intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

134
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước ta là nước đang phát triển và đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Vì vậy, rất cần một mô hình kinh tế thật sự là nòng cốt cho tiến trình đưa nền kinh tế nước nhà trở thành một nước phát triển, một nền kinh tế hùng mạnh trong tương lai. Gần đây, nhiều tập đoàn kinh tế nước ta xin phép thành lập ngân hàng cho thấy dường như các tập đoàn nước ta đang đi theo mô hình Keiretsu ở Nhật Bản - Mô hình đã đưa Nhật Bản từ một nước đổ nát sau thế chiến thứ II trở thành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản

  1. Luận văn Mô hình Keiretsu ở Nhật Bả n
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................ ................................ ................................ ............ Trang i MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ .............. Trang iv DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ................................ ................................ ............. Trang v DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ................................ ................................ ........ Trang vi CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ KEIRETSU VÀ NGÂN HÀNG TẠI NHẬT BẢN ................................ ................................ .......... Trang 1 1.1. Tập đoàn kinh tế là gì? ................................ ................................ ................ Trang 1 1.1.1 Khái niệm tập đoàn trên thế giới ................................ .......................... Trang 1 1.1.2. Các hình thức phổ biến của tập đoàn kinh tế ................................ ....... Trang 1 1.1.3. Đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế ................................ .................. Trang 2 1.1.4. Nguyên nhân thành lập tập đoàn kinh tế ................................ ............. Trang 3 1.1.5. Mô hình tập đoàn trên thế giới ................................ ............................ Trang 3 1.2. Sơ nét về mô hình Zaibatsu ................................ ................................ ......... Trang 3 1.2.1. Zaibatsu là gì ? ................................ ................................ .................... Trang 3 1.2.2. Hoàn cảnh ra đời - Quá trình phát triển ................................ ............... Trang 4 1.2.3. Cấu trúc ................................ ................................ .............................. Trang 4 1.2.4. Đặc điểm ................................ ................................ ............................ Trang 5 1.2.5. Thành tựu mà các Zaibatsu đạt được ................................ ................... Trang 6 1.2.6. Nguyên nhân giải thể ................................ ................................ .......... Trang 6 1.3. Nghiên cứu về mô hình Keiretsu của Nhật Bản thời kỳ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước ................................ ................................ ...... Trang 7 1.3.1. Bối cảnh kinh tế Nhật Bản ................................ ................................ .. Trang 7 Trang 1
  3. 1.3.2. Sự ra đời của các Keiretsu ................................ ................................ ... Trang11 1.3.3. Cấu trúc của một Keiretsu ................................ ................................ ... Trang11 1.3.4. Nguyên tắc hoạt động ................................ ................................ ......... Trang13 1.3.5. Mô hình Keiretsu: Ưu điểm - Nhược và tác động của nó đến nền kinh tế................................ ................................ ................................ ........... Trang13 1.4. Hệ thống Ngân hàng của Nhật Bản - Ngân hàng của tập đoàn tại Nhật ................................ ................................ ................................ .............. Trang18 1.4.1.Cơ cấu tổ chức hệ thống ngân hàng của Nhật ................................ ....... Trang18 1.4.2. Ngân hàng của tập đoàn tại Nhật ................................ ........................ Trang21 1.4.3. Ưu điểm, những vấn đề tồn tại và tác động của nó đối với nền kinh tế Nhật ................................ ................................ ................................ .. Trang23 CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN TẠI VIỆT NAM ................................ ................................ ............... Trang26 2.1 Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam................................ ................................ ........ Trang26 2.1.1. Khái niệm tập đoàn ở Việt Nam ................................ .......................... Trang26 2.1.2. Thực tế mô hình tập đoàn ở Việt Nam................................ ................. Trang27 2.2. Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam ................................ ................................ . Trang29 2.2.1. Khái quát hệ thống ngân hàng tại Việt Nam ................................ ........ Trang29 2.2.2. Tình hình kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam trong những năm gần đây ................................ ................................ ................................ Trang31 2.2.3. Tiềm năng của ngành ngân hàng trong tương lai ................................ . Trang33 2.2.4. Những thách thức của ngành ngân hàng khi Việt Nam ngày càng mở cửa, nền kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới ........... Trang34 Trang 2
  4. 2.3. Xu hướng thành lập ngân hàng tại Việt Nam hiện nay ................................ . Trang34 2.3.1. Sự tất yếu cần có nhiều ngân hàng ................................ ...................... Trang34 2.3.2. Xu hướng thành lập ngân hàng tại Việt Nam ................................ ....... Trang35 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM................................ . Trang43 3.1. Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay có phù hợp để thành lập theo mô hình Keiretsu của Nhật Bản hay không? ................................ ...................... Trang43 3.2. Cải tổ hệ thống tập đoàn và tổng công ty ................................ ..................... Trang46 3.3. Kiến nghị đối với giám sát chặt chẽ hơn thị trường chứng khoán................ Trang47 3.4. Đối với chất lượng hoạt động của các ngân hàng do tập đoàn thành lập ................................ ................................ ................................ ............ Trang47 3.5. Đối với các ngân hàng đang xin cấp phép thành lập ................................ ... Trang48 3.6. Về giải quyết tính minh bạch trong các khoản cho vay của các ngân hàng trực thuộc tập đoàn ................................ ................................ ............ Trang50 KẾT LUẬN PHỤ LỤC Trang 3
  5. DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1.Cấu trúc của một Zaibatsu Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của hệ thống ngân hàng Nhật Bản Hình 1.3. tỷ lệ vay nợ của các công ty Nhật so với công ty Mỹ DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lạm phát sau chiến tranh tại Nhật Bản Bảng 1.2. Quan hệ tài chính và thương mại trong 6 Keiretsu Bảng 2.1. Bảng xếp hạng của các Ngân hàng Bảng 2.2. Các NHTMCP nộp hồ sơ xin cấp phép tính đến hết tháng 8/2007 Trang 4
  6. M Ở ĐẦU Nước ta là nước đang phát triển và đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Vì vậy, rất cần một mô hình kinh tế thật sự là nòng cốt cho tiến trình đưa nền kinh tế nước nhà trở thành một nước phát triển, một nền kinh tế hùng mạnh trong tương lai. Gần đây, nhiều tập đoàn kinh tế nước ta xin phép thành lập ngân hàng cho thấy dường như các tập đoàn nước ta đang đi theo mô hình Keiretsu ở Nhật Bản - Mô hình đã đưa Nhật Bản từ một nước đổ nát sau thế chiến thứ II trở thành một nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới; mô hình Chaebol ở Hàn Quốc – mô hình đã đưa Hàn quốc từ một nước nghèo lên vị trí 11 thế giới. Chuyên đề tốt nghiệp này, chúng em nghiên cứu mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, để từ đó đưa ra một cở sở để xem liệu các mô hình này có thật sự hiệu quả đối với Việt Nam hay không, có thật sự trở thành nòng cốt cho sự phát triển kinh tế đất nước hay không, hay sẽ trở thành một gánh nặng kìm hãm sự phát triển của đất nước. Và một điều nữa, nhìn vào thực trạng nền kinh tế liệu các tập đoàn kinh tế Việt Nam xin thành lập ngân hàng cho mình có vì mục đích mang lại cái lợi trước mắt cho mình hay không? Hay là vì mục đích lâu dài, vì sự phát triển lâu dài của đất nước. Trang 5
  7. CHƯƠNG 1 MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ KEIRETSU VÀ NGÂN HÀNG TẠI NHẬT BẢN 1.1. Tập đoàn kinh tế là gì? 1.1.1. Khái niệm tập đoàn trên thế giới. Tập đoàn kinh tế là một khái niệm được hình thành từ lâu đời ở khắp nơi trên thế giới. Mỗi nơi có một cách gọi khác nhau để chỉ tập đoàn thể hiện sự đa dạng về hình thức liên kết, quá trình hình thành và nguyên tắc hoạt động của chúng, gắn liền với điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội, pháp lý của mỗi quốc gia. Do đó, không thể có một định nghĩa nào chung nhất cho tất cả các hình thức tập đoàn. Ở nước ngoài, tập đoàn kinh tế là một tổ chức gồm công ty mẹ và các công ty khác, trong đó công ty mẹ kiểm soát, tham gia góp vốn; mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác. 1.1.2. Các hình thức phổ biến của tập đoàn kinh tế. Hình thức thứ nhất: lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu. Bằng cách nắm giữ cổ phần khống chế của các doanh nghiệp thành viên, một doanh nghiệp nòng cốt sẽ giữ vai trò lãnh đạo và chi phối các quyết định về nhân lực, vật chất, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ…Hình thức này giúp điều chỉnh kết cấu tổ chức doanh nghiệp, bổ sung lợi thế cho nhau, sử dụng hiệu quả, hợp lý các yếu tố sản xuất, kinh doanh đa dạng, cùng có lợi. Hình thức thứ hai: lấy sản xuất làm nút liên kết. Một doanh nghiệp lớn sẽ đóng vai trò “thương hiệu” trung tâm, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hiệp tác sản xuất kinh doanh theo một dây chuyền cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, phát huy thế mạnh về quy mô. Trang 6
  8. Hình thức thứ ba: là sự kết hợp cả về vốn và dây chuyền sản xuất, gồm rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực khác nhau, ít hoặc thậm chí không có mối liên hệ kinh tế trực tiếp với nhau. Đó là sự liên kết đa ngành, đa lĩnh vực. Tập đoàn ra đời là sự tất yếu của quá trình cạnh tranh; liên kết để tối đa hoá lợi nhuận. 1.1.3. Đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế. Từ những ý kiến trên có thể đưa ra mô hình tập đoàn kinh tế có những điểm sau:  Đa số là không có tư cách pháp nhân.  Quy mô tương đối lớn.  Gồm nhiều công ty hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, thuộc phạm vi một hay nhiều nước.  Có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển.  Sử dụng chung một thương hiệu.  Mục tiêu hoạt động: tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận.  Cơ chế điều hành: chủ yếu dựa trên quan hệ về lợi ích kinh tế minh bạch, uy tín và các cam kết trong quy chế chung.  Các pháp nhân trong tập đoàn được bảo vệ để có thể tránh khỏi những nguy cơ bị thôn tính hay chèn ép trên thị trường từ những công ty ngoài tập đoàn. Qua đó, ta có thể thấy được ưu điểm của mô hình tập đoàn kinh tế chính là kết hợp được sức mạnh của các thành viên, nhưng chính sự tồn tại của nó đã cản trở sự phát triển của các công ty nhỏ. Trang 7
  9. 1.1.4. Nguyên nhân thành lập tập đoàn kinh tế Việc thành lập tập đoàn kinh tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động các nguồn lực ( vật chất, lao động, vốn ) cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, việc thành lập này còn giúp tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng những lợi thế về quy mô và kết hợp các ưu thế của chuyên môn hóa với hoạt động kinh doanh. 1.1.5. Mô hình tập đoàn trên thế giới.  Hàn Quốc. Mô hình tập đoàn kinh tế - còn được gọi là Chaebol đã vực nền kinh tế dậy, đưa Hàn Quốc trở thành một nước trong khối các nước công nghiệp mới(NICs).Mô hình này được Hàn Quốc vận dụng như hầu hết các tập đoàn kinh tế khác trên thế giới: Một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành mũi nhọn, đây cũng là trung tâm của các đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ điển hình: Một số chaebol Hàn Quốc có tên tuổi, vị thế lớn trên thế giới : Samsung, LG, Deawoo, Hyundai. Những tập đoàn này hoạt động trên 20 ngành. Góp phần vào sự thành công của các chaebol này chính là sự hậu thuẫn khá lớn từ phía chính phủ.  Ở Nh ậ t B ả n. Sau chiến tranh thế giới thứ II, từ một nền kinh tế kiệt quệ, mô hình tập đoàn kinh tế - Keiretsu đã khôi phục nền kinh tế Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Ví dụ điển hình: Mitsuibisi, Mitsui, Sumitomo, Fuyo, Sanwa, Dai-Ichi Kangyo là 6 Keiretsu lớn nhất Nhật Bản. 1.2. Sơ nét về mô hình Zaibatsu. 1.2.1. Zaibatsu là gì ? Zaibatsu là các tập đoàn kinh tế: Trang 8
  10.  Được thiết lập thông qua sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty cùng nắm giữ quyền điều hành và chi phối nguồn tài chính.  Là những tập đoàn tư bản tài chính lớn nhờ việc nắm giữ những hoạt động tín dụng và ngân hàng mà kiểm soát được nhiều lĩnh vực công nghiệp và thương mại.Từ đó nắm quyền chi phối nền kinh tế Nhật Bản. 1.2.2. Hoàn cảnh ra đời - Quá trình phát triển. Hầu hết các zaibatsu đều được thiết lập từ đầu thời kỳ Minh Trị. Bắt nguồn từ các nhà tư bản cho vay nặng lãi, các Zaibatsu đã phát triển đa dạng lên thành các nhà tư bản công nghiệp từ những năm 1870 và 1880. Môi trường để các Zaibatsu phát triển mạnh mẽ nhất chính là cuộc chiến tranh thế giới lần I, nhờ hàng loạt các đơn đặt hàng của Chính phủ. Đây chính là cơ hội để các Zaibatsu bành trướng để trở thành các tập đoàn tài chính, công nghiệp thực sự, đóng vai trò dẫn đầu trong hoạt động tài chính và nhiều lĩnh vực sản xuất. Nhờ sự hậu thuẫn của Chính phủ Nhật qua các khoản trợ cấp, thuế quan bảo hộ … mà các Zaibatsu đã chiếm vai trò chi phối nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế. Cuộc chiến tranh Thế giới II nổ ra với rất nhiều vụ sát nhập các công ty lại với nhau càng làm gia tăng thế lực của các Zaibatsu. 1.2.3. Cấu trúc. Theo cơ cấu hình chóp: (1) (2) (3) (4) Hình 1.1.Cấu trúc của một Zaibatsu Trang 9
  11. Hội đồng các thành viên sáng lập thuộc cùng một dòng họ. (1) Công ty cổ phần mẹ do thành viên gia đình sáng lập kiểm soát và đây là (2) trung tâm quyền lực của một Zaibatsu. Công ty sở hữu một phần lớn cổ phần trong các công ty hạt nhân. Các công ty hạt nhân (ngân hàng, công ty thương mại, công ty bảo hiểm). (3) Mỗi công ty này lại sở hữu thêm một tỷ lệ cổ phần nhất định nào đó trong nhiều công ty phụ thuộc khác nhỏ hơn ở cấp thứ 4. Các công ty phụ thuộc nhỏ hơn. (4) Chính quan hệ về sở hữu như vậy mà các công ty thường gắn bó với nhau rất chặt chẽ, trong đó các ngân hàng và công ty thương mại có một vai trò khá quan trọng: Các ngân hàng có nhiệm vụ cung cấp tiền cho hoạt động của các công ty trong gia đình mình bằng cách cấp những khoản vay hoặc bảo lãnh cho việc phát hành cổ phiếu công ty. 1.2.4. Đặc điểm Nổi bật nhất là Quy mô hoạt động dàn trải trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo thành một hệ thống khép kín. Thứ hai là trong cơ cấu hình chóp có một tỷ lệ cổ phần chéo khá cao giữa các công ty thuộc cùng một Zaibatsu. Thứ ba là có sự phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong công ty. Thứ tư chính là mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ty trong cùng một nhóm, tức là nếu có một thành viên gặp khó khăn về tài chính thì sẻ được công ty bạn bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ với giá ưu đãi; còn nếu khó khăn về sản xuất thì sẽ được chuyên gia đến giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ. Cuối cùng là tất cả các Zaibatsu đều có ngân hàng. Vào thời điểm này, hoạt động tín dụng ngân hàng rất phát triển. 1.2.5. Thành tựu mà các Zaibatsu đạt được. Trang 10
  12. Bốn trong số những Zaibatsu lớn nhất (Mitsibishi, Mitsui, Sumotomo, Yasuda) chiếm khoảng ¼ tổng tài sản công nghiệp Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ II, trình độ tập trung tư bản của các Zaibatsu đã đạt mức rất cao: 10 Zaibatsu lớn nhất lên đến 53% trong ngành tài chính, 49% trong công nghiệp nặng và 17% trong công nghiệp nhẹ. 1.2.6. Nguyên nhân giải thể Sau khi tiếp quản Nhật Bản, Bộ tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh (GHQ) đã đề ra nhiều chính sách để ổn định nền kinh tế Nhật Bản. Trong đó Mục tiêu ban đầu lớn nhất thực hiện một số biện pháp nhằm giải thể các Zaibatsu, “dân chủ hóa nền kinh tế” để triệt tiêu những mầm mống chiến tranh, giảm thiểu tình trạng độc quyền về kinh tế, tạo nên môi trường cạnh tranh tự do cho các công ty ở Nhật Bản. Những biện pháp đó là:  Đề ra chính sách dân chủ hóa nền kinh tế Nhật bản. GHQ chủ trương phân tán cổ phiếu của công ty tới tay cá nhân để xóa bỏ việc tập trung quyền sở hữu trong tay các gia đình Zaibatsu hay các cổ đông. Tháng 4/1947 Luật chống độc quyền (Anti-Trust Law) ban hành đã cấm các công ty chế tạo công nghiệp nắm cổ phần của các công ty khác. Các tổ chức tài chính cũng bị hạn chế mức sở hữu cổ phần tại các công ty khác ở mức dưới 5%. Luật chứng khoán cũng được ban hành năm 1947 nhằm cấm các ngân hàng sở hữu, bảo lãnh mua bán chứng khoán công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Để ngăn chặn không cho bất kỳ cổ đông nào có quyền gây ảnh hưởng lớn đến quyết định của một công ty. Thiên hoàng đã ra Pháp lệnh 567: cổ đông nào sở hữu hơn 10% cổ phần một công ty sẽ bị loại ra khỏi công ty đó. Về mặt tài chính công ty, mô hình được coi là tối ưu sẽ là công ty gây quỹ đầu tư thông qua thị trường chứng khoán. Các báo cáo về tài chính và các hoạt động của công ty sẽ phải được thông báo công khai. Trang 11
  13. Như vậy, cơ cấu sở hữu công ty và chính sách liên quan của chính phủ Nhật Bản bị thay đổi. Những thay đổi này dẫn đến những bất đồng giữa chính phủ Nhật Bản và GHQ về quyền của cổ đông, về quyền sở hữu của cổ đông pháp nhân và về tài chính công ty. Chính những bất đồng này là điều kiện để một số đặc điểm của mô hình Zaibatsu vẫn được giữ lại ở mức độ nhất định và sau này, khi Nhật Bản đã giành lại chủ quyền, chúng đã được phát triển lên ở các keiretsu.  Giải thể Zaibatsu và thanh lọc các nhà quản lý cấp cao. Mục tiêu của quá trình giải thể Zaibatsu là xóa bỏ cơ cấu sở hữu tập trung nhằm loại bỏ quyền kiểm soát gia đình trị của chúng. Các Zaibatsu và các công ty con của nó bị buộc phải chuyển cổ phần của mình cho Ủy ban giải thể công ty cổ phần. Sau đó số cổ phần này được ưu tiên bán lại cho những cá nhân hoặc tổ chức tài chính đã từng là cổ đông hoặc chủ nợ của công ty. Ưu tiên th ứ hai dành cho các giám đốc mới và nhân viên công ty. Ưu tiên thứ ba là dành cho cư dân địa phương nơi có trụ sở của công ty đó. Sau cùng thì cổ phần mới được đem ra bán công khai trên thị trường. Tuy nhiên, không cá nhân nào được phép mua hơn 1% cổ phần của một công ty. Việc giải thể các Zaibatsu còn nhằm mục đích loại bỏ giới quản lý cấp cao ở các công ty do các gia đình Zaibatsu chỉ định và các mối quan hệ về nhân sự chồng chéo phức tạp giữa các công ty cổ phần mẹ với các công ty con của chúng. Các nhà quản lý chịu sự ảnh hưởng của các gia đình Zaibatsu bị buộc phải từ chức và những người thay thế họ là các nhà quản lý chuyên nghiệp. 1.3. Nghiên cứu về mô hình Keiretsu của Nhật Bản thời kỳ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước. 1.3.1. Bối cảnh kinh tế Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, nền kinh tế bị phá hủy hoàn toàn, năm 1946 tổng sản phẩm quốc nội theo thực tế đầu người chưa đầy 55% mức cao nhất thời kỳ trước chiến tranh, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế tạo thấp, kèm theo thất bát trong nông nghiệp buộc nhân dân phải sống ở mức tối thiểu. Trang 12
  14. Bên cạnh đó lạm phát phi mã năm 1946 và kéo dài ở những năm tiếp theo càng làm cho nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khó khăn gấp bội. Tình trạng siêu lạm phát này một phần do sự mất cân đối giữa cung cầu hàng hóa. Việc cung cấp hàng hóa bị cắt giảm nghiêm trọng do thiếu nguyên liệu và công suất sản xuất bị chiến tranh tàn phá, trong khi nhu cầu về hàng hóa lại tăng lên cùng với đà tăng dân số nhanh chóng ở trong nước. Góp phần vào nạn lạm phát đó là việc tăng cung cấp tiền tệ nhằm mở rộng chi tiêu của chính phủ sau chiến tranh. Bảng 1.1 Lạm phát sau chiến tranh tại Nhật Bản. Tỷ lệ giá thị trường chợ đen Năm so với giá chính thức 1946 7.2 1947 5.3 1948 2.9 1949 1.7 1950 1.2 Cùng với việc giải thể các Zaibatsu, tình hình về kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh như sau:  Tình hình nhập khẩu. Sau chiến tranh, sản lượng thực tế giảm xuống một mức thấp đến nỗi tiêu dùng theo đầu người cũng giảm xuống tới mức tối thiểu đủ sống. Nhập khẩu thời kỳ này chủ yếu là lương thực để bảo đảm đủ lương thực tránh nạn đói xảy ra. Trang 13
  15. Chính phủ kiểm soát nhập khẩu để giành ưu tiên cao nhất cho lương thực, do trong thời kỳ này Bộ tư lệnh tối cao các lực lượng đồng mình (GHQ) kiểm soát toàn bộ mậu dịch quốc tế của Nhật Bản, chính phủ chỉ được phép nhập khẩu theo sự phê chuẩn giám sát của GHQ và chỉ được nhập khẩu các mặt hàng tối cần thiết. Do vậy Nhật Bản bị thâm hụt cán cân thương mại lớn và phần thâm hụt đó được Mỹ viện trợ.  Chính sách tài chính. Mặc dù chính phủ đã thanh toán hết mọi khoản nợ trong chiến tranh đối với khu vực kinh tế tư nhân trừ các trái phiếu của chính phủ, nhưng ngân sách vẫn bị thâm hụt nặng. Thâm hụt ngân sách trong thời kỳ này đặc biệt từ năm 1947, chủ yếu bao gồm các chuyển khoản và trợ cấp. Cũng trong thời kỳ này giá gạo tăng nhanh, mà gạo là một thực phẩm rất quan trọng nên chính phủ phải mua toàn bộ số gạo theo giá chính thức và phân phối lại cho người dân theo giá thấp hơn. Như vậy giao dịch mua bán gạo đã gây thâm hụt cho nhà nước, tất cả các chi phí như vận chuyển và bảo quản đều do nhà nước gánh chịu. Tình hình cũng xảy ra tương tự đối các khoản thâm hụt trong tài khoản đường sắt quốc gia: chính phủ làm lợi cho mọi người bằng cách giảm giá dịch vụ vận chuyển.  Chính sách tiền tệ. Những khoản thâm hụt công cộng chủ yếu được bù đắp bằng trái phiếu của chính phủ và bằng các khoản tiền mà Ngân hàng Nhật Bản cho chính phủ vay. Vì phần lớn trái phiếu của chính phủ được các Ngân hàng Nhật Bản trực tiếp hay gián tiếp mua. Việc tăng mạnh tài trợ cho những khoản thâm hụt của chính phủ là nguyên nhân chính làm tăng lượng cung tiền và điều này góp phần gây ra lạm phát tăng cao.  Chính sách tỷ giá hối đoái. Trang 14
  16. Từ ngày 25/04/1949, Nhật Bản áp dụng một tỷ giá hối đoái duy nhất 360 Yên/ 1 đô la.  Ổn định lạm phát tăng trưởng kinh tế. Những biện pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định lạm phát tăng trưởng kinh tế như sau: (1) Đông kết tiền gửi. Đây là biện pháp cấp thiết để đối phó với nạn lạm phát phi mã do chính phủ đã bội chi ngân sách nhằm trang trải các khoản chi phí liên quan tới chiến tranh và được thực hiện bằng cách: Thứ nhất buộc mọi người phải gửi tất cả vào ngân hàng số tiền vượt quá một mức nhất định. Thứ hai cấm rút tiền gửi ngoại trừ một lượng tối cần thiết cho nhu cầu sống và sản xuất. Tuy nhiên vì nền kinh tế đang dần hồi phục nên việc hạn chế rút tiền gửi cũng được nới lỏng, và biện pháp này đã chính thức được hủy bỏ vào tháng 7/1948. Tất cả các khoản tiền gửi, ngoại trừ những khoản lớn của tập thể cuối cùng dùng để bồi thường thiệt hại do chiến tranh, đã được giải phóng. Nhờ vậy siêu lạm phát đã giảm một nửa. Tuy nhiên hiệu quả của nó không kéo dài được lâu, lạm phát cao lại tái diễn có điều đã có phần giảm bớt. (2) Hệ thống sản xuất ưu tiên. Sau chiến tranh, nền kinh tế sản xuất bị đình trệ do hậu quả của chiến tranh và do thiếu nguyên nhiên liệu trầm trọng. Do đó để ổn định tăng trưởng kinh tế Chính phủ đã đề ra hệ thống sản xuất ưu tiên bằng cách tâp trung nguyên nhiên liệu quý hiếm và nhân lực cho các ngành công nghiệp then chốt. Ban đầu các ngành chiến lược này là than và thép, sau đó thêm các ngành phân bón, điện và đường sắt. (3) Kiểm soát và kìm giữ giá cả. Các mặt hàng công nghiệp cơ bản và thực phẩm được phân phối theo định lượng thông qua các tổng công ty công cộng và giá chính thức đuợc ấn định. (4) Các biện pháp ổn định chính thống. Trang 15
  17. Chính sách ổn định chính thống được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Joseph M.Dodge (cố vấn kinh tế đặc biệt do Tổng thống Truman cử đến). Chính sách này gồm có: (a) một ngân sách cực kỳ chặt chẽ cho các năm tài chính 1949 và 1950; (b) việc áp dụng một tỷ giá hối đoái duy nhất; và (c) đình chỉ hoạt động của Ngân hàng tài chính tái thiết (RFB). Các biện pháp này nhằm làm giảm lượng cung tiền nhằm ổn định lạm phát. 1.3.2. Sự ra đời của các Keiretsu. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Nhật Bản vào tháng 8/1949, những sửa đổi trong Luật chống độc quyền như cho phép các công ty chế tạo mua cổ phần của công ty khác, mở rộng giới hạn sở hữu cổ phần của các tổ chức tài chính tại công ty khác lên 10%và việc hủy bỏ lệnh cấm các công ty của Zaibatsu nắm cổ phần chéo của nhau. Từ những thay đổi về chính sách như trên đã dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu sở hữu chuyển từ việc tập trung vào các cổ đông thể nhân sang tập trung vào cổ đông pháp nhân. Dưạ trên nền tảng các Zaibatsu – Tập đoàn công nghiệp khổng lồ kiểm soát nền kinh tế nước Nhật trước thế chiến thứ hai, các Keiretsu đã hình thành và từng bước khẳng định đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc hùng mạnh đứng thứ 2 trên thế giới. 1.3.3. Cấu trúc của một Keiretsu. Keiretsu phân làm 2 loại:  Keiretsu hàng ngang (Keiretsu tài chính)  Keiretsu hàng dọc Trong phạm vi bài chuyên đề này, chúng em chỉ nghiên cứu về keiretsu hàng ngang.  Thế nào là một Keiretsu hàng ngang? Keiretsu tổ chức theo hàng ngang là một tập hợp các công ty, các tập đoàn công nghiệp lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế liên kết với nhau thông qua một hạt nhân tài chính, thường gồm một ngân hàng và một nhà phân phối là một công ty thương mại khổng lồ. Trang 16
  18.  Cấu trúc của một Keiretsu. Kế thừa truyền thống của các Zaibatsu, Keiretsu có cấu trúc gồm:  Nhiều công ty thành viên. Các công ty này liên kết với nhau bằng các quan hệ tài chính - nắm cổ phần chéo và các khoản cho vay từ các ngân hàng chính của tập đoàn.  Mục đích của việc này chủ yếu là để duy trì quan hệ ổn định, hợp tác lâu dài giữa các công ty, tạo ra một hàng rào giúp các Keiretsu khỏi bị sát nhập hoặc mua lại bởi các đối thủ cạnh tranh bên ngoài.  Các công ty thành viên có mối quan hệ mật thiết với nhau về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm.  Các công ty này được tổ chức quanh một ngân hàng.  Ngân hàng vừa là cổ đông lớn của các công ty thành viên thu ộc tập đoàn, vừa đóng vai trò cấp tín dụng, đảm bảo tính thanh khoản cho các công ty thành viên. Ví dụ về Keiretsu: Tập đoàn Mitsubishi - một trong số 6 Keiretsu lớn nhất Nhật Bản. Được thành lập trên cơ sở nền tảng là Ngân hàng Mitsubishi và các công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng chủ chốt của nền kinh tế Nhật Bản. Tổng doanh số hàng năm của Tập đoàn Mitsubishi: 175 tỷ USD. Số lượng công ty thành viên: 160 công ty, trong đó có 124 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo. Mỗi công ty thành viên hoạt động độc lập nhưng liên kết nội bộ tập đoàn được dẫn dắt và định hướng bởi Ngân hàng Mitsubishi. Trang 17
  19. 1.3.4. Nguyên tắc hoạt động Dựa vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng, các công ty thương mại, và một tập hợp các công ty hạt nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó:  Các ngân hàng hoạt động như người hỗ trợ vốn.  Các công ty thương mại phân phối sản phẩm và thu thập thông tin. 1.3.5. Mô hình Keiretsu: Ưu- Nhược điểm và tác động của nó đến nền kinh tế  Ưu điểm và tác động tích cực – tạo nên “thần kỳ Nhật Bản”: Chúng ta không phủ nhận những nhân tố mang tính khách quan có tác động đáng kể thúc đẩy nên kinh tế Nhật bản phát triển mạnh như: Thứ nhất là sự phát triển chung trên quy mô toàn cầu. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1950 đến 1965 là thời kì tăng trưởng cao hiếm có của cả thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình toàn cầu là 5%, một con số chưa từng có trước đây. Khối lượng buôn bán cũng tăng 3 lần từ năm 1955 đến 1970 với tốc độ tăng trung bình hằng năm là 7.6%. Mức tăng trưởng và tiêu thụ toàn cầu tăng cao kích thích xuất khẩu do Nhật bản là một nền kinh tế hướng vào xuất khẩu. Ngoài ra nguồn cung cấp tài nguyên trên thế giới trở nên rất dồi dào, giá dầu thô và các nguyên liệu khác đã bắt đầu một thời kì giảm giá kéo dài, giá xuất khẩu lại rất cao. Đối với một nước phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu như Nhật thì điều đó rất có ý nghĩa. Ngoài ra còn có sự đóng góp của môi trường mậu dịch quốc tế không ngừng được cải thiện và ổn định cùng với sự ra đời của hệ thống Bretton Woods, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Điều này không chỉ tạo cho Nhật bản những khả năng tăng được khối lượng ngoại thương mà còn góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế nhờ vào việc đưa công ty Nhật bản tham gia vào cạnh tranh quốc tế. Viện trợ nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng góp phần vào sự phục hồi kinh tế của Nhật bản sau chiến tranh. Nhằm tranh thủ Nhật làm “bức tường chống cộng” Trang 18
  20. ở Đông Á, Mỹ đã tích cực tài trợ cho Nhật tái thiết lại nền kinh tế. Đặc biệt, chiến tranh Triều Tiên trở thành một nguồn lợi lớn bộc phát với khoản thu mua đặc biệt của Mỹ lên đến 3527 triệu USD. Từ 1952 đến 1956, dữ trữ ngoại tệ tăng hằng năm 19 triệu USD. Tuy nhiên, các nhân tố thuộc về bản chất của hệ thống kinh tế mới chính là chìa khóa đưa nước Nhật nhanh chóng bắt kịp với thế giới và tiến thẳng vào giai đoạn phát triển thần kỳ. Các nhân tố này gồm: Keiretsu – một kết hợp hết sức chặt chẽ. Giao dịch buôn bán của các Keiretsu mang tính tập trung cao – một sự kế thừa của Zaibatsu trước đây. Năm 1989, trung bình 43% giao dịch trong nội bộ các tập đoàn công ty lớn của Nhật bản có liên quan đến buôn bán. Trong đó, trường hợp mua bán tập trung nhất là Keiretsu Sumitomo với 38%, và Mitsubishi với 26%. Nếu xét riêng rẽ ở từng công ty, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Chẳng hạn, công ty Mitsubishi Aluminum mua hầu như tất cả các hàng hóa và dịch vụ đầu vào của nó từ các công ty khác trong nhóm Mitsubishi, sau đó bán lại tới 75% sản lượng của nó cho các công ty thành viên Keiretsu khác. Quan hệ mua bán tập trung này dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, đã đem lại rất nhiều lợi ích cho các thành viên Keiretsu. Nó giúp các công ty giảm được các chi phí giao dịch như chi phí tìm thị trường đầu vào cho sản xuất, đầu ra cho sản phẩm… Hơn nữa, nếu một công ty thành viên gặp khó khăn về tài chính, nó sẽ được các công ty bạn hàng trong nhóm bán hàng hóa hoặc dịch vụ với giá ưu đãi, hoặc khi công ty đó gặp khó khăn về sản xuất, nó sẽ được các công ty khác giúp đỡ về ký thuật, công nghệ bằng việc cử chuyên gia đến giúp đỡ . Trong mỗi Keiretsu còn có sự hiện diện của các “câu lạc bộ các tổng giám đốc công ty”, giống như “hội đồng của gia đình” trong các Zaibatsu. Quan hệ về nhân sự như vậy trong các Keiretsu càng được củng cố vững chắc bằng các mối quan hệ xã hội không chính thức khác. Các quyết định ở câu lạc bộ cũng được quán triệt khắp các thành viên của Keiretsu, khiến các công ty thành viên d ễ dàng tiến hành các hoạt động chung về nghiên cứu và phát triển, tạo sự nhất quán trong các chính sách của các công ty thành viên vì mục đích chung của nhóm và đó cũng là cái tạo nên sức mạnh nói chung của Keiretsu. Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2