![](images/graphics/blank.gif)
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Hệ thống kiểm soát gắn với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ vùng đồng bằng sông Hồng
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán "Hệ thống kiểm soát gắn với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ vùng đồng bằng sông Hồng" trình bày các nội dung chính sau: Kiểm soát trong các trường đại học công lập; Tự chủ trong các trường đại học công lập; Đo lường kết quả hoạt động của các trường đại học công lập; Khái quát chung về các Trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ Vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Hệ thống kiểm soát gắn với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ vùng đồng bằng sông Hồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- PHẠM THỊ THU TRANG PHẠM THỊ THUPH TRANG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT GẮN VỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI, 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- PHẠM THỊ THU TRANG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT GẮN VỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM ĐỨC BÌNH 2. TS. NGUYỄN THỊ MỸ khoa học: 1. PGS. TS. PHẠM ĐỨC BÌN TS. NGUY HÀ NỘI, 2023
- i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng chuyên đề này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thu Trang
- ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ............................................................ viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài .........................................................................................1 1.2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................3 1.2.1. Nghiên cứu về kiểm soát và kết quả hoạt động trong các trường đại học trong và ngoài nước ........................................................................................................... 3 1.2.2. Nghiên cứu về tự chủ và kết quả hoạt động của các trường đại học trong và ngoài nước ................................................................................................................ 8 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 13 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................14 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................15 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................15 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 15 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 16 1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................16 1.7. Đóng góp của đề tài ...........................................................................................17 1.7.1. Đóng góp về lý luận ..................................................................................... 17 1.7.2. Đóng góp về thực tiễn .................................................................................. 17 1.8. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 20 2.1. Kiểm soát trong các trường đại học công lập .................................................20 2.1.1. Phân biệt kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát và kiểm soát .................. 20 2.1.2. Các yếu tố cơ bản của kiểm soát trong các trường đại học công lập ........... 29 2.2. Tự chủ trong các trường đại học công lập ......................................................34
- iii 2.2.1. Tính tất yếu của cơ chế tự chủ trong các trường đại học công lập ............... 34 2.2.2. Khái niệm tự chủ trong các trường đại học công lập ................................... 35 2.2.3. Mô hình tự chủ trong các trường đại học ..................................................... 36 2.2.4. Nội dung cơ bản của tự chủ trong các trường đại học công lập ................... 38 2.3. Đo lường kết quả hoạt động của các trường đại học công lập......................43 2.4. Lý thuyết nền tảng ............................................................................................47 2.4.1. Lý thuyết đại diện ......................................................................................... 47 2.4.2. Lý thuyết bất định ......................................................................................... 48 2.4.3. Lý thuyết các bên liên quan .......................................................................... 50 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................................51 2.5.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 51 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 53 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 54 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................54 3.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................56 3.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính ............................................................... 56 3.2.2. Hệ thống thang đo dự kiến ........................................................................... 56 3.3. Nghiên cứu định lượng .....................................................................................68 3.3.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 68 3.3.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ....................................................................... 69 3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 75 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 76 4.1. Khái quát chung về các Trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ Vùng Đồng bằng sông Hồng....................................................................................76 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................78 4.2.1. Kết quả chọn mẫu nghiên cứu định tính ....................................................... 78 4.2.2. Kết quả tổng hợp ý kiến chuyên gia ............................................................. 79 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .............................................................86 4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ....................................................89
- iv 4.4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................................ 89 4.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................. 91 4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá.......................................................................... 94 4.4.4. Phân tích nhân tố khẳng định ....................................................................... 99 4.4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................... 104 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 109 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ.. 110 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................110 5.1.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu định tính .................................................. 110 5.1.2. Thảo luận về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và kết quả hoạt động .... 111 5.1.3. Thảo luận về mối quan hệ giữa kiểm soát từ bên ngoài và kết quả hoạt động113 5.1.4. Thảo luận về mối quan hệ giữa tự chủ và kết quả hoạt động ..................... 114 5.1.5. Thảo luận về tác động gián tiếp của tự chủ tới kết quả hoạt động qua hệ thống kiểm soát ............................................................................................................... 115 5.2. Một số khuyến nghị .........................................................................................116 5.2.1. Khuyến nghị đối với các trường đại học công lập ..................................... 116 5.2.2. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ................................. 118 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.............................................119 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................. 119 5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................. 121 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 122 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 123 DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ... 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 126 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 135
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CFA Phân tích nhân tố khẳng định ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐGRR Đánh giá rủi ro ĐH Đại học ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập EFA Phân tích nhân tố khám phá EUA Hiệp hội các trường Đại học Châu Âu GD & ĐT Giáo dục & Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học HĐGS Hoạt động giám sát HĐKS Hoạt động kiểm soát KQPTC Kết quả phi tài chính KQTC Kết quả tài chính KSN Kiểm soát ngoài KSNB Kiểm soát nội bộ KTKS Kiểm tra kiểm soát MTKS Môi trường kiểm soát SEM Mô hình phương trình cấu trúc TCHT Tự chủ học thuật TCNS Tự chủ nhân sự TCQL Tự chủ quản lý TCTC Tự chủ tài chính TTTT Thông tin truyền thông
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các mô hình tự chủ của John (2008) ............................................................37 Bảng 2.2. Đo lường kết quả hoạt động của các trường đại học công lập theo nghiên cứu của Wang & cộng sự (2021) ................................................................45 Bảng 2.3. Các chỉ báo đo lường kết quả hoạt động của các trường đại học công lập theo nghiên cứu của Tatiana (2021) .............................................................47 Bảng 3.1. Thang đo dự kiến về tự chủ bộ máy tổ chức .................................................57 Bảng 3.2. Thang đo dự kiến về tự chủ tài chính............................................................59 Bảng 3.3. Thang đo dự kiến về môi trường kiểm soát ..................................................61 Bảng 3.4. Thang đo dự kiến về đánh giá rủi ro .............................................................62 Bảng 3.5. Thang đo dự kiến về hoạt động kiểm soát ....................................................63 Bảng 3.6. Thang đo dự kiến về thông tin và truyền thông ............................................64 Bảng 3.7. Thang đo dự kiến về giám sát .......................................................................65 Bảng 3.8. Thang đo dự kiến về kiểm soát từ bên ngoài ................................................66 Bảng 3.9. Thang đo dự kiến về kết quả hoạt động ........................................................67 Bảng 4.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về thang đo khía cạnh tự chủ bộ máy quản lý 80 Bảng 4.2. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về thang đo khía cạnh tự chủ tài chính............82 Bảng 4.3. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về thang đo kiểm soát nội bộ tại các trường đại học công lập Vùng Đồng bằng sông Hồng ..................................................83 Bảng 4.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ .........87 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach s Alpha trong giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ sau điều chỉnh ..................................................................88 Bảng 4.6. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các chỉ báo đo lường ............................90 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach s Alpha lần cuối ...............................92 Bảng 4.8. Chỉ số KMO và Kiểm định Bartlett ..............................................................94 Bảng 4.9. Phương sai trích các nhân tố .........................................................................95 Bảng 4.10: Kết quả phân tích EFA ................................................................................96
- vii Bảng 4.11. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo .................................................101 Bảng 4.12. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát (chuẩn hóa) ................................102 Bảng 4.13. Kiểm định độ tin cậy, phương sai trích, độ phân biệt ...............................103 Bảng 4.14. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các biến ..........................................106 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định vai trò trung gian của cơ chế tự chủ ...........................107 Bảng 4.16. Kết quả lựa chọn mô hình phân tích đa nhóm ..........................................108 Bảng 4.17. Kết quả phân tích đa nhóm .......................................................................108
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Biểu đồ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu đối tượng tham gia nghiên cứu định tính .....................................79 Biểu đồ 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính và theo số năm kinh nghiệm.............89 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Mô hình lý thuyết bất định của Tiessen & Waterhouse (2003) ...................49 Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................51 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................54 Sơ đồ 3.2. Cấu trúc kiểm soát nội bộ trong các trường đại học Trung Quốc ................60 Hình Hình 4.1: Kết quả kiểm định mô hình thang đo (CFA - chuẩn hóa) ...........................100 Hình 4.2. Kết quả SEM chuẩn hóa ..............................................................................105
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội và khoa học công nghệ của các quốc gia, vai trò và vị trí của giáo dục đại học (GDĐH) ngày càng trở nên quan trọng. Trường đại học không chỉ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học & công nghệ trình độ cao mà đang dần trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và phát triển, chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội. Ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản... hệ thống GDĐH trở thành một ngành dịch vụ tri thức cao cấp góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc nội GDP của quốc gia thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và khoa học & công nghệ. Một số nước như Thái lan, Malaisia, Philipin... thực hiện đổi mới và cải cách GDĐH theo hướng phát triển đa dạng hoá, chuẩn hoá, hình thành hệ thống bảo đảm chất lượng đại học với nhiều tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dịch vụ phát triển cộng đồng. Sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo và phát triển của khoa học công nghệ là vấn đề đặt lên hàng đầu ở tất cả các nước và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nền giáo dục của Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để hoàn thiện, phát triển và xây dựng thương hiệu trên thị trường giáo dục quốc tế. Thực tế trong vài năm trở lại đây GDĐH ở Việt Nam có những thay đổi nhất định: sự ra đời phát triển của các trường đại học tư thục, đào tạo liên kết quốc tế và du học nước ngoài ngày càng tăng. Trong bối cảnh đó, các trường đại học công lập của Việt Nam cũng buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập giáo dục. Mặc dù đã nỗ lực xây dựng và khẳng định thương hiệu của GDĐH Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới nhưng hệ thống vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế như: Chất lượng đào tạo chưa cao và chưa đáp ứng được sự nhu cầu phát triển của xã hội; Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý; Quyền tự chủ của các trường đại học công lập chưa cao; Việc thực hiện các trách nhiệm xã hội vẫn chưa hiệu quả… Trước thực trạng đó, ngày 14/02/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và gần đây là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL). Cùng với đó Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/05/2015 về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, trong đó giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây
- 2 dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP có nhiều đổi mới giúp cho các ĐVSNCL phát triển như: Tiếp cận tính giá cung cấp dịch vụ công theo nguyên tắc thị trường, được tự chủ thực sự trong việc tính toán các chi phí đào tạo, thu hồi chi phí để tái đầu tư, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên. Đồng thời, giúp tiết kiệm chi Ngân sách Nhà nước bằng cách giảm chi hỗ trợ mang tính bình quân, cào bằng cho tất cả các ĐVSNCL, không gắn với kết quả hoạt động của đơn vị... Bên cạnh đó, Nghị định 16/2015/NĐ-CP cũng yêu cầu các ĐVSNCL phải đổi mới cơ chế tổ chức, hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với các đơn vị cung cấp dịch vụ công ngoài công lập... Thực tế báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại hội nghị Tự chủ đại học năm 2022 cũng chỉ ra rằng “Tự chủ đại học có nhiều chuyển biến tích cực” và “Tự chủ đại học tạo ra môi trường cạnh tranh”. Cụ thể, có 274 cơ sở GDĐH đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và 174 cơ sở đã được kiểm định chất lượng. Các chỉ số về mặt tài chính, nhân sự và học thuật cũng có những sự tăng trưởng đáng kể như tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ tăng từ 25% (2018) lên 31% (2021); xấp xỉ 33% số trường đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; thu nhập bình quân giảng viên tăng 21% (2018-2021); Số lượng bài viết công bố quốc tế cũng tăng 3,5 lần trong 04 năm… Tuy nhiên thực tế cũng chỉ ra rằng mức độ thực hiện tự chủ ở các trường là không đồng đều. Hiện nay, rất ít trường đại học thực hiện tự chủ tài chính chi thường xuyên, chi đầu tư hoặc tự chủ chi 100% thường xuyên mà hầu hết là tự chủ chi một phần thường xuyên. Bản chất của Luật Ngân sách Nhà nước là tất cả những cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các ĐVSNCL, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngân sách Nhà nước thì đều phải chịu chấp hành kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Dưới góc độ quản lý Nhà nước về cả chuyên môn và tài chính cho thấy: các trường đại học đang được quản lý không đồng đều, không cùng một hệ thống kiểm soát và chi phối. Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo ra sự phân biệt, đối xử không bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các trường. Thực tiễn đã có những Bộ ban hành các văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giữa các Bộ chưa có sự thống nhất trong cách quản lý hoạt động của các trường đại học. Bởi vậy với sự phát triển đa dạng của kinh tế và sức hội nhập hiện nay thì kiểm soát chính là công cụ hữu hiệu của các nhà quản lý. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tự chủ đại học đang được thúc đẩy mạnh mẽ thì vai trò của kiểm soát càng trở nên quan trọng đặc biệt là đối với các trường đại học công lập nói riêng. Mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán tài chính đối với các trường đại học công lập là hoạt động được thực hiện thường niên nhưng trong bối cảnh tự chủ chúng chưa đáp ứng được nhu cầu
- 3 quản lý. Đặc biệt là liên quan đến những nguồn thu, khoản chi lớn của trường đại học như thu học phí, mua sắm tài sản, trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho đổi mới chương trình đào tạo... Do vậy, việc nhiên cứu một cách tổng thể về hệ thống kiểm soát gắn với cơ chế tự chủ mà cụ thể ở đây là tự chủ về tổ chức bộ máy và tự chủ về tài chính tại các trường đại học công lập là vô cùng cần thiết. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho thực tiễn triển khai hiệu quả công tác tự chủ tại các ĐVSNCL mà Nhà nước đang đẩy mạnh những năm gần đây. Bên cạnh đó, tại Việt Nam những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát gắn với tự chủ tổ chức bộ máy và tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập là chưa nhiều đặc biệt là những nghiên cứu riêng biệt về các trường đại học công lập Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Do đó để bổ sung cho những nghiên cứu này cũng như xuất phát từ bối cảnh thực tế, tác giả lựa chọn đề tài của luận án là “Hệ thống kiểm soát gắn với kết quả hoạt động của các Trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ Vùng Đồng bằng sông Hồng”. 1.2. Tổng quan nghiên cứu 1.2.1. Nghiên cứu về kiểm soát và kết quả hoạt động trong các trường đại học trong và ngoài nước 1.2.1.1. Nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, hệ thống kiểm soát trong các tổ chức nói chung và kiểm soát trong các trường đại học nói riêng là một trong những chủ đề nghiên cứu nhận được sự quan tâm của rất nhiều tác giả. Đặc biệt là những nghiên cứu về kiểm soát nội bộ (KSNB) và ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động của tổ chức. Điển hình như những nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Đinh Thế Hùng, Nguyễn Thu Hương (2014), Nguyễn Minh Tuấn (2015), Nguyễn Thị Hoàng Lan hay gần đây là của Phan Thị Thái Hà (2021). Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hướng nghiên cứu này được khai thác và phát triển dựa trên việc mở rộng phạm vi đối tượng nghiên cứu như: KSNB trong các doanh nghiệp tư nhân, KSNB trong các ĐVSNCL hay chi tiết hơn là KSNB trong các trường đại học công lập. Trong đó các tác giả đều nhấn mạnh KSNB như là một quá trình với sự tham gia của nhà quản lý và các thành viên nhằm xác định những rủi ro và đưa ra những biện pháp hạn chế những rủi ro đó nhằm đảm bảo cho khả năng thực hiện được các mục tiêu đã đề ra (Nguyễn Thị Hoàng Lan, 2019). Riêng đối với ĐVSNCL nói chung và các trường đại học công lập nói riêng thì KSNB có những điểm riêng biệt do những ràng buộc về tài chính và quản lý từ phía các cơ quan chức năng của Nhà nước (Phan Thị Thái Hà, 2021).
- 4 Nếu xem xét riêng những nghiên cứu trong nước về kiểm soát trong các trường đại học công lập thì có thể nhận thấy 02 hướng phát triển cơ bản là: Mở rộng nghiên cứu theo phạm vi của kiểm soát hoặc mở rộng nghiên cứu theo đối tượng nghiên cứu. Cụ thể theo hướng phát triển thứ nhất có thể phân tích dựa trên một số nghiên cứu nổi bật. Điển hình như nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Nguyễn Thu Hương (2014), Nguyễn Minh Tuấn (2015) chỉ giới hạn trong kiểm soát về tài chính. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2015) thực hiện trên các trường đại học thuộc bộ công thương đã chỉ ra rằng công tác quản trị tài chính ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng đào tạo đại học. Tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2015) mới chỉ dừng ở mức nghiên cứu điển hình với phương pháp định tính thay vì định lượng được mức độ ảnh hưởng cụ thể. Trước đó những nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Nguyễn Thu Hương (2014) cũng chưa khẳng định được mối liên hệ này bằng kết quả định lượng mà chỉ dừng ở nghiên cứu trên phương diện lý luận hoặc định tính. Trong khi đó những nghiên cứu khác lại mở rộng hơn với đầy đủ phương diện của KSNB như nghiên cứu của Đinh Thế Hùng (2013); Phan Thị Thái Hà (2021). Nghiên cứu của Đinh Thế Hùng (2013) xem xét KSNB tại các trường đại học trên 05 phương diện cơ bản dựa trên COSO (2013) gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin truyền thông; Hoạt động giám sát. Tuy nhiên cũng giống như nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2015), nghiên cứu này chỉ dừng lại ở những phân tích định tính. Cũng sử dụng 05 phương diện KSNB nhưng nghiên cứu của Phan Thị Thái Hà (2021) đã đưa ra được những kết quả định lượng. Trong đó KSNB tại các trường đại học vùng Thái Nguyên được tác giả đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ xây dựng dựa trên các chỉ báo của COSO (2013). Cùng với đó tác giả cũng đo lường hiệu quả tài chính của các trường đại học vùng Thái Nguyên dựa trên khả năng đạt được lợi nhuận, đa dạng hóa nguồn thu, đảm bảo mục tiêu phát triển và khả năng tăng thu nhập cho nhân viên. Thông qua phân tích hồi quy tuyến tính với 295 phiếu khảo sát với các nhân viên thuộc 30 đơn vị trực thuộc đại học vùng Thái Nguyên, nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố của KSNB đều có ảnh hưởng tích cực tới hiệu lực quản trị tài chính Nếu xem xét theo hướng tiếp cận dựa trên việc mở rộng phạm vi đối tượng nghiên cứu thì một số điểm nổi bật có thể phân tích một số nghiên cứu điển hình trong nước về kiểm soát tại các trường đại học công lập như nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2015); Phan Thị Thái Hà (2021)... Nếu như nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2015) tìm hiểu về quản trị tài chính tại các trường đại học thuộc bộ Công thương thì nghiên cứu của Phan Thị Thái Hà (2021) lại tìm hiểu về KSNB tại các trường đại học vùng Việt Nam mà điển hình là đại học Thái Nguyên. Trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Thu
- 5 Hương (2014) lại xem xét cơ chế quản lý tài chính trong phạm vi các chương trình đào tạo chất lượng cao. Bên cạnh đó một số nghiên cứu xem xét vấn đề kiểm soát gắn với bối cảnh cụ thể như nghiên cứu của Phan Thị Thái Hà (2021) xem xét KSNB trong bối cảnh Nhà nước đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên nghiên cứu của Phan Thị Thái Hà (2021) sử dụng hiệu lực quản trị tài chính để xem xét ảnh hưởng từ KSNB trong các trường đại học vùng trong khi đó kết quả hoạt động của trường đại học không chỉ được phản ánh trên khía cạnh tài chính mà còn trên các khía cạnh khác tương ứng với các mục tiêu của cơ chế tự chủ như vấn đề về học thuật, về nghiên cứu khoa học... Có thể thấy rằng những nghiên cứu trong nước liên quan tới kiểm soát tại các trường đại học công lập là đa dạng nhưng tập trung nhiều vào kiểm soát bên trong là KSNB. Những nghiên cứu xem xét tới cơ chế Kiểm soát từ bên ngoài điển hình như kiểm soát từ phía Nhà nước và kiểm soát từ phía xã hội là một khoảng trống lớn cần được bổ sung bởi những nghiên cứu mới trong tương lai. 1.2.1.2. Nghiên cứu quốc tế • Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ Những nghiên cứu về KSNB trong tổ chức đã được thực hiện từ rất sớm trên nhiều lĩnh vực hoạt động không chỉ đối với các doanh nghiệp tư nhân mà cả những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công (Hardiman, 1986). Điều này đã được khẳng định bằng nghiên cứu về KSNB trong khu vực công của rất nhiều tác giả như Weixing (2010), Suyono & Hariyanto (2012), Fan, H. & cộng sự (2013), Mohammed, H. (2016). Trong đó có rất nhiều nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vai trò của KSNB đối với từng khía cạnh cụ thể hoặc nghiên cứu KSNB gắn với những lĩnh vực đào tạo đại học công lập. Một số nghiên cứu điển hình cho cách tiếp cận này có thể kể đến nghiên cứu của Wen, W. (2007), Mugo (2009), Weixing (2010), Fan, H. & cộng sự (2013), Christian (2014) và Mohammed, H. (2016). Theo Fan, H. & cộng sự (2013) nghiên cứu KSNB tại các trường đại học công lập mang những đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với các doanh nghiệp tư nhân cũng như những đơn vị công lập khác. Sự khác biệt này xuất phát từ mục tiêu hoạt động của các trường đại học công lập. Bên cạnh việc hướng tới các mục tiêu tài chính như tăng lợi nhuận, tăng nguồn thu hay tích lũy thì mục tiêu lớn hơn của các trường đại học công lập tại Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung là mục tiêu xã hội như đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học... Vì vậy mặc dù cùng sử dụng 17 nguyên tắc của COSO (1992, 2013) để đo lường KSNB khi nghiên cứu mối quan hệ của KSNB
- 6 với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập, các tác giả không sao chép hoàn toàn mà được điều chỉnh phù hợp. Điều này đã tạo nên sự phong phú cho hướng nghiên cứu này. Weixing (2010) đồng ý rằng KSNB tại các trường đại học công lập cũng bao gồm 05 yếu tố cơ bản là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát nhưng cần được chia làm hai lớp kiểm soát. Lớp đầu tiên của KSNB là môi trường kiểm soát, các hoạt động kiểm soát và giám sát. Chúng thường xuyên được tham chiếu với các mục tiêu hoạt động của các trường đại học để nghiên cứu bổ sung hoặc loại bớt từ đó tạo nên lớp kiểm soát thứ hai. Ở lớp thứ hai, các yếu tố của KSNB sẽ được nhấn mạnh vào các khía cạnh cụ thể là cấu trúc trường đại học, văn hóa trường đại học, hệ thống thông tin truyền thông, giám sát thông tin truyền đạt giữa các bộ phận, thời gian sửa chữa những sai sót (Weixing, 2010). Bên cạnh những nghiên cứu cấu trúc KSNB thì nghiên cứu mối quan hệ giữa KSNB với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập cũng rất nổi bật. Điển hình như nghiên cứu của Mugo (2009), Duh & cộng sự (2011), Ilse (2014), Habib (2016) và Mohammed, H. (2016). Cụ thể nghiên cứu của Duh & cộng sự (2011) thực hiện tại Đài Loan đã chỉ ra rằng KSNB là yếu tố giúp cải thiện kết quả hoạt động của các trường đại học. Kết quả này thu được thông qua phân tích định lượng với mẫu 35 trường đại học công, 64 trường đại học tư nhân bằng mô hình hồi quy đa biến với biến độc lập là KSNB được đo lường bằng thang đo Likert theo các chỉ báo được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của COSO (1992), biến phụ thuộc là kết quả hoạt động được đo lường bằng đánh giá của các đối tượng phỏng vấn với hiệu quả giảng dạy, hiệu quả nghiên cứu. Trong khi đó nghiên cứu của Habib (2016) thực hiện tại Nigeria lại tìm thấy mối quan hệ giữa KSNB với sự cải thiện về chất lượng GDĐH. Trước đó nghiên cứu của Mugo (2009) thực hiện tại Kenya đã cho thấy ảnh hưởng từ KSNB tới hiệu quả tài chính của các viện đào tạo công nghệ tại quốc gia này. Trong đó hiệu quả tài chính được đo lường bằng thang đo Likert thông qua phỏng vấn với 37 nhân viên làm việc tại các viện đào tạo công nghệ Kenya trên các khía cạnh: Tính thanh khoản (tiền mặt đủ thanh toán cho các nghĩa vụ, các khoản thu phí hợp lý, các khoản thanh toán lãng phí); Trách nhiệm giải trình (đối với các khoản thu chi, đối với tài sản). Biến độc lập, KSNB bao gồm các yếu tố: Môi trường kiểm soát; Kiểm toán nội bộ và Các hoạt động kiểm soát. Bằng phương pháp kiểm định hồi quy đa biến, Mugo (2009) chỉ ra rằng cả ba yếu tố của KSNB có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả tài chính của các viện đào tạo công nghệ.
- 7 Như vậy cách tiếp cận của những nghiên cứu ngoài nước về KSNB tại các trường đại học công lập cũng khá tương đồng với những nghiên cứu trong nước ở việc tập trung rất nhiều vào khía cạnh quản lý tài chính. Tuy nhiên cũng có rất nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa KSNB với hiệu quả phi tài chính như chất lượng giảng dạy hay chất lượng nghiên cứu (Duh & cộng sự, 2011). • Nghiên cứu về kiểm soát từ bên ngoài Bên cạnh KSNB thì kết quả hoạt động của các tổ chức và đặc biệt là đơn vị sự nghiệp công lập còn chịu sự tác động rất lớn từ những cơ chế kiểm soát từ bên ngoài. Thực tế những nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm soát từ bên ngoài và kết quả hoạt động của các tổ chức công lập là khá phổ biến. Điển hình như nghiên cứu của Bentes & cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng kiểm soát từ bên ngoài là một cơ chế quan trọng để đảm bảo chất lượng và kết quả hoạt động của các đơn vị công lập. Trong đó Bentes & cộng sự (2015) nhấn mạnh kiểm soát của các cơ quan chức năng mà cụ thể ở đây là kiểm toán Nhà nước. Trong khi đó James (2001) nhấn mạnh vai trò kiểm soát từ bên ngoài của Nhà nước nhưng dưới góc độ Thanh tra. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát từ bên ngoài là cơ chế cần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các đơn vị công lập. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới dừng lại ở mức độ phân tích về phương diện lý luận và chưa định lượng được những ảnh hưởng của cơ chế kiểm soát từ bên ngoài mà ở đây là sự kiểm soát từ phía các cơ quan chức năng của Nhà nước như Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước đối với kết quả hoạt động trên phương diện tài chính của các trường đại học. Bên cạnh những nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng từ sự kiểm soát từ phía các cơ quan Nhà nước thì cũng có những nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa kết quả hoạt động của các trường đại học với kiểm soát từ phía xã hội. Điển hình như nghiên cứu của Robbin & cộng sự (2009) khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động học thuật tại các trường đại học. Trong đó nhóm tác giả đã chỉ ra vai trò trung gian điều tiết từ sự kiểm soát xã hội đối với mối quan hệ giữa kinh nghiệm của sinh viên với kết quả học thuật. Sự kiểm soát của xã hội được Robbin & cộng sự (2009) đo lường trên 03 khía cạnh: Nhận thức về sự hỗ trợ xã hội; Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội và Sự tham gia của xã hội. Có thế thấy rằng những nhân tố kiểm soát từ phía xã hội có những ảnh hưởng nhất định tới kết quả hoạt động của các trường đại học. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng ở khía cạnh kết quả học thuật và mới chỉ ra được vai trò điều tiết của kiểm soát xã hội.
- 8 Trong khi đó, Cassell & cộng sự (2014) thực hiện trên 433 trường đại học công lập theo chương trình nghiên cứu của Delta Cost Project trong 04 năm lại chỉ ra vai trò của cả Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội mà cụ thể ở đây là công đoàn tới kết quả hoạt động. Tuy nhiên nghiên cứu của nhóm tác giả không tập trung vào vai trò kiểm soát của các nhân tố trên mà chỉ dừng lại ở đặc điểm chính trị, kinh tế, tổ chức công đoàn. Tương tự như vậy, những nghiên cứu của Pilar & cộng sự (2020), Payne & cộng sự (2010)... cũng chỉ ra rằng kết quả hoạt động của trường đại học chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các thể chế bên ngoài mà nổi bật là ảnh hưởng từ Nhà nước và xã hội. Mặc dù vậy những nghiên cứu này chưa đưa ra được phương thức đo lường ảnh hưởng từ các cơ chế Kiểm soát từ bên ngoài này. Tại Việt Nam, hoạt động GDĐH có vị trí quan trọng trong tổng thể hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội do đó việc giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của các trường đại học là điều tất yếu. Bên cạnh đó xu hướng xã hội hóa đối với GDĐH cũng tạo ra cơ chế giám sát từ phía các tổ chức xã hội đối với GDĐH. Tuy nhiên cũng giống như trên thế giới, chưa có nghiên cứu nào đo lường được sự ảnh hưởng từ những cơ chế Kiểm soát từ bên ngoài này tới kết quả hoạt động của các trường đại học Việt Nam nói chung và các trường đại học công lập nói riêng. Vì vậy trong nghiên cứu này NCS sẽ lần đầu tiên xây dựng hệ thống thang đo và đo lường ảnh hưởng từ Kiểm soát từ bên ngoài cụ thể là từ phía Nhà nước và xã hội tới kết quả hoạt động của các trường đại học công lập Việt Nam. 1.2.2. Nghiên cứu về tự chủ và kết quả hoạt động của các trường đại học trong và ngoài nước 1.2.2.1. Nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, vấn đề về tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường đại học công lập nói riêng cũng đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP về tự chủ tại các cơ sở đào tạo đại học công lập thì tự chủ được hiểu là khả năng độc lập và tự quản trị của các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu của xã hội cũng như thích ứng với điều kiện thay đổi công nghệ trong giai đoạn mới. Chính vì vậy những nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ chế tự chủ với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập cũng khá phổ biến với nhiều cách tiếp cận phong phú. Sự phong phú này đến từ việc khai thác mối quan hệ của cơ chế tự chủ với các khía cạnh đo lường kết quả hoạt động của các trường đại học công lập Việt Nam. Điển hình như nghiên cứu của Hayden & Thiep (2007); Trần Đức Cân (2012); Dao
- 9 Khanh Van (2014); Đặng Xuân Khoa & Phạm Minh Hùng (2017); Đặng Thị Thúy Hằng & cộng sự (2019); Mai Ngọc Anh & cộng sự (2020)... Nghiên cứu về tự chủ đại học tại Việt Nam là một chủ để hấp dẫn và bắt đầu được thảo luận khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cải cách GDĐH (Higher Education Reform Agenda_HERA) theo tinh thần Nghị quyết 14/2005/NQ-CP, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (Hayden & Thiep, 2007). Thông qua phân tích đặc điểm của hệ thống bậc cao nói chung và GDĐH tại Việt Nam nói riêng cũng như vai trò quản lý của Chính phủ đối với hệ thống đại học công lập, hai tác giả chỉ ra rằng tự chủ là con đường tất yếu cải thiện chất lượng GDĐH. Trong đó tính tự chủ được phản ánh rõ nét nhất trên phương diện tài chính. Cùng với đó những phân tích của Hayden (2007) cũng cho thấy khả năng tự chủ tài chính với học phí cao có quan hệ trực tiếp với chất lượng giáo dục tốt hơn ở các trường đại học tư thục so với khối các trường công lập. Tuy nhiên những kết quả được chỉ ra trong nghiên cứu của Hayden & Thiep (2007) phụ thuộc hoàn toàn vào những phân tích định tính đối với các báo cáo trong Nghị quyết của Chính phù. Tương tự như vậy, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, Trần Đức Cân (2012) cũng nêu rõ tầm quan trọng của tự chủ tài chính trong việc cải thiện kết quả hoạt động của các cơ sở GDĐH đặc biệt là các cơ sở công lập. Cụ thể, trong các yếu tố cấu thành nên cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập thì tự chủ tài chính luôn được xem là nội dung cốt lõi (Trần Đức Cân, 2012). Nghiên cứu của Trần Đức Cân (2012) bổ sung cho những nghiên cứu trước đó về tính linh hoạt trong xác định tự chủ tài chính của một cơ sở GDĐH. Điều này là phù hợp với đặc điểm quản lý của các đại học công lập cũng như khả năng đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư của từng đơn vị. Một nghiên cứu khác của Mai Ngọc Anh & cộng sự (2020) về cơ chể tự chủ tại các trường đại học công lập Việt Nam, tác giả cho rằng tự chủ tài chính bao gồm việc phân bổ ngân sách cấp cho các trường đại học, khả năng đảm bảo cơ sở vật chất của các trường đại học và khả năng thu học phí của trường đại học, quyết định các nguồn tài trợ tự tạo và vay tiền trên thị trường tài chính. Tuy nhiên những nghiên cứu của Hayden & Thiep (2007); Trần Đức Cân (2012) và Mai Ngọc Anh & cộng sự (2020) này đề giải quyết vấn đề dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong khi đó cũng tập trung khai thác khía cạnh tự chủ tài chính nhưng nhóm nghiên cứu của Đặng Thị Thúy Hằng & cộng sự (2019) lại chỉ ra được mối liên hệ với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập trên phương diện định lượng. Bằng kiểm định T-test thực hiện trên dữ liệu nghiên cứu là các báo cáo ba công khai của 12 trường đại học thực hiện tự chủ tài chính trong giai đoạn từ 2015-2019, Đặng Thị Thúy Hằng & cộng sự (2019) đã tìm thấy có sự gia tăng trong
- 10 nguồn thu tài chính, quy mô đào tạo, quy mô lao động và số công trình nghiên cứu khoa học được công bố khi thực hiện tự chủ tài chính. Cùng với những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự chủ tài chính và kết quả hoạt động của các các cơ sở GDĐH thì một số nghiên cứu trong nước khác cũng khai thác đối với các khía cạnh khác của tự chủ như tự chủ bộ máy quản lý. Điển hình như trong nghiên cứu về cải cách GDĐH tại Việt Nam, tác giả Đào Khánh Vân (2014) chỉ ra rằng quản trị, đảm bảo chất lượng và tài chính là ba chìa khóa quan trọng trong quá trình thực hiện cải cái. Thông qua phỏng vấn sâu đối với 20 đối tượng gồm quản lý cấp cao tại các cơ sở GDĐH công lập và Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù chi ngân sách cho giáo dục liên tục tăng trong nhiều năm nhưng không thể đáp ứng nhu cầu phát triển của GDĐH. Cùng với đó việc Nhà nước chưa xác định rõ hai chức năng kiểm soát quản lý (governance) và vận hành quản lý (management) đang hạn chế tính tự chủ, sáng tạo và phát triển của các trường đại học (Đào Khánh Vân, 2017). Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Công Ước & Nguyễn Đức Huy (2019) cũng cho rằng “tự chủ đại học là việc Chính phủ giao quyền tự quyết về các vấn đề trong sự cho phép cho các trường đại học quyết định vận mệnh của chính mình, bao gồm một hệ thống được xây dựng một cách chặt chẽ, hướng đến việc nâng cao môi trường học tập bậc đại học để giúp cho chất lượng đầu ra được cải thiện; là khả năng chủ động hành động có tính pháp lý của trường đại học trên các mặt học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự giúp các trường thực hiện tốt sứ mệnh của mình và mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Nhà nước”. Kết luận này được rút ra từ những số liệu định lượng do nhóm tác giả thu thập và thống kê được. Tuy nhiên mối liên hệ giữa tự chủ đại học tới kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học chưa được khẳng định bằng những kiểm định thống kê. Hoặc gần đây nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh & cộng sự (2021) về việc xây dựng mô hình tự chủ đại học nhấn mạnh vai trò của hoạt động quản lý thay vì tập trung vào khía cạnh tài chính. Theo đó sự hình thành cơ chế hội đồng trường được xem như sự thay đổi cốt lõi và quyết định sự thành công của một trường đại học khi thực hiện tự chủ. Có thể thấy rằng những nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa tự chủ với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập đang nhấn mạnh vào khía cạnh tự chủ tài chính trong khi tự chủ bao gồm 04 khía cạnh: Tự chủ tài chính, Tự chủ học thuật, Tự chủ nhân sự và Tự chủ bộ máy quản lý (Mai Ngọc Anh & cộng sự, 2020). Chính vì vậy NCS sẽ bổ sung khoảng trống mà các nghiên cứu trước đó đã để lại trong nghiên cứu này bằng việc đo lường mối quan hệ giữa tự chủ bộ máy quản lý và tự chủ tài chính và với kết quả hoạt động của các trường đại học công lập Việt Nam.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoản Việt Nam
12 p |
3 |
3
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam
199 p |
6 |
3
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với an ninh trong các công ty bất động sản niêm yết Việt Nam
170 p |
2 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam
12 p |
2 |
2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam
241 p |
3 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
12 p |
2 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
13 p |
2 |
2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
244 p |
2 |
2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
187 p |
4 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
12 p |
2 |
2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
172 p |
2 |
2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoản Việt Nam
233 p |
2 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
11 p |
3 |
2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
176 p |
2 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với an ninh trong các công ty bất động sản niêm yết Việt Nam
12 p |
3 |
2
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
186 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
243 p |
1 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
12 p |
1 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)