ áo gợn sóng. Nhu c ầu v ề m ột lo ại công cụ có khả năng tạo ra nhiệt độ và áp suất ngày càng cấp thi ết. Tại Hà Lan vào những năm 1200, người ta chế tạo một công cụ bằng sắt được cán dẹp có hình dáng một chiếc thuyền nhỏ để ủi quần áo. Tuy nhiên, do giới hạn về kỹ thuật luyện kim, các công cụ chưa được chế tạo tinh xảo và sắc cạnh nên gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện nh ững đ ường ủi đòi h ỏi chính xác cao. Công cụ trên có hình dáng tương tự như m ặt đ ế c ủa chi ếc bàn ủi ngày nay. 100 năm sau, đến những năm 1300, tận dụng lợi th ế của kỹ thu ật s ản xu ất kim loại, người ta có thể chế tạo nên những công cụ có độ tinh xảo cao hơn. Thời bấy giờ, trang phục phổ biến là phần cổ áo dạng bờm lượn sóng. Tại Ý, ng ười
  6. ta bắt đầu sử dụng một loại công cụ mang tên Goffering có hình dạng như một chiếc ống sắt đặt ngang trên giá. Sau khi làm nóng ống sắt, họ cuộn tấm v ải xung quanh ống sắt để tạo nên chiếc cổ áo xếp nếp lượn sóng vốn rất phổ biến trong thời kỳ Phục Hưng. Đây là quá trình rất mất th ời gian nên ch ỉ có t ầng l ớp quý tộc mới có thể mặc kiểu trang phục như vậy. Công cụ tạo cổ áo nếp gấp gợn sóng của người Ý Sau đó, để giảm bớt thời gian và công sức cho nh ững chi ếc n ếp x ếp l ượn sóng trên cổ áo, người ta bắt đầu sử dụng một công cụ khác tên là Fluter (công cụ tạo rãnh). Đây là công cụ gồm phần đế và phần được chế tạo bằng sắt. Ở 2 mặt tiếp xúc đều được khoét các rãnh dọc cách đều nhau. Mảnh vải được đặt vào giữa 2 mảnh sắt, người ta dùng lực tay ấn mạnh để tạo nên những nếp gấp đều nhau. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người ta vẫn ph ải đ ặt m ột m ảnh v ải ở giữa mặt tiếp xúc để tránh ống sắt vấy bẩn lên quần áo. Bên cạnh đó, m ột điểm bất tiện khác là mỗi Fluter chỉ danh riêng cho m ột ki ểu c ổ áo x ếp n ếp nhất định. Video sử dụng Fluter để tạo nếp gấp
  7. Thế kỷ 15 đến 19 - Chiếc bàn ủi thô sơ đầu tiên xu ất hi ện Đến khoảng thế kỷ 15, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật luy ện kim, ng ười ta bắt đầu có ý tưởng về một chiếc bàn ủi bằng s ắt rỗng ru ột có th ể ch ứa than bên trong để làm nóng. Đây là một chiêc hộp sắt rỗng ruột có tay cầm, mặt đế được chế tạo trơn tru để có thể dễ dàng lướt trên bề mặt quần áo đồng th ời không để lại các vết bẩn của kim loại. Để làm nóng mặt đế, ngoài than hồng, người ta có thể cho vào bên trong: gạch nung nóng, một thanh kim lo ại nóng hoặc những thứ khác có thể nung nóng và giữ nhiệt. Người ta đã có th ể ủi phẳng quần áo một cách trực tiếp mà không cần ph ải đặt m ảnh v ải vào bên dưới mặt đế của chiếc hộp nữa. Đây chính là khuôn mẫu của chi ếc bàn ủi hi ện đại được sử dụng cho đến ngày nay. Nhược điểm của mô hình bàn ủi này là vẫn chưa thể giữ nhiệt được lâu, đặc biệt là ở phần mũi bàn ủi. Tuy vậy, mẫu bàn ủi trên vẫn được tiếp tục sử dụng gần 400 năm sau đó.
  8. Hình dạng đầu tiên của chiếc bàn ủi với mảnh làm nóng rời Đến khi phương pháp luyện thép Bessemer được phát minh vào những năm đầu thế kỷ 19, những vấn đề còn tồn động của các mẫu bàn ủi cũ cơ bản đã được giải quyết. Người ta đã có thể chế tạo những chiếc bàn ủi làm toàn bằng thép và được truyền nhiệt bằng cách đặt trên bếp lò. Sức nóng được lan t ỏa đ ều khắp phần đế bao gồm cả vị trí mũi bàn ủi cho phép ủi phẳng được nh ững vị trí phức tạp trên trang phục như xung quanh nút áo, cổ áo,… Tuy vậy, nh ược đi ểm của mẫu bàn ủi thời bấy giờ là vẫn chưa thể giữ được nhiệt lâu. Sau một thời gian ủi nhất định vẫn phải đặt lên bếp lò để làm nóng phần đế. Điều này làm gián đoạn quá trình ủi quần áo và khá mắt thời gian.
  9. Bàn ủi thép nguyên khối Thế kỷ 20 đến nay - Thời kỳ của những phát minh cải tiến và hoàn thi ện chiếc bàn ủi hiện đại Cho đến giữa thế kỷ 19, các thiết kế bàn ủi vẫn ph ụ thuộc vào các th ợ rèn và ý kiến của những người tiêu dùng. Đã có một số mẫu bàn ủi s ẵn sàng đ ể th ương mại hóa nhưng vẫn chưa thể khắc phục được nhược điểm là th ời gian ch ờ làm nóng trên bếp lò quá lâu. Năm 1871, Mary Florence Potts, một bà nội trợ người Mỹ đã nhận được bằng phát minh cho chiếc tay cầm bàn ủi có thể tháo rời. Phát minh của Potts cho phép đặt sẵn nhiều đế bàn ủi lên b ếp lò đ ể làm nóng mà không cần phải chờ đợi. Khi một chiếc đế đã hết sức nóng, người dùng ch ỉ c ần
  10. tháo tay cầm ra và chuyển sang một chiếc đế khác đã đ ược làm nóng s ẵn. Potts đặt tên cho thế hệ bàn ủi này là " Sad Iron". Theo ghi chép, lý do bà đặt tên "Sad" cho chiếc bàn ủi do trọng lượng của nó quá nặng và luôn làm hai tay của bà mỏi nhừ khi phải làm việc với nó. Bàn ủi "Sad Iron" với tay cầm có thể tháo rời Từ những năm 1800, các ống dẫn ga đã xuất hiện tại hầu hết các ngôi nhà tại Mỹ. Năm 1874, người ta đề xuất ý tưởng chế tạo bàn ủi dùng khí gas để nung nóng phần đế. Một ống dẫn ga được kết nối vào bên trong bàn ủi. Sau đó khí gas được đốt cháy để làm nóng phần đế bàn ủi. Tuy nhiên, ph ương pháp này nhanh chóng bị loại bỏ do tính chất nguy hiểm vì gas rất dễ bị rò rỉ ra ngoài.
  11. Tiếp theo đó, để thay thế cho khí gas, người ta cũng nung nóng bàn ủi b ằng các loại nhiên liệu khác như: dầu gasoline, dầu hỏa, nến và một số nhiên liệu khác. Bàn ủi làm nóng bằng gas 10 năm sau phát minh chiếc tay cầm của Mary Florence Potts, vào nh ững năm 1880, điện cũng bắt đầu trở nên phổ biến đối với mọi gia đình t ại Mỹ. Năm 1882, nhà phát minh người Mỹ Henry W. Seeleyđã nhận được bằng sáng chế cho "chiếc bàn ủi điện". Đây là chiếc bàn ủi đầu tiên sử dụng điện đ ể làm nóng các dây dẫn gắn với phần đế. Đây chính là chiếc bàn ủi đi ện đ ầu tiên c ủa nhân lo ại và cũng là phát minh điện tử gia dụng duy nhất trong nh ững năm 60 c ủa th ế k ỷ 19. Tuy nhiên, chiếc bàn ủi điện này có trọng lượng khá nặng, lên đến 6kg. Nhược điểm của mẫu bàn ủi đầu tiên là không thể kiểm soát được nhiệt độ. Đến năm 1920, nhà phát minh người Anh Joseph Myers cải tiến dây thép truyền nhiệt bên trong bàn ủi thành một dây dẫn có thể thay đổi nhi ệt đ ộ b ằng bộ đi ều khiển tự động chế tạo từ bạc nguyên chất. Bộ điều chỉnh nhiệt trên nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn của các thế hệ bàn ủi tiếp theo
  12. Hình ảnh nhà phát minh Henry W. Seeley (1861-1943) và Chiếc bàn ủi điện đầu tiên Những năm tiếp theo của thế kỷ 20, bàn ủi điện đã phổ biến và thay đổi cách làm phẳng quần áo của hàng triệu bà nội trợ trên kh ắp nước Mỹ. Tuy v ậy, bàn ủi điện vẫn chưa thể hoàn toàn làm quần áo phẳng một cách hoàn hảo được. Người dùng cần một cải tiến khác để nâng hiệu quả ủi quần áo lên một tầm cao mới. Không lâu sau đó, vào năm 1926, kiến trúc sư Thomas Warren Sears (1880 - 1966) cho ra đời chiếc bàn ủi hơi nước đầu tiên. Tuy nhiên, mãi đến những năm 1940, những chiếc bàn ủi hơi nước đầu tiên mới được chính thức bán ra thị trường bởi công ty Eldec.
  13. Kiến trúc sư Thomas Warren Sears (1880 - 1966). Người đầu tiên chế tạo bàn ủi hơi nước Tiếp theo đó, vào năm 1995, chiếc bàn ủi có phủ lớp chống dính được chính thức giới thiệu. Đây là bước đột phá trong sự phát triển của bàn ủi hi ện đại cho đến ngày nay. Tiếp theo đó là sự thay đổi về ch ất li ệu thân bàn ủi, ng ười ta chuyển sang chế tạo các loại bàn ủi có thân bằng nhựa để có trọng lượng nhẹ hơn. Sau đó là một loạt những cải tiến giúp chi ếc bàn ủi có th ể đi ều khi ển nhiệt độ chính xác hơn cho nhiều loại chất liệu vải khác nhau và nhi ều c ải ti ến giá trị khác. Tính đến năm 1996, đã có hơn 14 triệu chiếc bàn ủi đ ược bán ra v ới hàng loạt tính năng tiện ích. Kết
  14. Hơn 2000 năm với nhiều cải tiến quan trọng, xuất phát với những mảnh kim loại hết sức thô sơ của người La Mã, đến viên thủy tinh của người Viking, đồng hành cùng sự phát triển của thời trang và kỹ thuật luyện kim trong suốt thời Phục Hưng, đến phát minh chiếc tay cầm đơn sơ của một người nội trợ, rồi một loạt những cải tiến quan trọng, cuối cùng sản phẩm lại là chi ếc bàn ủi v ốn quá quen thuộc đối với mỗi gia đình ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta phần nào nhận thấy được những vật dụng vốn quá bình th ường nh ưng l ại có một l ịch s ử hình thành và phát triển lâu đời đến thế. Hy vọng, qua bài vi ết, các b ạn ph ần nào có thể hiểu hơn về những vật dụng xung quanh nhà mình h ơn đ ể công vi ệc giặt ủi có thể "vui vẻ" hơn phần nào. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài vi ết. H ẹn gặp lại các bạn vào phát minh lần tới trong chuyên mục "m ỗi tu ần 1 phát minh" vào tối chủ nhật hàng tuần trên tinhte.vn nhé. Chúc các bạn có ngày cuối tuần vui vẻ. Nguồn: Tổng Hợp File đính kèm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2