Luận văn tốt nghiệp “Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp CTTB & GCCK - Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ”.
lượt xem 215
download
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa với thị trường quốc tế như nền kinh tế nước ta thì mọi Doanh nghiệp đều nằm trong các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Muốn tồn tại, phát triển và hội nhập được với khu vực và thế giới, các Doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, hệ thống quản lý hiệu quả nhằm phát huy được hết khả năng của mình. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thì Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới,...
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp CTTB & GCCK - Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ”.
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HÀ NỘ --- --- Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp CTTB & GCCK - Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường mở cửa với thị trường quốc tế như nền kinh tế nước ta thì mọi Doanh nghiệp đều nằm trong các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Muốn tồn tại, phát triển và hội nhập được với khu vực và thế giới, các Doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, hệ thống quản lý hiệu quả nhằm phát huy được hết khả năng của mình. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thì Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, phát triển sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng và phải tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Để hạ được giá thành sản phẩm thì Doanh nghiệp phải quản lý tốt được chi phí sản xuất và tính giá thành đúng, đủ. Vì vậy, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là một trong những biện pháp quản lý quan trọng nhất. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần công việc rất quan trọng. Các thông tin của kế toán, tuỳ mức độ khác nhau nó đã, đang và sẽ giúp Nhà nước, Doanh nghiệp cũng như các bên thứ ba đưa ra quyết định quan trọng của mình. Cụ thể, đối với Nhà nước là để quản lý tốt Doanh nghiệp, đối với Doanh nghiệp là để quản lý tốt chi phí, giá thành nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và tạo ra nhiều lợi nhuận, còn đối với bên thứ ba là tìm cơ hội làm ăn, đầu tư, hợp tác, liên doanh. Do đó hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một việc hết sức cần thiết đối với bất cứ Doanh nghiệp nào. Xuất phát từ tầm quan trọng đó và được tiếp xúc với thực tế trong giai đoạn thực tập tại Xí nghiệp Chế tạo thiết bị và Gia công cơ khí ( CTTB & GCCK ) - Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ, cùng với kiến thức đã được học và với sự giúp đỡ của cán bộ trong phòng kế toán, em đã nghiên cứu và lựa chọn chuyên đề: “Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp CTTB & GCCK - Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ”. Nguyễn Mai Thảo - Lớp 605 – Khoá 6 MSV 2001D1422 1
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Trong phạm vi chuyên đề này, em xin được trình bày những vấn đề chính như sau: Phần I: Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phần II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp CTTB & GCCK - Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ. Phần III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp CTTB & GCCK Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 2
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP. Hoạt động sản xuất Xã hội được tiến hành trong nhiều ngành kinh tế. Theo Nghị định số 73/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ quy định hiện nay có 20 ngành kinh tế quốc dân cấp I hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất và cung cấp dịch vụ (sản xuất phi vật chất). Mỗi ngành kinh tế có đặc điểm kinh tế đặc trưng từ đó có ảnh hưởng quan trọng đến công tác tổ chức và hoạt động của kế toán. Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán, đặc biệt là vận dụng phương pháp kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong phạm vi ngành sản xuất công nghiệp bắt buộc từ những đặc điểm của quy trình công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, từ tính đa dạng và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra, nói cách khác là bắt nguồn từ loại hình sản xuất của Doanh nghiệp. Như vậy, nghiên cứu loại hình sản xuất của Doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác kế toán trong Doanh nghiệp được hợp lý, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán trong Doanh nghiệp được đúng đắn và từ đó phát huy được chức năng, vai trò và vị trí của kế toán trong công tác kế toán, quản lý kinh tế, quản lý Doanh nghiệp nói chung và quản lý quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Từ ngành kinh tế cấp I, sẽ được phân chia thành các ngành kinh tế cấp II, cấp III có loại hình công nghệ sản xuất sản phẩm, định kỳ sản xuất và sự lặp lại của sản phẩm được sản xuất ra khác nhau. Để nghiên cứu các loại hình sản xuất công nghiệp cần phải tiến hành phân loại sản xuất công nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 3
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội II. KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHỦ YẾU. 2.1. Khái niệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. 2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, mục đích sử dụng, công dụng trong quá trình sản xuất khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán cần phải phân loại chi phí sản xuất. 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế ( Yếu tố chi phí ). Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí, không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh. Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) trong kỳ báo cáo. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung ứng dịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác. - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 4
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (Theo khoản mục chi phí). Căn cứ vào tiêu thức phân loại này, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí sản xuất phát sinh có cùng công dụng kinh tế, không phân biệt nội dung của chi phí đó. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục chi phí sau: - Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản mục phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (BHXH,BHYT,KPCĐ) - Khoản mục chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất). + Theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. + Theo nội dung kinh tế, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí vật liệu. Chi phí dụng cụ sản xuất. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí bằng tiền khác. 2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm sản xuất. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm 2 loại: - Chi phí biến đổi (Biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 5
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội - Chi phí cố định (Định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như: chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng. Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. III. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng lao động sản xuất, kết quả sử cụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tiết kiệm nhất và giá thành hạ nhất. 3.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 3.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia ra làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. 3.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia ra làm 2 loại: - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung; tính cho sản phẩm hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 6
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội - Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí = + + toàn bộ sản xuất bán hàng QLDN IV. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 4.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Đối với ngành công nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí có thể là loại sản phẩm, dịch vụ; nhóm sản phẩm cùng loại; chi tiết, bộ phận sản phẩm; phân xưởng, bộ phận; giai đoạn công nghệ; đơn đặt hàng. 4.1.2. Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. - Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của Doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm). - Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. 4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 4.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do Doanh nghiệp sản xuất ra dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên để từ đó kế toán tổ chức các Bảng (Thẻ) tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm. 4.2.3. Các căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Xét về mặt tổ chức sản xuất: Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 7
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội + Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (như Doanh nghiệp đóng tàu, công ty xây dựng cơ bản) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. + Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. + Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (như dệt vải, sản xuất bánh kẹo) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. - Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất: + Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. V. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT. 5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. 5.1.1. Khái niệm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là toàn bộ cho phí về nguyên liệu, vật liệu chính (nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. 5.1.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm thường là liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng sản xuất để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp theo phương pháp gián tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: + Đối với nguyên liệu, vật liệu chính và nửa thành phẩm mua ngoài thường phân bổ theo: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 8
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội + Đối với vật liệu phụ, thường phân bổ theo: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên liệu, vật liệu chính hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất. Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chính xác, hợp lý, kế toán cần xác định trị giá nguyên liệu, vật liệu của kỳ trước chuyển sang sử dụng cho kỳ này, trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho trong kỳ nhưng cuối kỳ chưa sử dụng và trị giá phế liệu thu hồi(nếu có) để tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực tế tiêu hao trong kỳ. CP NL,VL trực Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá tiếp thực tế tiêu NL,VL NL,VL còn NL,VL còn phế liệu hao trong kỳ = xuất dùng + lại ĐK ở - lại CK chưa - thu hồi trong kỳ địa điểm sx sử dụng 5.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 5.2.1. Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương. 5.2.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ. * Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như sau: Đối với các chi phí nhân công trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tập hợp trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. * Chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ theo các tiêu thức sau: + Tiền lương chính được phân bổ tỷ lệ với chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, số lượng sản phẩm sản xuất. + Tiền lương phụ được phân bổ tỷ lệ với tiền lương chính, tiền lương định mức, giờ công định mức. 5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 5.3.1. Khái niệm: Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 9
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất. 5.3.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ: Trước hết kế toán phải mở Bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung đã tập hợp được phân bổ theo nguyên tắc: + Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. + Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Tiêu chuẩn chi phí sản xuất chung thường được lựa chọn là: + Chi phí khấu hao tài sản cố định: Tiêu chuẩn phân bổ là định mức chi phí, khấu hao tài sản cố định, số giờ máy chạy thực tế. + Chi phí năng lượng dùng cho sản xuất sản phẩm: Tiêu chuẩn phân bổ là định mức chi phí năng lượng hoặc số giờ máy làm việc thực tế kết hợp với công suất của máy. + Các loại chi phí sản xuất chung còn lại tiêu thức phân bổ thường là tiền lương công nhân sản xuất, định mức chi phí hoặc giờ công công nhân sản xuất. 5.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp. Cuối kỳ kế toán tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất của Doanh nghiệp đã được tập hợp theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành sản phẩm hoàn thành và dịch vụ đã cung cấp trong kỳ. 5.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên 5.4.2Kế toán tổng hợp chi phí toàn Doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐANG CHẾ TẠO DỞ DANG. 6.1. Theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ( chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp ). Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 10
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. 6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán. 6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Trong các Doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí sản xuất định mức. VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 7.1. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. 7.1.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp tính trực tiếp). Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục. Công thức tính giá thành: Z = DĐK + C - DCK Z z = Q Trong đó: Z (z) : Tổng giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng. DCK , DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. Q : Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 11
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thì không nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Z = C 7.1.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Phương pháp này áp dụng trong những Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất, trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau. Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Trình tự của phương pháp tính giá thành theo hệ số: - Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹ thuật (hệ số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số = 1). - Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức: Q = ∑Q1H1 Trong đó: Q :Tổng sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Q1 : Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i. H1 : Hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i. - Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. DĐK + C - DCK Zi = x Q iH i Q Zi zi = Qi 7.1.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 12
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Phương pháp này thích hợp với loại hình Doanh nghiệp mà trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. 7.1.4. Phương pháp loại trừ chi phí. Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp: - Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. - Trong cùng quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn, chất lượng quy định, ngoài ra còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, khoản thiệt hại này không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. - Trường hợp các xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhau, cần loại trừ giá trị sản phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các bộ phận sản xuất phụ khi tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận sản xuất chính hoặc bán ra ngoài. Z = DĐK + C - DCK - CLT Trong đó : CLT là các chi phí loại trừ. 7.1.5. Phương pháp tổng cộng chi phí. Phương pháp này áp dụng đối với Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm phải qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ phận sản xuất (từng giai đoạn công nghệ sản xuất), còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các giai đoạn công nghệ sản xuất theo công thức: Z = ∑ Ci Trong đó : Ci là chi phí sản xuất tập hợp được ở từng bộ phận giai đoạn công nghệ sản xuất (i = 1,n ). 7.1.6. Phương pháp liên hợp. Phương pháp này được áp dụng trong những Doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm là ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế, các Doanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp giản đơn với phương pháp công chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ. 7.1.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 13
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Phương pháp này áp dụng thích hợp với những Doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định. Trình tự tính giá thành của phương pháp này: - Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí hiện hành được duyệt để tính giá thành định mức của sản phẩm. - Tổ chức hạch toán rõ ràng, chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch do thoát ly định mức. - Khi thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật, cần kịp thời tính toán được số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức. - Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức áp dụng: Giá thành Chênh lệch do Chênh lệch do sản xuất Giá thành thay đổi định = định mức ± ± thoát ly định thực tế mức mức Phần thứ hai THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI MỖ. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI MỖ. 1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty cơ khí xây dựng Đại Mỗ là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu sự quản lý của Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng với hình thức là một thành viên. Tên công ty : Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ. Tên viết tắt : COMA 6. Tên tiếng Anh : Dai Mo Construction Machinery Company. Địa điểm : Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 14
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Từ một phân xưởng tiểu ngũ kim được tách ra từ nhà máy cơ khí Gia Lâm – Hà Nội, ngày 8/7/1966 Nhà máy Cơ khí kiến trúc Đại Mỗ – tên gọi đầu tiên của Công ty cơ khí xây dựng Đại Mỗ, được thành lập theo quyết định 766/NKT của Bộ trưởng Bộ kiến trúc, với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất hàng tiểu ngũ kim như: Ke, khoá, bản lề, ke môn, tắc dẹt, phụ tùng nước... Năm 1989, cũng giống như các Xí nghiệp quốc doanh khác, Nhà máy chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập “tự trang trải và có doanh lợi”. Xuất phát từ tình hình đó, Nhà máy đã phải đi sâu nghiên cứu thị trường, loại bỏ những mặt hàng mà nhu cầu thị trường ít đòi hỏi, cải tiến công nghệ, chế thử sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu, thị trường với chất lượng cao. Ngày 5/5/1993 theo Quyết định số 167A/BXD - /TCLĐ Nhà máy Cơ khí kiến trúc Đại Mỗ đổi tên thành Nhà máy Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng – Bộ Xây dựng. Nhiệm vụ chủ yếu là nhận chế tạo, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho xây dựng điện nước theo đơn đặt hàng. Ngoài ra còn được Bộ Xây dựng và Liên hiệp các Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng giao cho sản xuất một số phụ kiện phục vụ sản xuất của các Nhà máy xi măng lớn là: Hoàng Thạch, Hải Phòng, Bỉm Sơn. Ngày 10/04/1996, Nhà máy chính thức được đổi tên thành Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ (Dai Mo Construction Machinery Company) trực thuộc Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (Tên viết tắt là COMA 6) theo quyết định số 405/BXD – TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Từ tháng 7/2003 để chủ động và mở rộng trong sản xuất, từ các phân xưởng trước đây Công ty đã thành lập 3 Xí nghiệp trực thuộc hạch toán độc lập và 1 Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc. Đó là: - Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng. - Xí nghiệp Kết cấu thép. - Xí nghiệp Chế tạo thiết bị và gia công cơ khí. - Xí nghiệp Lắp máy điện nước và Xây dựng (hạch toán phụ thuộc). Ngoài 4 Xí nghiệp trên Công ty còn có thêm 1 phân xưởng Quy Chế. Dưới đây là bảng tóm tắt một số chỉ tiêu kinh tê trong 2 năm qua: STT Chỉ tiêu 2003 2004 Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 15
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội 1 Doanh thu thuần 61.573.542.423 82.285.740.342 2 Giá vốn hàng bán 56.445.099.929 73.726.457.914 3 Lợi nhuận gộp cung cấp dịch 5.128.442.494 8.559.282.428 vụ 4 Doanh thu hoạt động tài chính 14.011.672 152.947.729 5 Lợi nhuận từ hoạt động KD (525.344.207) 400.695.037 6 Lợi nhuận trước thuế 374.227.104 130.880.697 7 Thuế thu nhập 199.752.673 16.188.697 8 Lợi nhuận sau thuế 254.474.431 114.692.097 9 Thu nhập bình quân đầu 1.350.724 1.479.820 người Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy Công ty kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp cung cấp dịch vụ năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính năm sau tăng lên gấp hơn 10 lần và đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2003 còn ở con số âm nhưng đến năm 2004 không những không âm mà còn tăng lên gấp nhiều lần. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể. 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ. 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ là một Doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu sự quản lý của Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng như một đơn vị thành viên. Công ty đóng trên địa bàn xã Tây Mỗ - huyện Từ Liêm - Hà Nội với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất hàng tiểu ngũ kim như: Ke, khoá, bản lề, ke môn, tắc dẹt, phụ tùng nước... Hiện nay, để phù hợp với nhu cầu thị trường, Công ty đã sản xuất nhiều mặt hàng mới như: - Sản xuất các sản phẩm cơ khí xây dựng: Cột chống, giàn giáo, cốt pha, cột điện. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 16
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội - Thiết kế, gia công chết tạo và lắp dựng kết cấu thép cho các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông cầu đường. - Chế tạo các loại cột điện, cột viba, kết cấu kiện cho các công trình công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra Công ty còn mạ nhúng kẽm nóng các sản phẩm phục vụ xây dựng trên dây chuyền công nghệ Đức. 2.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ là một Doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng cơ khí, thiết bị, phục vụ cho ngành xây dựng. Các nguyên liệu, vật liệu trong quy trình sản xuất chủ yếu là sắt, thép bao gồm: thép vằn, thép trơn, thanh L, tôn cuộn... được chia thành các loại sau: - Nguyên liệu, vật liệu dạng ống: là các loại ống thép, các loại ống thép này được đem đi cắt, dập theo kích thước yêu cầu thiết kế, rồi đưa vào sử dụng. - Nguyên liệu, vật liệu dạng tấm: là các loại tôn tấm được cho qua máy cắt, sau đó chuyển đến bộ phận gia công rèn dập để tạo hình dáng theo yêu cầu như các loại sàn, bậc thang, dùng chế tạo cốt pha. - Nguyên liệu, vật liệu dạng tròn: là các loại thép tròn. Nguyên liệu, vật liệu được gia công chế biến theo quy trình công nghệ như sơ đồ sau: Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 17
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất. Nguyên liệu, vật liệu Tạo phôi Gia công chế tạo Nhập kho Xuất kho bán hàng Lắp ráp, tổ hợp Hoàn thiện thành phẩm sản phẩm 2.2.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành các phòng ban và các phân xưởng sản xuất thực hiện chức năng quản lý nhất định. Trách nhiệm và quyền hạn trong bộ máy của Công ty: Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ nguyên tắc tập trung dân chủ và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý. Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hợp tác liên doanh, liên kết sản xuất với các đơn vị bạn. Điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng. Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách công tác kỹ thuật, công nghệ, chỉ đạo công tác quản lý thiết kế, chế tạo sản phẩm. Điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng. Phó giám đốc sản xuất: Phụ trách công tác sản xuất, tiến độ giao hàng. Khối văn phòng: Gồm 4 phòng ban (gồm 40 người). - Phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ: Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 18
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội + Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn và dài hạn. + Ký kết hợp đồng kinh tế. + Quản lý, bảo quản xuất nhập vật tư, dụng cụ, phụ tùng, thành phẩm, bán thành phẩm theo đúng chế độ quy định. - Phòng kỹ thuật: là phòng chuyên môn kỹ thuật, giúp Ban Giám đốc trong các lĩnh vực: + Tính toán thiết kế sản phẩm. + Giám sát về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất. + Kiểm tra chất lượng sản phẩm, công trình trước khi xuất xưởng, bàn giao. + Quản lý thiết bị, kỹ thuật về an toàn và vệ sinh lao động. - Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ giúp cho Ban Giám đốc về lĩnh vực: + Xây dựng kế hoạch tài chính tháng, quí, năm. + Quản lý nguồn tài chính của Công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Là phòng giúp cho Ban Giám đốc các lĩnh vực: + Quản lý tổ chức nhân sự lao động, tiền lương. + Lập kế hoạch bố trí lao động, đề bạt cán bộ, tuyển dụng lao động. + Quản lý hành chính, bảo vệ, y tế, nhà ăn ca, nhà trẻ, nhà ở tập thể... Khối sản xuất: Gồm 4 Xí nghiệp, 200 công nhân trực tiếp sản xuất. - Xí nghiệp Cơ Khí Xây dựng. - Xí nghiệp Kết cấu thép. - Xí nghiệp Chế tạo thiết bị và Gia công Cơ khí. - Xí nghiệp Lắp máy điện nước và Xây dựng. Nguyễn Mai thảo - Lớp 605 - Khoá 6 MSV 2001D1422 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt
84 p | 4383 | 2647
-
Luận văn tốt nghiệp Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn xây lắp tại xí nghiệp sống Đà 206
89 p | 366 | 239
-
Luận văn: “Hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương“
55 p | 409 | 143
-
Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Hà
118 p | 340 | 88
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng
118 p | 261 | 73
-
Luận văn tốt nghiệp: Công tác quản lý tài chính BHXH Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
78 p | 158 | 25
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý cửa hàng bán thuốc
109 p | 29 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học
77 p | 29 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện của một cơ sở điện lực
78 p | 30 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý điểm theo hệ thống đào tạo tín chỉ cho một trường đại học
113 p | 26 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu
100 p | 92 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý cây thảo dược - Áp dụng hỗ trợ quản lý công tác khám chữa bệnh tại một cơ sở trị bệnh bằng cây thảo dược
85 p | 25 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp: Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chi nhánh Hà Nội
50 p | 74 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý công tác tuần tra giao thông, xử lý vi phạm và các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
67 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay
104 p | 48 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý ngày công và thanh toán lương của một cơ quan nhà nước
98 p | 20 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý hồ sơ Đảng viên trường Đại học Võ Trường Toản
72 p | 16 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhân khẩu ở địa phương
79 p | 13 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn