Luận văn: Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX
lượt xem 26
download
Luận văn: Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX, có kết cấu nội dung được phân bổ trong 5 chương. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung cụ thể trong từng chương và vận dụng kiến thức vào làm bài luận cùng chủ đề của mình thật tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX
- ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, tháng 05 năm 2008
- ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH Lớp: DH5TC. Mã số SV: DTC041751 Giáo viên hướng dẫn: TRẦN THỊ KIM KHÔI Long xuyên, tháng 05 năm 2008
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Trần Thị Kim Khôi Người chấm, nhận xét 1:............................................. ....................................................................................... Người chấm, nhận xét 2:............................................. ....................................................................................... Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày …… tháng ….... năm …….
- LỜI CẢM ƠN ------ Sau gần bốn năm ngồi trên giảng đường đại học được sự quan tâm giảng dạy tận tình của thầy cô, em đã học hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn và cả kiến thức về cuộc sống. Giờ đây sắp rời ghế nhà trường, cho phép em gởi lời cám ơn chân thành đầu tiên đến tất cả thầy cô trường Đại học An Giang, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, những người thực hiện giảng dạy em trong thời gian qua. Cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Kim Khôi – giáo viên hướng dẫn nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Về phía gia đình, con cũng vô cùng biết ơn ba mẹ đã cho con niềm tin, điểm tựa về vật chất cũng như về tinh thần giúp con học tập hoàn thành ước mơ của mình. Sau cùng, em xin chân thành gởi cảm ơn đến tập thể cơ quan thực tập Xí nghiệp động lạnh thủy sản AFIEX: - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kế toán tài chính, đặc biệt là chú Trần Khánh Giang - Kế toán trưởng xí nghiệp. - Cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đợt thực tập viết khóa luận này. Xin chúc quý cơ quan ngày càng phát triển, chúc quý thầy cô và tất cả những người thân luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống! Sinh viên Nguyễn Thị Phương Oanh
- TÓM TẮT ---- Phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý cần thực hiện trong quản lý chi phí sản xuất. Thông qua phân tích bi ến động chi phí s ản xu ất, nhà qu ản trị xác định nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đ ặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục nh ững t ồn t ại, xây d ựng ph ương án hoạt động mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hi ệu qu ả s ản xu ất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Vi ệt Nam đang m ở r ộng thị trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng m ở rộng quy mô s ản xu ất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên đi ều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghi ệp phải có bi ện pháp qu ản tr ị chi phí sản xuất, để từ đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính vì tầm quan trọng c ủa vấn đ ề này mà em đã ch ọn đ ề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghi ệp đông l ạnh th ủy s ản AFIEX”. Nội dung khóa luận trình bày theo bố cục sau: Chương 1: “Tổng quan”. Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên c ứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Chương 2:”Cơ sở lý thuyết” gồm các nội dung liên quan đến phân tích biến động chi phí sản xuất như: khái niệm chi phí, phân loại chi phí, trình t ự phân tích biến động chi phí, định mức chi phí, các phương pháp phân tích và y ếu t ố ảnh h ưởng biến động chi phí. Chương 3: “Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX” bao gồm nội dung: lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức quản lý, tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây, tổ chức công tác kế toán, nh ững thuận lợi, khó khăn và phướng hướng phát triển của xí nghiệp. Chương 4: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghi ệp đông l ạnh thủy sản AFIEX”. Chương này là nội dung chính của đề tài được trình bày với n ội dung sau: - Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp. - Xác định định mức chi phí sản xuất. - Phân tích biến động chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật li ệu tr ực ti ếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và xác định nguyên nhân biến động. - Tổng hợp các mức biến động, tính giá thành sản phẩm. Chương 5: “Một số giải pháp cho các biến động chi phí s ản xuất t ại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Gồm một số giải pháp kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp. Kết luận: rút ra kết luận về kết quả phân tích.
- MỤC LỤC ---- Nội dung Trang
- DANH MỤC BIỂU BẢNG ------ Trang
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang
- Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Khi tham gia vào kinh doanh m ọi doanh nghi ệp đ ều mong mu ốn t ối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực ti ếp c ủa nh ững chi phí đã bỏ ra. Tăng doanh thu và giảm chi phí là con đường duy nhất mà các doanh nghiệp đi đến lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu là điều khó thực hi ện vì c ần ph ải tăng s ản phẩm tiêu thụ hay giá bán sản phẩm, hoặc tăng cả hai. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung cầu của sản phẩm đang kinh doanh, mặt b ằng giá cả, tình hình kinh doanh… do đó các doanh nghiệp sẽ tập trung vào vi ệc qu ản tr ị chi phí. Vấn đề của nhà quản lý là phải nhận diện các yếu t ố ảnh h ưởng đ ến s ự phát sinh chi phí, xây dựng định mức chi phí sản xuất, theo dõi quá trình phát sinh chi phí, đo lường và đánh giá sự phù hợp của thực tế với định m ức, từ đó có bi ện pháp gi ải quyết hoặc điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế. Vi ệc phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý c ần th ực hi ện trong qu ản lý chi phí s ản xuất. Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt đ ộng m ới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Vi ệt Nam đang m ở r ộng thị trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng m ở rộng quy mô s ản xu ất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên đi ều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghi ệp phải có bi ện pháp qu ản tr ị chi phí sản xuất, để từ đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính vì tầm quan trọng c ủa vấn đ ề này mà em đã ch ọn đ ề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghi ệp đông l ạnh th ủy s ản AFIEX”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Việc chọn đề tài: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghi ệp đông lạnh thủy sản AFIEX” với mục tiêu xây dựng định mức chi phí sản xuất phù hợp cho sản phẩm, theo dõi chi phí phát sinh, so sánh chi phí th ực t ế chi phí đ ịnh m ức, tìm hiểu nguyên nhân các sai lệch và đề ra giải pháp để sử d ụng t ối ưu ngu ồn l ực c ủa xí nghiệp. Cụ thể như sau: - Xác định chi phí định mức sản xuất sản phẩm, phân lo ại chi phí s ản xu ất theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Đo lường các khoản chí phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất. - Đánh giá sự biến động của chi phí sản xuất giữa thực tế và định mức.
- - Xác định nguyên nhân các biến động chi phí về l ượng và giá, t ừ đó đ ề ra phương hướng giải quyết. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: dựa vào cơ sở lý thuyết kế toán chi phí, k ế toán qu ản trị, kế toán tài chính. - Nghiên cứu thực tế: + Thu thập số liệu tại phòng kế toán của xí nghiệp + Phỏng vấn trực tiếp cán bộ xí nghiệp và quan sát quy trình sản xuất. + Tham khảo tài liệu từ nguồn: tạp chí, báo, internet… - Phân tích số liệu theo phương pháp: + Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê trong tháng đ ể ti ến hành so sánh và đánh giá. + Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu thực tế và định mức để từ đó đưa ra kết luận. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu những chi phí sản xu ất sản ph ẩm, s ố li ệu nghiên cứu một kỳ là tháng 03 năm 2008. Các sản phẩm của xí nghi ệp gồm nhi ều loại: cá tra fillet, cá điêu hồng, cá basa, tôm đông lạnh đóng gói, nh ưng ch ỉ nghiên c ứu phân tích biến động sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói.
- Chương 1: Tổng quan Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất 2.1.1. Khái niệm chi phí Trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí, nh ư nguyên liệu, tài sản cố định, sức lao động…. Biểu hiện bằng tiền toàn b ộ hao phí phát sinh nói trên gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công… Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao đ ộng vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh m ột cách khách quan, nó luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất và gắn li ền với sự đa dạng, ph ức t ạp c ủa t ừng loại hình sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Phân loại chi phí 2.1.2.1. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Toàn bộ chi phí được phân loại như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật li ệu sử d ụng cho s ản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các kho ản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các kho ản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn c ủa tài sản c ố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản tiền điện, tiền n ước, điện thoại, thuê mặt bằng… - Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác ch ưa được phản ảnh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi ti ếp khách, h ội nghị… 2.1.2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh đ ể phân loại. Toàn bộ chi phí được phân thành hai loại: (1) Chi phí sản xuất, (2) Chi phí ngoài sản xuất. (1) Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất được chia thành ba loại: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, s ợi… và nguyên liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên liệu chính đ ể sản xu ất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi v ị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm… SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 3
- Chương 1: Tổng quan - Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, phụ, các kho ản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các kho ản ph ải tr ả khác cho công nhân. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản ph ẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công tr ực ti ếp. Chi phí s ản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián ti ếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chửa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng… (2) Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. Bao gồm: - Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh c ần thi ết đ ể tiêu th ụ sản phẩm, hàng hóa; gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản c ố đ ịnh và nh ững chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,… - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho vi ệc t ổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, k ế toán, quản lý chung… Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tóm tắt phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Tổng chi phí Chi phí sản xuất Chi phí ngoài sản xuất Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí NVL NC sản bán hàng quản lý trực trực xuất doanh tiếp tiếp chung nghiệp Chi phí ban Chi phí đầu chuyển đổi 2.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan h ệ với th ời kỳ xác đ ịnh k ết qu ả kinh doanh - Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực ti ếp đ ến vi ệc s ản xu ất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với các sản phẩm sản xuất công nghi ệp thì các chi phí này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công tr ực ti ếp và chi SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 4
- Chương 1: Tổng quan phí sản xuất chung. Đối với sản phẩm xây lắp thì chi phí sản phẩm bao g ồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử d ụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và đ ược tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghi ệp có chu kỳ s ản xu ất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc ít có doanh thu thì chúng đ ược tính thành phí t ồn của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh. 2.1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực ti ếp đ ến đ ối t ượng ch ịu chi phí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan. Thông th ường chi phí tr ực ti ếp là những chi phí đơn giản nhất cấu tạo bởi một yếu tố như chi phí nguyên vật li ệu, chi phí tiền lương,… - Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đ ối t ượng ch ịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu th ức nh ất đ ịnh. Chi phí gián tiếp thường là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất. 2.1.2.5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Gồm ba loại: (1) Biến phí, (2) Định phí, (3) Chi phí hỗn hợp. (1) Biến phí (chi phí khả biến): là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông th ường bi ến phí c ủa một đơn vị hoạt động thì không đổi. Bi ến phí chỉ phát sinh khi có ho ạt đ ộng kinh doanh. Biến phí có phương trình biểu diễn như sau: y = ax Với y: Tổng biến phí a: Biến phí đơn vị x: Mức hoạt động Biến phí được chia thành hai loại: - Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ): là những biến phí có sự bi ến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Biến phí cấp bậc: là những loại chi phí không biến động liên tục so v ới sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt đ ến m ột m ức đ ộ nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí. (2) Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù h ợp. Đ ịnh phí có th ể bi ểu diễn bằng phương trình sau: y=b Với y: Tổng định phí b: Hằng số SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 5
- Chương 1: Tổng quan Định phí có thể chia làm hai loại: - Định phí bắt buộc: là những chi phí có liên quan đến máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, quản lý… Những định phí này có hai đ ặc đi ểm: có b ản ch ất lâu dài, không thể cắt giảm đến không cho dù m ức độ ho ạt đ ộng gi ảm xu ống ho ặc khi hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Thuộc loại này gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương nhân viên quản lý,… - Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc): là những chi phí có th ể thay đ ổi trong từng kỳ kế hoạch do nhà quản trị quyết định. Những định phí này có hai đặc điểm: có bản chất ngắn hạn, trong những trường h ợp c ần thi ết ng ười ta có th ể c ắt giảm chúng đi. Thuộc loại này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu,… (3) Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc đi ểm c ủa định phí. Thông thường ở mức độ hoạt động vượt quá căn bản, nó thể hiện đặc đi ểm c ủa biến phí. Đặc điểm chi phí hỗn hợp: - Phần định phí của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng ph ục vụ. - Phần biến phí thường phản ảnh chi phí thực tế hoặc chi phí sử d ụng v ượt định mức. Phương trình của chi phí hỗn hợp: y = ax + b Với y: Chi phí hỗn hợp a: Biến phí đơn vị b: Tổng định phí cho mức hoạt động trong kỳ x: Số lượng đơn vị hoạt động Phân tích chi phí hỗn hợp là phải xác định được a và b, được thực hiện bằng ba phương pháp sau: - Phương pháp cực đại, cực tiểu - Phương pháp bình phương bé nhất - Phương pháp đồ thị phân tán SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 6
- Chương 1: Tổng quan Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tóm tắt phân loại theo cách ứng xử của chi phí Tổng chi phí Biến phí Chi phí hỗn hợp Định phí Biến phí Biến phí Phân tích CP Định phí Định phí tỷ lệ cấp bậc hỗn hợp bắt buộc tùy ý 2.2. Trình tự phân tích biến động chi phí sản xuất 2.2.1. Xác lập chỉ tiêu phân tích biến động Xác định chỉ tiêu phân tích là xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích và bi ểu diễn chi phí bằng một biểu thức toán học chịu sự tác động của nhi ều nhân t ố, các nhân tố có mối quan hệ với nhau. Các chỉ tiêu được sử dụng phân tích là định mức chi phí và chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực ti ếp, chi phí nhân công tr ực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.2.2. Xác định đối tượng phân tích biến động Đối tượng phân tích là chênh lệch của chỉ tiêu chi phí c ần phân tích gi ữa kỳ thực tế so với định mức. Mức độ chênh Chi phí thực = - Chi phí định mức lệch chi phí tế Chi phí định mức điều chỉnh là chi phí định m ức được đi ều ch ỉnh theo m ức đ ộ hoạt động thực tế, theo phương pháp lập định mức. Xét trên tổng thể thì định mức chi phí chính là dự toán chi phí của kỳ kế hoạch 2.2.3. Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân t ố đến sự bi ến đ ộng c ủa chi phí sản xuất kinh doanh Bằng các phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật thích hợp, như ph ương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, …xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh. Chúng ta có th ể thi ết l ập các SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 7
- Chương 1: Tổng quan bảng biểu phân tích thích hợp để hệ thống thông tin về sự tác động c ủa các nhân t ố, để thuận lợi hơn cho quá trình đánh giá. 2.2.4. Xác định nguyên nhân và giải pháp Quá trình tính toán, phân tích cần phải chỉ ra mức đ ộ ảnh h ưởng c ủa các nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh theo chi ều h ướng thu ận l ợi hay bất lợi, các nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đ ến chi phí, các nguyên nhân làm tiết kiệm hay lãng phí. Đồng thời phải chỉ rõ người có trách nhi ệm gi ải thích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch chi phí đó. Thông qua đó, đ ề ra các gi ải pháp thích hợp để quản lý và khai thác các khả năng tiềm tàng phát hi ện đ ược trong quá trình phân tích. 2.3. Định mức chi phí sản xuất 2.3.1. Khái niệm Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hi ện chi phí trong thực tế sản xuất kinh doanh. Định mức sẽ được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản: - Lượng định mức: có bao nhiêu số lượng của loại chi phí được sử dụng. - Giá định mức: đơn giá của các khoản mục chi phí được sử dụng. Định mức chi phí được xây dựng cụ thể cho từng loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ. 2.3.2. Các loại định mức Định mức có khuynh hướng chia làm hai loại: định mức lý t ưởng và đ ịnh m ức thực tế. - Định mức lý tưởng: là những định mức được xây dựng trong đi ều ki ện những giả định tối ưu. - Định mức thực tế: được xây dựng trên cơ sở cho phép thời gian ngừng nghỉ hợp lý của máy móc và công nhân sản xuất, công nhân có trình độ tay nghề trung bình,…. 2.3.3. Các định mức chi phí sản xuất Định mức chi phí sản xuất bao gồm: (1) Định mức chi phí nguyên vật li ệu tr ực tiếp, (2) Định mức nhân công trực tiếp, (3) Định mức chi phí sản xuất chung. (1) Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp Định mức được xây dựng riêng biệt theo giá và lượng cho các yếu tố đầu vào. Định mức nguyên liệu trực tiếp là sự tổng hợp của đ ịnh m ức giá và l ượng c ủa nguyên liệu trực tiếp: - Định mức giá cho một đơn vị nguyên liệu trực ti ếp phản ánh giá cu ối cùng của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu. - Định mức lượng cho một đơn vị sản phẩm về nguyên liệu trực tiếp phản ánh số lượng nguyên liệu tiêu hao trong m ột đơn vị thành ph ẩm, có cho phép nh ững hao hụt bình thường. SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 8
- Chương 1: Tổng quan Định mức chi phí một sản phẩm được tổng hợp từ định mức giá và lượng nguyên liệu trực tiếp, được xác định bằng công thức sau: Định mức chi phí Định mức giá Định mức lượng nguyên liệu trực = x nguyên liệu nguyên liệu tiếp (2) Định mức chi phí nhân công trực tiếp Định mức chi phí lao động trực tiếp cũng bao gồm định m ức v ề giá c ủa m ột đơn vị thời gian lao động trực tiếp với định mức lượng thời gian cần thi ết đ ể hoàn thành một đơn vị sản phẩm. - Định mức giá của một giờ lao động trực ti ếp bao gồm không ch ỉ m ức lương căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương và các khoản khác…. - Định mức lượng thời gian cho phép để hoàn thành m ột đ ơn v ị sản ph ẩm là loại định mức khó xác định nhất. Định mức này có th ể đ ược xác đ ịnh bằng cách đem chia công việc hoàn thành theo từng thao tác kỹ thuật, rồi k ết h ợp v ới b ảng th ời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật này để định th ời gian tiêu chu ẩn cho phép từng công việc hoặc xác định bằng cách theo dõi bấm gi ờ. Tuy nhiên, dù theo cách nào, nội dung của thời gian cho phép từng đ ơn v ị sản ph ẩm cũng ph ải có thêm th ời gian nghỉ ngơi, thời gian giải quyết các nhu cầu cá nhân, thời gian lau chùi máy (làm vệ sinh máy) và thời gian máy nghỉ. Định mức chi phí nhân công trực tiếp cho một sản phẩm được kết hợp từ định mức giá và lượng thời gian lao động trực tiếp: Định mức chi phí Định mức giá nhân Định mức lượng thời = x nhân công trực tiếp công trực tiếp gian lao động trực tiếp (3) Định mức chi phí sản xuất chung - Định mức biến phí sản xuất chung: cũng được xây dựng theo định mức giá và định mức lượng thời gian cho phép. Định mức giá phản ánh bi ến phí c ủa đ ơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức thời gian phản ánh số gi ờ c ủa ho ạt đ ộng được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm. - Định mức định phí sản xuất chung: cũng được xây dựng tương tự như phần biến phí, sở dĩ chúng được tách riêng ra là nhằm giúp cho các quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này. Do bản chất tác động c ủa chi phí khác nhau nên khi phân tích cũng khác nhau dù các phương pháp xác định biến phí và định phí sản xu ất chung tương tự nhau, đều dựa trên đơn giá sản xuất chung phân b ổ và s ố gi ờ đ ược chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung. Sau khi xây dựng các định mức tiêu chuẩn cho từng lo ại chi phí, ta l ập b ảng tổng hợp các định mức chi phí. SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 9
- Chương 1: Tổng quan Bảng 2.1. Thẻ định mức chi phí Khoản mục CP Định mức Định mức giá CP định mức lượng Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng CP định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị kế hoạch) 2.4. Phân tích biến động chi phí sản xuất 2.4.1. Mô hình chung Phần lớn các khoản chi phí sản xuất là những chi phí khả biến: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và bộ phận chi phí sản xuất chung khả bi ến. Tất cả những loại chi phí này đều được phân chia thành hai yếu tố là lượng chi phí và giá chi phí nên chúng sẽ được phân tích theo một mô hình chung là phân chia thành hai loại biến động là biến động về lượng và biến động về giá. - Phân tích biến động chi phí sản xuất khả biến: so sánh kết quả gi ữa th ực hiện với định mức các biến phí sản xuất. Xác định các nguyên nhân biến đ ộng trên hai mặt lượng và giá đã tác động như thế nào đến biến động chung. - Mô hình chung: Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổng quát phân tích biến động chi phí sản xuất Lượng thực tế (x) giá Lượng thực tế (x) giá Lượng định mức (x) giá thực tế định mức định mức Biến động giá Biến động lượng Tổng biến động 2.4.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân tích theo hai loại bi ến động: (1) Biến động giá nguyên vật liệu và (2) Biến động lượng nguyên vật li ệu, c ụ th ể như sau: SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 10
- Chương 1: Tổng quan (1) Biến động giá nguyên vật liệu Biến động giá nguyên vật liệu nêu lên sự khác nhau giữa số tiền đã trả cho một lượng nguyên liệu nhất định với số tiền đáng lẽ phải trả theo đ ịnh m ức cho s ố lượng nguyên liệu đó. Công thức như sau: Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lượng thực tế (i) (2) Biến động lượng nguyên vật liệu Biến động khối lượng nguyên liệu nói lên sự khác nhau gi ữa kh ối l ượng nguyên liệu sử dụng trong sản xuất với khối lượng đáng l ẽ phải s ử d ụng theo đ ịnh mức tiêu chuẩn đã lập cho dù biến động liên quan đến vi ệc sử dụng v ật chất c ủa nguyên liệu, nó vẫn thường được xác định bằng tiền. Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định ( ii ) mức Sự tăng, giảm mức độ tiêu hao nguyên vật li ệu thực tế so v ới đ ịnh m ức tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm phản ánh chênh lệch bất lợi ho ặc thu ận l ợi, th ể hi ện sự lãng phí hoặc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực ti ếp. S ự tăng, gi ảm m ức đ ộ tiêu hao nguyên vật liệu có thể do tác động bởi m ột ho ặc nhi ều nguyên nhân nh ư sau: - Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, thế hệ của máy móc thiết bị. - Chất lượng của nguyên liệu sử dụng. - Trình độ tay nghề của người lao động. - Trình độ tổ chức, quản lý ở bộ phận sản xuất,… - Nếu giá cả nguyên vật liệu tăng, giảm do quan hệ cung, cầu, do sự biến động của nền kinh tế, do sự biến động c ủa tỷ giá, do sự tác đ ộng c ủa các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế của Nhà nước,… thì đây là sự tác đ ộng c ủa các nhân tố khách quan. Sự tác động của các nhân tố này sẽ tạo nên nh ững chênh l ệch thu ận lợi hoặc bất lợi đối với chi phí, không phản ánh sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí. - Nếu loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khách quan, giá c ả nguyên v ật liệu tăng, giảm phản ánh sự lãng phí hoặc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu… Ví dụ: Sản phẩm A có định mức nguyên vật liệu cho một sản phẩm là 3kg và giá định mức là 4.000 đồng/kg. Trong kỳ doanh nghiệp mua t ổng c ộng 6.500 kg nguyên vật liệu với giá bình quân 3.800 đồng/kg (bao gồm cả chi phí liên quan đ ến việc thu mua) và sử dụng hết phần nguyên vật li ệu này đ ể sản xu ất 2.000 s ản ph ẩm A. Biến động chi phí như sau: Biến động giá = (3.800 – 4.000) x 6.500 = -1.300.000 Biến động lượng = (6.500 – 6.000) x 4.000 = +2.000.000 Tổng biến động = (-1.300.000 + 2.000.000) = +700.000 SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 11
- Chương 1: Tổng quan 2.4.3. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Tương tự như khi phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật li ệu trực tiếp, sự biến động chi phí nhân công trực tiếp bao gồm sự biến động giá lao động và biến động năng suất lao động. Công thức tính như sau: Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Số giờ thực tế (iii) Biến động năng suất = (Số giờ thực tế - Số giờ định mức) x Giá định (iiii) mức Mức độ tăng, giảm của biến động này phụ thuộc vào những nguyên nhân sau: - Đơn giá tiền lương của các bậc thợ cá biệt tăng (đi ều này thì không thường xảy ra) - Sự thay đổi về cơ cấu lao động, tiền lương bình quân tăng lên khi c ơ cấu lao động thay đổi theo hướng gia tăng tỉ trọng công nhân b ậc cao và gi ảm t ỉ tr ọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động đ ược sử d ụng (nguyên nhân thường xảy ra). - Năng suất lao động cá biệt của từng bậc thợ - Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị - Chất lượng của nguyên liệu sử dụng - Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng - Cách thức trả lương cho công nhân… Ví dụ: Sản phẩm A có định mức lao động cho một sản phẩm là 2,5 gi ờ và đ ơn giá bình quân 1 giờ lao động là 14.000 đồng/giờ. Giả sử trong kỳ công ty đã sử d ụng 4.500 giờ lao động trực tiếp và thời gian lao động này là 64.350.000 đồng. Đơn giá lao động thực tế = 64.350.000 / 4.500 = 14.300 đồng/giờ Biến động giá lao = (14.300 – 14.000) x 4.500 = +1.350.000 động Biến động năng suất = (4.500 – 5.000) x 14.000 = -7.000.000 Tổng biến động = +1.350.000 – 7.000.000 = -5.650.000 2.4.4. Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung là chi phí phức tạp trong tính toán và phân tích: + Chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp và được tính vào giá thành sản phẩm thông qua các phương pháp phân bổ + Chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất nên khó có thể đưa ra phương pháp phân tích cụ thể SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa Bibica
33 p | 2000 | 713
-
Luận văn - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh
72 p | 596 | 250
-
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Út Xi
45 p | 703 | 123
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang
79 p | 324 | 111
-
Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau (BIDV Cà Mau)
85 p | 343 | 103
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco
77 p | 249 | 89
-
Đề tài "Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động giá trị sản xuất công nghiệp của Bình Lục - Hà Nam thời kỳ 2000-2004"
32 p | 319 | 79
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
69 p | 193 | 57
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & VSMT nông thôn Vĩnh Long
82 p | 190 | 41
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
69 p | 145 | 35
-
Luận văn: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê trong việc phân tích biến động và dự đoán Du Lịch Việt Nam trong những năm tớ
35 p | 146 | 35
-
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ
0 p | 184 | 33
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh: Phân tích biến động chi phí tại nhà máy nước khoáng thạch bích Quảng Ngãi
26 p | 126 | 31
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phân tích biến động chi phí tại nhà máy nước khoáng Thạch Bích Quảng Ngãi
26 p | 126 | 12
-
Luận văn: Phân tích hoạt động và một số biện pháp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ Hàng Không sân bay Nội Bài
59 p | 136 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng
24 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng
108 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn