intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Chia sẻ: Nhu Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

153
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) ở tỉnh Đồng tháp” được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 ở ba huyện Cao Lãnh, Tháp Mười và Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 33 hộ nuôi cá rô đồng trong ao đất và 33 hộ nuôi cá rô đồng trên ruộng theo mẫu soạn sẳn với những nội dung về kết cấu mô hình nuôi, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và nhận thức của người dân về các mô hình này. Qua...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN DƯƠNG THỊ CẨM LIÊN KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN DƯƠNG THỊ CẨM LIÊN KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THANH LONG 2009
  3. LỜI CẢM TẠ Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Long đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Xin chân thành biết ơn toàn thể quý Thầy, Cô của Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài và đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong những năm học tập tại trường. Xin gởi lời biết ơn chân thành đến các anh chị, các cô chú đang công tác tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các cơ quan chính quyền địa phương, sự nhiệt tình của bà con nông dân ở tỉnh Đồng Tháp đã cung cấp thông tin và giúp đỡ cho tôi trong quá trình phỏng vấn và thu thập số liệu. Sau cùng là xin biết ơn đến các bạn lớp Quản Lý Nghề Cá K31 đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và thời gian thực hiện đề tài. Dương Thị Cẩm Liên ii
  4. TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) ở tỉnh Đồng tháp” được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 ở ba huyện Cao Lãnh, Tháp Mười và Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 33 hộ nuôi cá rô đồng trong ao đất và 33 hộ nuôi cá rô đồng trên ruộng theo mẫu soạn sẳn với những nội dung về kết cấu mô hình nuôi, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và nhận thức của người dân về các mô hình này. Qua kết quả khảo sát cho thấy nghề nuôi cá rô đồng đang được phát triển mạnh ở tỉnh Đồng Tháp. Diện tích đất trung bình sử dụng ch mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 0,51±0,36 ha/hộ và trên ruộng là 1,57±1,89 ha/hộ. Mùa vụ nuôi chủ yếu là mùa lũ từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Năng suất bình quân của mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 43.225,3±19.189,4 kg/ha/năm và trên ao ruộng là 23.927,6±8.519,5 kg/ha/năm. Tổng chi phí cho mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 741±416 triệu đồng/ha/năm và trên ruộng là 453±216 triệu đồng/ha/năm. Và lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi trong ao và trên ruộng lần lượt là 493±400 triệu đồng/ha/năm và 246±332 triệu đồng/ha/năm. Khi thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và và mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng, người nuôi thường gặp nhiều khó khăn nhất về chi phí và giá cá rô đồng thương phẩm. Cần đề ra các giải pháp để khắc phục nhằm phát triển nghề nuôi cá rô đồng bền vững về lâu dài như nâng cao chất lượng con giống, nâng cao trình độ kỹ thuật, nâng cấp hệ thống thủy lợi, hỗ trợ vốn cho người nuôi. iii
  5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................... 1 1.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 2 1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................... 3 2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 3 2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 3 2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 3 2.1.3 Khí hậu ................................................................................................... 4 2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở trên thế giới ............................................................ 4 2.3 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Việt Nam............................................................. 5 2.4 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long................................. 5 2.5 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Đồng Tháp .......................................................... 6 2.6 Nhận thức của người nuôi cá rô đồng............................................................... 6 2.7 Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố ........................................................ 7 2.7.1 Đặc điểm phân loại................................................................................. 7 2.7.2 Đặc điểm hình thái ................................................................................. 7 2.7.3 Đặc điểm phân bố................................................................................... 8 2.7.4 Dinh dưỡng............................................................................................. 8 2.7.5 Tăng trưởng ............................................................................................ 9 2.7.6 Sinh sản .................................................................................................. 9 2.7.7 Kỹ thuật nuôi cá rô đồng ...................................................................... 10 2.8 Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá rô đồng .................................................... 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 12 iv
  6. 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 12 3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12 3.2.1 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 12 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 12 3.2.3 Số mẫu khảo sát.................................................................................... 14 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.......................................................... 14 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................... 16 4.1 Tình hình nghề nuôi cá rô đồng ở tỉnh Đồng Tháp ........................................ 16 4.2 Một số thông tin chung về hộ nuôi cá rô đồng ............................................... 17 4.2.1 Về trình độ văn hoá của người nuôi ..................................................... 17 4.2.2 Lao động trong mô hình cá rô đồng ..................................................... 18 4.2.3 Kinh nghiệm nuôi cá rô đồng..........................................................................18 4.3 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi cá rô đồng ................................... 19 4.3.1 Kết cấu ao nuôi..................................................................................... 19 4.3.2 Mùa vụ nuôi.......................................................................................... 20 4.3.4 Khía cạnh kỹ thuật các mô hình nuôi cá rô đồng ................................. 21 4.3.5. Chất lượng giống cá rô đồng ............................................................... 25 4.3.6. Thức ăn sử dụng trong các mô hình nuôi............................................ 26 4.3.7 Quản lý ao nuôi .................................................................................... 27 4.4. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi ......................................... 30 4.4.1 Chi phí cố định ..................................................................................... 30 4.4.2 Chi phí biến đổi .................................................................................... 31 4.4.3 Tổng chi phí của mô hình nuôi cá rô đồng........................................... 32 4.4.4 Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 33 4.5 Nhận thức của nông hộ............................................................................ 35 4.5.1 Khía cạnh môi trường........................................................................... 35 4.5.2 Khía cạnh xã hội................................................................................... 37 4.6 Những thuận lợi và khó khăn trong các mô hình nuôi cá rô đồng ................. 37 4.6.1 Những thuận lợi.................................................................................... 37 v
  7. 4.6.2 Những khó khăn ................................................................................... 38 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................ 40 5.1 Kết luận........................................................................................................... 40 5.2 Đề xuất............................................................................................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 41 PHỤ LỤC ................................................................................... 43 vi
  8. DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1 Diện tích nuôi cá rô đồng tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006 - 2008 (ha)... .16 Bảng 4.2 Sản lượng cá rô đồng tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006 đến - 2008 (tấn) .. 17 Bảng 4.3 DT, SL, NS cá rô đồng tỉnh Đồng Tháp năm 2008 (tấn/ha) ................ 17 Bảng 4.4 Số lao động trong mô hình nuôi cá rô đồng .......................................... 18 Bảng 4.5 Kinh nghiệm nuôi cá rô đồng của nông hộ ........................................... 19 Bảng 4.6 Cơ cấu và diện tích đất của nông hộ ..................................................... 20 Bảng 4.7 Mùa vụ nuôi cá rô đồng......................................................................... 20 Bảng 4.8 Số lần sên vét ao nuôi............................................................................ 21 Bảng 4.9 Các chỉ tiêu thả giống............................................................................ 23 Bảng 4.10. Năng suất cá rô đồng thu được ở hai mô hình nuôi ........................... 24 Bảng 4.11. Chế độ thay nước trong mô hình nuôi cá rô đồng.............................. 28 Bảng 4.12 Xử lý nước cấp vào ao nuôi ................................................................ 29 Bảng 4.13. Chi phí cố định của các mô hình nuôi cá rô đồng ............................. 31 Bảng 4.14. Chi phí biến đổi ở các mô hình nuôi cá rô đồng .............................. .32 Bảng 4.15 Tổng chi phí của mô hình nuôi cá rô đồng.......................................... 33 Bảng 4.16 Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của hai mô hình..... 35 Bảng 4.17 Khía cạnh môi trường.......................................................................... 36 Bảng 4.18 Khía cạnh xã hội.................................................................................. 37 Bảng 4.19 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá rô đồng ............... 38 vii
  9. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Cá rô đồng (Anabas restudies Bloch, 1792) ........................................... 8 Hình 4.1 Trình độ văn hóa gười nuôi ................................................................... 18 Hình 4.2 Nguồn giống cá rô đồng dùng để nuôi .................................................. 26 Hình 4.3 Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi ....................................... 30 viii
  10. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu Với diện tích mặt nước ngọt hơn 600.000 ha, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng có tiềm năng lớn về nuôi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là nghề nuôi cá. Nghề cá nước ngọt ở ĐBSCL trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh cả về diện tích, sản lượng, năng suất nuôi và tạo nguồn sản phẩm lớn cho xuất khẩu. Bên cạnh những đối tượng nuôi truyền thống như cá chép, mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, cá trôi,… thì nhiều loài cá địa phương cũng rất được chú ý phát triển như cá rô đồng, mè vinh, sặc rằn, basa, cá tra, bống tượng, lóc bông,… trong các đối tượng trên thì cá rô đồng (Anabas testudineus) đang được xem là loài nuôi có triển vọng nhất vì cá sống được trong các loại hình thủy vực khác nhau như: Ao, ruộng, bè, sông, rạch,… đặc biệt là vùng đất bị nhiễm phèn nhẹ, cá có thể nuôi theo nhiều hình thức khác nhau và quan trọng nhất là cá rô đồng có giá trị kinh tế cao và được nhiều người ưa thích. Vấn đề hiệu quả kinh tế và kỹ thuật nuôi cá rô đồng cũng trở nên cần thiết và quan trọng trong bối cảnh phát triển nghề cá hiện nay ở ĐBSCL. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá rô đồng phát triển ở nhiều nơi trong khu vực ĐBSCL như ở Châu Thành - Hậu Giang, Tam Nông - Đồng Tháp,… bước đầu cũng đem lại một số kết quả khá khả quan, góp phần cải thiện đời sống vật chất cho người nuôi. Bên cạnh đó, phần lớn người dân dựa vào đặc tính dễ nuôi của cá nên đã sử dụng nhiều loại thức ăn sẵn có của địa phương và cách cho ăn còn theo chủ quan của mỗi người (Lê Văn Tính, 2002). Trong nghề nuôi cá thì hiệu quả kinh tế là yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến sự thành công của người nuôi. Vì thế việc nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của từng mô hình nuôi cá rô đồng đã trở nên quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy đề tài “Khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) ở tỉnh Đồng Tháp” đã được thực hiện. 1
  11. 1.2 Mục tiêu của đề tài Khảo sát hiện trạng các mô hình nuôi cá rô đồng nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi cá rô đồng ở tỉnh Đồng Tháp. 1.3 Nội dung nghiên cứu − Khảo sát hiện trạng các mô hình nuôi cá rô đồng; − So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nghiên cứu; − Nhận thức của người nuôi cá rô đồng tại địa bàn nghiên cứu. 2
  12. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Đồng Tháp là một tỉnh của vùng ĐBSCL ở đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên là 3.238 km2 trong đó có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, với 9 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã và trung tâm tỉnh được đặt tại Cao Lãnh. Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu đó là cửa khẩu Thông Bình, cửa khẩu Dinh Bà, cửa khẩu Mỹ Cân và cửa khẩu Thường Phước. Hệ thống đường quốc lộ như là quốc lộ 30, quốc lộ 80 và quốc lộ 45 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Địa hình của tỉnh Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn như: Vùng phía Bắc sông Tiền với diện tích tự nhiên là 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ phía Tây Bắc đến phía Đông Nam; Vùng phía Nam sông Tiền với diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa. 2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 304.421 ha. Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa có diện tích 191.769 ha. Đây là nhóm đất thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản; nhóm đất phèn có diện tích 84.382 ha; đất xám có diện tích 28.150 ha; nhóm đất cát có diện tích 120 ha. Đất đai của tỉnh Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững và tương đối thấp cho nên muốn xây dựng mặt bằng đòi hỏi kinh phí cao nhưng lại rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Tài nguyên rừng: Trước đây ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm và coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Mặt khác, do khai thác không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động và gây nên mất cân sự bằng sinh thái. Ngày nay, diện tích rừng tràm chỉ còn dưới 10.000 ha nhưng động vật, thực vật rừng rất đa dạng như: Rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò và đặc biệt là sếu cổ trụi. Theo số liệu thống 3
  13. kê năm 1999, rừng tràm với diện tích là 8.912 ha phân bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh còn rừng bạch đàn với diện tích là 144 ha ở huyện Tân Hồng. Số lượng cây phân tán được tăng dần qua các năm, bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 3 triệu cây, đến 2002 toàn tỉnh đạt khoảng 64 triệu cây phân tán các loại. Tài nguyên nước: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long nên có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc,… hệ thống kênh rạch chằng chịt. 2.1.3 Khí hậu Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình là 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 đến 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm từ 90% đến 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (nguồn: http://www.dongthap.gov.vn). 2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở trên thế giới Trong thời gian qua, ngành thủy sản ngày càng phát triển và dần dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho cộng đồng dân cư trên toàn thế giới. Không những phát triển về số lượng và giá trị, ngành thủy sản còn có những bước thay đổi cơ bản về cơ cấu sản xuất. Năm 2003, tỷ lệ của nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng thủy sản thế giới đã tăng lên 31,7%. Theo thống kê của FAO, năm 2003, tổng sản lượng thủy sản của thế giới đạt gần 132 triệu tấn, trong đó lĩnh vực khai thác đạt 90 triệu tấn và nuôi đạt gần 42 triệu tấn. Bên cạnh đó, sản lượng thủy sản dùng làm thực phẩm khoảng 101 triệu tấn, chiếm hơn 76,5%. Có thể nói nghề nuôi thủy sản trên thế giới phát triển rất mạnh với đội ngủ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Sự phát triển của nghề nuôi thủy sản được khẳng định trong mối quan hệ với tổng sản lượng thủy sản trong vùng, khu vực và toàn cầu. Sản lượng nuôi thủy sản các nước Châu Á chiếm khoảng 88% tổng sản lượng thủy sản trên thế giới (nguồn: http://www.fice.org.vn). 4
  14. 2.3 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Việt Nam Trong khi con cá tra lao đao vì giá, thì cá rô đồng đang thắng thế, giá cá rô đồng luôn đứng ở mức trên 30.000 đ/kg. Và chuyện nông dân ồ ạt đào ao để nuôi cá rô đồng, giống như thời hoàng kim của con cá tra, làm cho nhiều người nuôi không khỏi băn khoăn về việc phát triển nghề nuôi cá rô đồng có được phát triển bền vững không. Giá bán cá rô đồng cao, cá loại 1 được bán với giá từ 35.000 đến 37.000 đ/kg, còn cá xô là 30.000 đ/kg. Song, ngành nông nghiệp cũng đã xác định thủy sản là thế mạnh sau cây lúa và cây mía để tăng GDP của ngành trong năm nay và những năm tiếp theo. Chỉ có cá tra hiện nay là đáng lo ngại về đầu ra và thị trường giá cả. Riêng đối với cá rô đồng có đầu ra ổn định, có quy hoạch cho từng vùng nuôi, tuy nhiên sản lượng còn thấp nên chưa đáng lo ngại về đầu ra. Với giá cả cá hấp dẫn, việc đào ao nuôi ồ ạt khả năng sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước xung quanh đó là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, các hộ nuôi cần phải có ao lắng lọc để giữ môi trường chung, đảm bảo vùng nuôi được lâu dài an toàn dịch bệnh (nguồn: http://www.nhanong.net). 2.4 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long Cá rô đồng là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới và khả năng thích nghi của chúng đối với môi trường sống rất tốt, đặt biệt là cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Song, cá rô đồng là đối tượng dễ nuôi, có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá trị thương phẩm cao. Theo thông kê của Sở Nông Nghiệp tỉnh Cần Thơ năm 1997 thì cá rô đồng đang được chú ý nuôi theo nhiều hình thức khác nhau như nuôi trong ao, ruộng, bè,… đặc biệt là nuôi thâm canh trong ao đất. Riêng tỉnh Cần Thơ chỉ mới áp dụng nuôi cá rô đồng vào năm 1997 với diện tích khoảng 4,9 ha, năm 1998 với diện tích là 27,5 ha, năm 2001 với diện tích là 150 ha và 6 tháng đầu năm 2002 diện tích giảm còn 86,7 ha. Năm 2002 diện tích nuôi có giảm so với năm 2001 là do các hộ nuôi cá rô đồng không có lợi nhuận. Theo kết quả nghiên cứu năm 2002 chỉ có khoảng 50% số hộ nông dân nuôi cá rô đồng không có lợi nhuận vì chi phí thức ăn cho cá quá cao (Tạp chí khoa học thủy sản, 2006a). Hiện nay, cá rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng ĐBSCL, gần đây còn phát triển nhiều ở Miền Đông Nam Bộ (Dương Nhựt Long, 2007). 5
  15. 2.5 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Đồng Tháp Với địa hình có diện tích mặt nước lớn thì ngành thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp được coi là thế mạnh thứ hai sau ngành trồng trọt. Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó các loài được nuôi chủ yếu như là cá tra, cá ba sa, cá rô đồng, tôm càng xanh. Năm 2007, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 5.300 ha, người dân tập trung nuôi trên ruộng lúa và bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu. Đây là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Trong số đối tượng các loài thủy sản bản địa được đưa vào nuôi thì cá rô đồng đang được xem là loài nuôi có triển vọng nhất vì chúng sống được trong các loại hình thủy vực và đặc biệt là vùng đất bị nhiễm phèn nhẹ. Mặt khác, cá còn có thể nuôi theo nhiều hình thức khác nhau và quan trọng là nó có giá trị kinh tế cao và được nhiều người ưa thích. Vì thế những hộ nuôi cá tra, cá basa trong ao đất ở tỉnh Đồng Tháp đã có xu hướng chuyển đổi từ mô hình nuôi cá tra, cá basa kém hiệu quả sang mô hình nuôi cá rô đồng (Tạp chí khoa học thủy sản, 2006b). Ngoài ra, cá rô đồng là đối tượng nuôi cho năng suất cao hơn các loài cá khác, theo Dương Nhựt Long thì nuôi cá rô đồng trong ao đất với diện tích 500 m2 và mật độ thả 30 con/m2 sẽ đạt được 1.056 kg sau 6 tháng nuôi. Với giá cá hấp dẫn, nhiều hộ nuôi thủy sản đã chuyển sang nuôi cá rô đồng với năng suất ngày càng cao, điều đó có nghĩa mô hình nuôi cá rô đồng ngày càng được thâm canh hóa nên không tránh khỏi việc góp phần làm ô nhiễm môi trường nước. 2.6 Nhận thức của người nuôi cá rô đồng Theo các chuyên gia cho rằng mặc dù cá rô đồng giỏi sống trong môi trường khắc nghiệt nhưng khi nuôi với mật độ cao trong ao thì cũng hay phát sinh một số bệnh như bệnh xuất huyết, bệnh đường ruột, bệnh tuột nhớt và một vài bệnh khác. Các bệnh này chủ yếu do môi trường nước xấu gây nên, vì vậy cần chú ý giữ cho nước trong ao thật tốt để phòng bệnh cho cá, nhất là ở giai đoạn giữa vụ nuôi trở đi, vì lúc đó số lượng chất thải từ cá và các lớp tảo chết tích tụ dưới đáy ao rất nhiều. Biểu hiện dễ thấy nhất là khi độ pH lớn hơn 7,0 (pH tốt nhất cho cá rô đồng là từ 6,5-7,0). Vì vậy trong suốt quá trình nuôi, cần chú ý sử dụng các chất xử lý nền đáy như ziolite hoặc các loại men vi sinh... Từ những kinh nghiệm của người nuôi cá rô đồng, không chỉ cá rô mà các loại cá khác cũng vậy, nên cần phải sắp xếp mùa vụ làm sao để tránh xuất ao vào các tháng 8, 9, 10 âm lịch. Vì đây là thời gian cá tự nhiên được khai thác nhiều nên 6
  16. giá cá ở ngoài thị trường không cao. Tốt nhất là nuôi cá trong chính thời gian này, vừa có nguồn nước tốt, vừa có nguồn thức ăn tự nhiên để bước sang tháng 11 âm lịch khi đã hết cá tự nhiên, cũng là lúc cá trong ao vừa đúng lứa, thu hoạch lúc này là tốt nhất vì có giá bán cao. Nghề nuôi cá rô đồng thành công đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở Đồng Tháp Mười (nguồn: http://cema.gov.vn). 2.7 Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố 2.7.1 Đặc điểm phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá rô đồng có hệ thống phân loại như sau: Ngành : Vertebrata Lớp : Osteichthyes Bộ : Perciformes (cá vược) Bộ phụ: Anabantoidei Họ : Anabantidea Giống : Anabas Loài : Anabas testudineus (cá rô đồng). 2.7.2 Đặc điểm hình thái Cá rô đồng có thân hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc, chiều dài chuẩn gấp 3 đến 4 lần chiều cao thân. Đầu lớn rộng, mõm ngắn, miệng ở tận cùng xiên và chẻ sâu, răng hàm xếp thành hàng rộng, ngắn và nhọn. Mỗi bên đầu có hai lỗ mũi, nắp mang cứng, cạnh sau nắp mang có nhiều gai nhỏ tạo thành răng cưa, giúp cá rô di chuyển tốt trên cạn, gai vây cứng và chắc, gốc vây đuôi có đốm đen tròn, vẩy lược phủ toàn thân (Mai Đình Yên và ctv, 1992). Gốc vây lưng dài, khởi điểm vi lưng ở trên vẩy đường bên và kéo dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm vi hậu môn ngang vẩy đường bên từ thứ 14 đến thứ 15 gần điểm giữa gốc vi đuôi hơn gần chót mõm và chạy dài đến gốc vi đuôi. Vi đuôi tròn, không chẻ hai. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng cứng và nhọn. Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và lợt dần xuống bụng, ở một số cá thể có ửng lên màu vàng lợt. Cạnh sau xương nắp mang có màng da màu đen (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 7
  17. Cá rô có cơ quan hô hấp phụ nằm trên cung mang thứ nhất gọi là hoa khế, chính cơ quan này giúp cá rô sống được trong môi trường thiếu oxy. Cụ thể cá rô sống rất khỏe, chịu được cả điều kiện không có nước trong suốt thời gian khá lâu. (Mai Đình Yên, 1983). Hình 2. 1 Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) 2.7.3 Đặc điểm phân bố Cá rô đồng phân bố ở khắp các địa hình như ao, hồ, sông, rạch, mương vườn, ruộng lúa,… cá rô đồng là loài cá nước ngọt phân bố rộng từ phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, đến Thái Lan, … (Dương Nhựt Long, 2007). Cá rô đồng thích ứng với khí hậu nhiệt đới, lúc mùa khô hạn cá có thể sống chui rút trong bùn và có thể ra khỏi mặt nước nhô lên tìm thức ăn hoặc di chuyển một đoạn khá xa tìm nơi thích hợp để sinh sống (Vương Dĩ Khang, 1962). Đây là loài cá phân bố khá phổ biến trong hầu hết các thủy vực ở Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng Nam bộ nước ta nhưng miền núi gặp rất ít (Mai Đình Yên, 1983). 2.7.4 Dinh dưỡng Cá rô đồng là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn của chúng là các loài động vật không xương sống như: Thủy sinh hay các loài côn trùng bay trên không khí đến các loài tảo như spyrogyra,… (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 8
  18. 1993). Ngoài ra, cá còn ăn các loại thức ăn như thóc, tấm, cám gạo, cá tạp,… khi phân tích thức ăn trong dạ dày cá rô đồng người ta thấy có 19% giáp xác, 3,5% côn trùng, 6% nhuyễn thể, 9,5% cá, 47% thực vật và 16% vật chất ít tiêu hoá. pH trong dạ dày cá rô đồng khoảng từ 5,9 đến 6,58 (Phượng, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Long, 2004). Cá rô đồng lúc nhỏ ăn thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, khi lớn cá ăn cả động vật và thực vật. Ngoài ra cá có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, từ những thức ăn cá nguồn gốc động vật tới những thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy có phổ thức ăn rộng, nhưng cá rô là loài cá có tốc độ tăng trưởng chậm. Cá rô đồng ngoài tự nhiên sau một năm tuổi đạt trọng lượng khoảng từ 50 g đến 60 g đối với cá đực và từ 50 g đến 80 g đối cá cái (Phạm Văn Khánh, 1999). Trong ao nuôi có bổ sung thêm thức ăn (như con ruốc, bột cá, cám,…) sau 3 tháng cá đạt trọng lượng từ 30 g/con đến 35 g/con; sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 g/con đến 100 g/con. Nhưng theo Mangklamana (1986) thì cá rô đồng có tốc độ tăng trưởng từ 0,5 đến 0,9 g/ngày khi nuôi trong ao đất có bổ sung thức ăn (Phượng, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Long, 2004). Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Thanh Phương (2002), trong nuôi cá rô mức cho ăn thích hợp nhất đối với cá nhỏ là 6% trọng lượng thân (cho ăn 4 lần/ngày) và cá lớn là 3% trọng lượng thân (cho ăn 2 lần/ngày). 2.7.5 Tăng trưởng Cá rô đồng là loài cá có kích thước nhỏ, cá khai thác thông thường nặng từ 50 g đến 100 g. Đối với cá nuôi, cá được cho ăn ruốt, cám, bột cá kết hợp phân cút, thóc ngâm thì sau 3 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 30 g/con đến 35 g/con. Cá rô đồng có tỷ lệ tăng trưởng từ 0,5 g/ngày đến 0,9 g/ngày khi nuôi trong ao đất có bổ sung thức ăn. Tuy nhiên cá không đạt như thế khi nuôi trong ao có diện tích nhỏ hoặc trong phòng thí nghiệm (Trần Văn Bùi, 2005). 2.7.6 Sinh sản Cá rô đồng 1 tuổi đã thành thục, thường con cái có trọng lượng lớn hơn con đực ở cùng tuổi. Cá cái thành thục lần đầu dài từ 8 cm đến 10 cm tương ứng với 5 tháng đến 6 tháng tuổi. Mỗi con cá cái đẻ khoảng từ 2.200 trứng đến 28.000 trứng, cá đẻ vào thời gian lúc trăng non. 9
  19. Trứng cá màu vàng hoặc hơi trắng và kích cỡ khoảng 0,8 mm. Trứng nổi và tạo thành mảng trên mặt nước tư 18 giờ đến 24 giờ thì trứng sẽ nở. Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở là từ 28oC đến 29oC. Mùa sinh sản của cá rô ở nước ta là từ tháng 9 đến tháng 11, cá cái cỡ 15 cm, nặng 50 g đẻ vào lúc mưa to. Cá bố mẹ di cư ngược theo dòng nước để đẻ. Vì vậy vào các tháng 4 và tháng 5, khi gặp trận mưa rào, người dân thường đi tìm những nơi cá dòng chảy vào ao, hồ, ruộng để bắt cá (Trần Văn Bùi, 2005) 2.7.7 Kỹ thuật nuôi cá rô đồng Theo Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thu Loan (2004) thì cá rô đồng có thể nuôi thịt trong ao từ 200 m2 trở lên hoặc trên ruộng có diện tích từ 2.000 m2 đến 3.000 m2 độ sâu khoảng từ 1 đến 1,5 m; mật độ nuôi 30 con/m2 và cho ăn thức ăn tự chế (cám gạo hoặc tấm 35%, cá tạp, phế phẩm, ốc,… 30%, bánh dầu 15%, rau xanh 20% và khoáng premix, vitamin 1%). Có thể cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp thì hàm lượng đạm tổng cộng là từ 22% đến 25%, cho ăn từ 2% đến 3% trọng lượng thân. Mặt khác, có thể cho cá ăn luân phiên cả hai loại thức ăn trên, tháng đầu cho cá ăn thức ăn viên, từ tháng thứ 2 đến tháng thứ tư cho cá ăn thức ăn tự chế, đến tháng cuối cho cá ăn trở lại thức ăn viên nhằm kích thích cá tăng trọng nhanh để bán. Trong quá trình nuôi cá rô đồng phải thường xuyên thay nước cho cá, không để nước quá dơ, xanh đậm hoặc có mùi hôi. Khi cá bị bệnh phải ngưng cho cá ăn và thay nước mới, phải thương xuyên kiểm tra bờ, cống bọng, phát hiện địch hại như rắn, cá lớn vào ăn hại cá và tìm cách diệt chúng (Khánh và Loan, 2004). Theo trích dẫn của Lê Văn Tính (2003) thì Doolgindachabaporn (1994) đã thử nghiệm nuôi cá rô đồng trong ao sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho cá ăn đạt năng suất khoảng 100 kg/1.000 m2 sau 3 tháng nuôi. Theo Báo cáo con tôm số 90/07-2003 thì kết quả nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao của ông Đặng Văn Vị ở Trà Vinh có diện tích 3.600 m2, mật độ 50 con/m2, thời gian nuôi 4,5 tháng thu hoạch được hơn 6,5 tấn (năng suất đạt 18 tấn/ha) với giá bán từ 24.000 đến 26.000 đồng/kg. Tổng doanh thu hơn 160 triệu đồng và sau khi trừ đi chi phí còn lãi hơn 90 triệu đồng. 2.8 Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá rô đồng Đồng Tháp là một trong bốn tỉnh thành có nước ngọt quanh năm ở khu vực ĐBSCL và đang rộ lên phong trào nuôi cá rô đồng trong mùa nước nổi. Đã có không ít hộ gia đình ăn nên làm ra nhờ nuôi con cá rô đồng. Chẳng hạn như 10
  20. trường hợp của ông Nguyễn Văn Dũng ở xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng. Mùa lũ năm 2006, ông Dũng đã thu được 100 triệu đồng tiền bán cá rô đồng thương phẩm trên diện tích ao nuôi bao ví khoảng 2.000 m2. Thấy được, ông Dũng đã mở rộng quy mô sản xuất trong mùa lũ năm 2007, với diện tích 2 ha nuôi cá rô đồng trên ruộng và ao bao ví. Với gần 8 triệu con cá rô giống đang trong độ tuổi lớn. Và mùa lũ năm 2007, ông đã thu hoạch khoảng 100 tấn cá rô đồng thương phẩm. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá rô đồng cho rằng cá rô đồng là loài dễ nuôi, ít bệnh tật, háu ăn và chóng lớn (nguồn: http://www.vietlinh.com.vn). 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2