intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Thạc sĩ Khoa học: Cấu trúc đề - thuyết trong thơ lục bát cổ điển và thơ lục bát hiện đại

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

84
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Cấu trúc đề - thuyết trong thơ lục bát cổ điển và thơ lục bát hiện đại" trình bày về các nội dung: tóm tắt ngữ pháp chức năng, các kiểu cấu trúc đề - thuyết trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, các kiểu cấu trúc đề - thuyết trong thơ lục bát của Tố Hữu. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Thạc sĩ Khoa học: Cấu trúc đề - thuyết trong thơ lục bát cổ điển và thơ lục bát hiện đại

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br /> muc<br /> <br /> ĐOÀN THỊ PHI YẾN<br /> <br /> CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT TRONG THƠ LỤC BÁT CỔ ĐIỂN<br /> VÀ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI<br /> <br /> Luận án Thạc sĩ Khoa học<br /> Chuyên ngành Ngôn Ngữ:<br /> Mã số: 504 - 08<br /> Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học:<br /> PGS. CAO XUÂN HẠO<br /> <br /> -----Thành phố Hồ Chí Minh 1997-----<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br /> <br /> ĐOÀN THỊ PHI YẾN<br /> <br /> CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT TRONG THƠ LỤC BÁT CỔ ĐIỂN<br /> VÀ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI<br /> <br /> Luận án Thạc sĩ Khoa học<br /> Chuyên ngành Ngôn Ngữ:<br /> Mã số: 504 - 08<br /> Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học:<br /> PGS. CAO XUÂN HẠO<br /> <br /> -----Thành phố Hồ Chí Minh 1997-----<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> <br /> Ngữ pháp chức năng với một hệ thống phƣơng pháp tiếp cận các hiện tƣợng ngôn ngữ<br /> phù hợp đang đƣợc các nhà ngôn ngữ Việt Nam quan tâm. Hệ phƣơng pháp này đã và đang<br /> tạo ra một cách nhìn nhận mới trong việc nghiên cứu, mô tả chính xác hơn bản chất tiếng<br /> Việt.<br /> Đặc biệt với hệ thống lý thuyết khoa học, chặt chẽ, ngữ pháp chức năng đã giúp các<br /> nhà Việt ngữ học miêu tả phân tích câu thành cấu trúc đề thuyết.<br /> Đề tài luận văn này của chúng tôi trình bày kết quả kháo sát, miêu tả cấu trúc đề<br /> thuyết trong thơ lục bát cổ điển và thơ lục bát hiện đại theo quan điểm ngữ pháp chức năng.<br /> Do vấn đề còn mới mẻ và tài liệu nghiên cứu ít ỏi nên luận văn chỉ thực hiện ở mức<br /> độ nhất định.<br /> Chúng tôi xin đƣợc bày tỏ nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đối với Giáo sƣ Cao Xuân Hạo<br /> - ngƣời thầy đã đành nhiều thời gian và công sức để hƣớng dẫn chúng tôi hoàn thành luận<br /> văn.<br /> Chúng tôi cũng xin cám ơn sự động viên giúp đỡ của Quí Thầy Cô Khoa Ngữ văn<br /> Trƣờng Đại học sƣ phạm, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và<br /> của các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài.<br /> TP.HCM, ngày 15 tháng 12 năm 1997<br /> <br /> 1<br /> <br /> NHỮNG KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VẪN<br /> <br /> Đ<br /> CĐ<br /> KĐ<br /> T<br /> C<br /> <br /> Tr<br /> <br /> :<br /> :<br /> :<br /> :<br /> :<br /> :<br /> :<br /> <br /> Đề<br /> Chủ đề<br /> Khung đề<br /> Thuyết<br /> Câu<br /> Yếu tố tĩnh lƣợc<br /> Trạng ngữ<br /> <br /> 2<br /> <br /> DẪN NHẬP<br /> I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br /> 1. Ngữ pháp chức năng với sự phát triển đầy hứa hẹn của nó trên thế giới ngày nay đã<br /> đem lại cho ngữ pháp tiếng Việt nhiều phát hiện lý thú và bổ ích, góp phần giúp cho việc<br /> nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt khắc phục tình trạng khó khăn hiện nay do việc cố gò theo<br /> khuôn mẫu ngữ pháp của một ngôn ngữ khác.<br /> "Trong nhiều thế kỷ, các sách ngôn ngữ đại cƣơng đều khái quát hóa những đặc trƣng<br /> hình thức của ngữ pháp các ngôn ngữ Châu Âu, coi đó là những thuộc tính chung của mọi<br /> ngôn ngữ và trong quá trình miêu tả các ngôn ngữ thuộc những loại hình ngôn ngữ khác<br /> nhau, ngƣời ta cố gò cấu trúc của ngôn ngữ này vào khuôn mẫu của câu trúc ngôn ngữ Châu<br /> Âu. Đặc biệt kết cấu chủ ngữ, vị ngữ mà nội dung thực chất là một mối quan hệ hình thái học<br /> không biểu hiện một quan hệ nhất định nào về nghĩa và về logic, giữa một danh từ mang<br /> danh cách và một động từ "đã chia" phù ứng với danh từ về ngôi và số, đƣợc xem là tiêu chí<br /> để phân loại câu trong mọi ngôn ngữ"1 .<br /> Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không cho thấy một cái gì có thể gọi là<br /> chủ ngữ cả, vì tiếng Việt không có cách và không có sự phù ứng về hình thái học. Trong<br /> tiếng Việt câu chia làm hai phần Đề và Thuyết tƣơng ứng với hai phần của một mệnh đề<br /> trong logic học.<br /> Hơn nữa, nếu phân tích câu tiếng Việt theo kết cấu chủ - vị thì chỉ phân tích đƣợc<br /> những kiểu câu giống nhƣ câu ngôn ngữ Châu Âu còn những kiểu câu không giống thì phải<br /> đảo lại cho giống hoặc xem là câu đặc biệt, còn lại khoảng 80% những câu thƣờng dùng<br /> trong tiếng Việt hội thoại cũng nhƣ trong văn học cổ điển và dân gian thì hầu nhƣ không<br /> đƣợc đề cập đến. Ngay cả trong sách giáo khoa dạy cho học sinh phổ thông, tình hình cũng<br /> không khác bao nhiêu. Kết quả của tình hình này là học sinh tốt nghiệp phổ thông không viết<br /> đƣợc tiếng Việt một cách chững chạc vì những tri thức đƣợc trình bày trong sách giáo khoa<br /> rất xa với thực tế tiếng Việt và không hoàn toàn phù hợp với cảm thức của ngƣời Việt<br /> Trong khi đó, mô hình phân tích câu thành hai phần đề - thuyết cho phép phân tích<br /> một cách thỏa đáng và đơn giản hầu hết các kiểu câu một bậc hay nhiều bậc, có những câu có<br /> đến bốn năm bậc đề - thuyết mà nếu phân tích theo chủ ngữ, vị ngữ thì không sao phân tích<br /> một cách ổn thỏa đƣợc.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tƣơm - Nguyễn Văn Bằng - Câu trong tiếng Việt - 1992 - Trang 4.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2