YOMEDIA

ADSENSE
Lượng giá trẻ tự kỷ bằng thang điểm CARS
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download

Tài liệu "Lượng giá trẻ tự kỷ bằng thang điểm CARS" thông tin đến bạn đọc những nội dung gồm: đại cương, chỉ định và chống chỉ định, các bước chuẩn bị tiến hành phục hồi chức năng, các bước điều trị phục hồi chức năng, theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lượng giá trẻ tự kỷ bằng thang điểm CARS
- LƯỢNG GIÁ TRẺ TỰ KỶ BẰNG TH NG ĐIỂM CARS I. ĐẠI CƢƠNG Thang cho điểm tự kỷ ở trẻ em (The Childhood Autism Rating Scale-CARS) là một công cụ chuẩn mực, được thiết kế đặc biệt và sử dụng rộng rãi nhất cho trẻ em dưới ba tuổi do Schopler và cộng sự thiết kế năm 1980. CARS có thể sử dụng đánh giá trẻ tự kỷ với nhiều mục đích khác nhau trong chương trình can thiệp sớm, chương trình phát triển trí tuệ ở lứa tuổi tiền học đường và ở các trung tâm chẩn đoán phát triển trí tuệ để theo dõi định kỳ trẻ tự kỷ. CARS cũng có thể được áp dụng để đánh giá hiệu quả điều trị và thu thập các thông tin nhằm hỗ trợ ước tính tỷ lệ hiện mắc của tự kỷ và đánh giá kết quả chức năng đ đạt được sau can thiệp. CARS là một công cụ kết hợp báo cáo của cha mẹ và quan sát trực tiếp của các chuyên gia trong khoảng 30 - 45 phút. Thang cho điểm tự kỷ ở trẻ em gồm mười lăm lĩnh vực: quan hệ với mọi người; bắt chước; đáp ứng tình cảm; động tác cơ thể; sử dụng đồ vật; thích nghi với sự thay đổi; phản ứng thị giác; phản ứng thính giác; phản ứng qua vị giác và khứu giác; sự sợ hãi hoặc hồi hộp; giao tiếp bằng lời; giao tiếp không lời; mức độ hoạt động; chức năng trí tuệ; và ấn tượng chung của người đánh giá. II. CHỈ ĐỊNH Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ. Trẻ tự kỷ. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Bác sĩ phục hồi chức năng; bác sĩ tâm thần; kỹ thuật viên ngôn ngữ; cử nhân tâm lý. 2. Phƣơng tiện Dụng cụ học tập: sách, tranh, đồ chơi, đồ dùng học tập…. 3. Ngƣời bệnh 244
- Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt. 4. Hồ sơ bệnh án Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế. Ghi nhận xét trước lượng giá V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Bước 1: đối chiếu chỉ định lượng giá và tên trẻ. Bước 2: tiến hành lượng giá. Thời gian lượng giá từ 20 - 30 phút. 1. Nội dung thang CARS C.A.R.S The Childhood Autism Rating Scale Bảng đánh giá mức độ tự kỷ ở trẻ em Họ và tên trẻ: .......................................Giới: Nam ...Nữ....Số hồ sơ:............. Ngày sinh:......../.........../........... Ngày đánh giá:......../.........../........... Tuổi..........tháng......... Người đánh giá:................................................................... Tóm tắt thang điểm đánh giá Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV Ghi chú: BT=15-30điểm.; TK nhẹ - TB=31-36đ; TK nặng=37-60đ Chỉ dẫn: đối với mỗi loại, sử dụng khoảng trống ở dưới mỗi mức độ để ghi chép các hành vi tương ứng với mỗi mức độ. Sau khi kết thúc quan sát trẻ, đánh giá các hành vi tương ứng với mỗi mục của mức độ đó. Với mỗi mục, khoanh tròn vào số ứng với tình trạng mô tả đúng nhất của trẻ. Bạn có thể chỉ ra trẻ với tình trạng nằm giữa 2 mức độ bằng việc cho điểm 1,5; 2,5 hoặc 3,5. Các tiêu chí đánh giá ngắn gọn được thể hiện cho mỗi mức độ. Xem chương 2 của sách hướng dẫn về các tiêu chí đánh giá chi tiết. 245
- I. Quan hệ với mọi ngƣời II. Bắt chƣớc 1 Không có biểu hiện khó khăn hoặc bất 1 Bắt chƣớc đúng: trẻ có thể bắt chước thƣờng trong quan hệ với mọi ngƣời: hành âm thanh, từ và các hành động phù hợp vi của trẻ tương ứng với tuổi. Có thể thấy với khả năng của chúng. được một số hiện tượng bẽn lẽn, nhắng nhít hoặc khó chịu khi bị yêu cầu làm việc gì, nhưng ở mức độ không điển hình. 1,5 1.5 2 Quan hệ không bình thƣờng ở mức độ 2 Bắt chƣớc không bình thƣờng ở mức nhẹ: trẻ tránh tiếp xúc với người lớn bằng độ nhẹ: trẻ thường bắt chước các hành ánh mắt, tránh người lớn hoặc trở nên nhắng vị đơn giản như là vỗ tay hoặc các từ nhít nếu như có sự tác động, trở nên quá bẽn đơn, đôi khi trẻ chỉ bắt chước sau khi có lẽn, không phản ứng với người lớn như bình sự khích lệ hoặc sau đôi chút trì ho n. thường, hoặc bám chặt vào bố mẹ nhiều hơn hầu hết trẻ cùng lứa tuổi. 2,5 2.5 3 Quan hệ không bình thƣờng ở mức độ 3 Bắt chƣớc không bình thƣờng ở mức trung bình: thỉnh thoảng trẻ thể hiện sự tách độ trung bình: trẻ chỉ bắt chước một lúc biệt (dường như không nhận thức được nào đó và đòi hỏi cần có sự kiên trì và người lớn). Để thu hút sự chú ý của trẻ, đôi giúp đỡ của người lớn; thường xuyên chỉ khi cần có những nỗ lực liên tục và mạnh bắt chước sau đôi chút trì ho n. mẽ. Quan hệ tối thiểu được khởi đầu bởi trẻ. 3,5 3.5 4 Quan hệ không bình thƣờng ở mức độ 4 Bắt chƣớc không bình thƣờng ở mức nặng: trẻ luôn tách biệt hoặc không nhận độ nặng: trẻ rất ít khi hoặc không bao thức được những việc người lớn đang làm. giờ bắt chước âm thanh, từ hoặc các Trẻ hầu như không bao giờ đáp ứng hoặc hành động ngay cả khi có sự khích lệ và khởi đầu mối quan hệ với người lớn. Chỉ có giúp đỡ của người lớn. thể những nỗ lực liên tục nhất mới nhận được sự chú ý của trẻ. Quan sát: Quan sát: 246
- III. Thể hiện tình cảm IV. Các động tác cơ thể 1 Thể thiện tình cảm phù hợp với tuổi và phù 1 Thể hiện các động tác phù hợp với tuổi: hợp với tình huống: trẻ thể hiện đúng với thể trẻ chuyển động thoải mái, nhanh nhẹn, và loại và mực độ tình cảm thông qua nét mặt, phối hợp các động tác như những trẻ khác điệu bộ và thái độ. cùng lứa tuổi. 1.5 1.5 2 Thể hiện tình cảm không bình thƣờng ở 2 Thể hiện các động tác không bình mức độ nhẹ: trẻ đôi khi thể hiện tình cảm thƣờng ở mức độ nhẹ: trẻ đôi khi thể không bình thường với thể loại và mức độ hiện một số biểu hiện khác thường nhỏ, tình cảm. Phản ứng đôi khi không liên quan ví dụ như vụng về, động tác diễn đi diễn đến đối tượng hoặc sự việc xung quanh. lại, phối hợp giữa các động tác kém, hoặc ít xuất hiện những cử động khác thường. 2.5 2.5 3 Thể hiện tình cảm không bình thƣờng ở 3 Thể hiện các động tác không bình mức độ trung bình: trẻ biểu hiện không thƣờng ở mức độ trung bình: những bình thường với thể loại và/hoặc mức độ tình hành vi rõ ràng khác lạ hoặc không bình cảm. Phản ứng của trẻ có thể khá hạn chế thường của trẻ ở tuổi này có thể bao hoặc quá mức hoặc không liên quan đến tình gồm những cử động ngón tay, ngón tay huống; có thể là nhăn nhó, cười lớn, hoặc trở hoặc dáng điệu cơ thể khác thường, nên máy móc cho dù không có sự xuất hiện nhìn chằm chằm hoặc hoặc một chỗ nào đối tượng hoặc sự việc gây xúc động. đó trên cơ thể, tự mình bị kích động, đu đưa, ngón tay lắc lư hoặc đi bằng ngón chân. 3.5 3.5 4 Thể hiện tình cảm không bình thƣờng ở 4 Thể hiện các động tác không bình mức độ nặng: phản ứng của trẻ rất ít khi thƣờng ở mức độ nặng: sự xuất hiện phù hợp với tình huống; khi trẻ đang ở một các biểu hiện nói trên một cách liên tục tâm trạng nào đó thì rất khó có thể thay đổi và mãnh liệt là biểu hiện của việc thể sang tâm trạng khác. Ngược lại, trẻ có thể hiện các động tác không phù hợp ở mức thể hiện rất nhiều tâm trạng khác nhau khi độ nặng. Các biểu hiện này có thể liên không có sự thay đổi nào cả. tục cho dù có những cố gắng để hạn chế hoắc hướng trẻ và các hoạt động khác. Quan sát: Quan sát: 247
- V. Sử dụng đồ vật VI. Sự thích ứng với thay đổi 1 Sử dụng phù hợp, ham thích chơi với đồ 1 Thích ứng với thay đổi phù hợp với chơi và các đồ vật khác: trẻ thể hiện sự ham tuổi: trong khi trẻ có thể để ý hoặc nhận thích đồ chơi và các đồ vật khác phù hợp với xét về những thay đổi trong thông lệ, trẻ khả năng và sử dụng những đồ chơi này chấp nhận sự thay đổi này mà không bị đúng cách. rơi vào tâm trạng lo lắng. 1.5 1.5 2 Không bình thƣờng ở mức độ nhẹ trong 2 Sự thích ứng với thay đổi không bình những ham mê hoặc trong việc sử dụng thƣờng ở mức độ nhẹ: khi người lớn đồ chơi và các đồ vật khác: trẻ có thể thể cố gắng thay đổi các động tác, trẻ có thể hiện sự ham muốn không bình thường vào vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động đồ chơi hoặc việc sử dụng những đồ chơi trước hoặc sử dụng các đồ vật trước đó. này không phù hợp với tính cách trẻ em (ví dụ như đập hoặc mút đồ chơi). 2.5 2.5 3 Không bình thƣờng ở mức độ trung bình 3 Sự thích ứng với thay đổi không bình trong những ham mê hoặc trong việc sử thƣờng ở mức độ trung bình: trẻ dụng đồ chơi và các đồ vật khác: trẻ có thể chống lại sự thay đổi thông thường một ít ham thích đến đồ chơi hoặc các đồ vật cách hăng hái, cố gắng tiếp tục với các khác hoặc có thể chiếm giữ những đồ chơi hoạt động cũ và khó có thể bị đánh lạc và các đồ vật khác một cách khác thường. hướng. Trẻ có thể trở nên cáu giận hoặc Trẻ có thể tập chung vào một bộ phận không buồn phiền khi những thói quen thông nổi bật của đồ chơi, bị thu hút vào phần thường bị thay đổi. không phản xạ ánh sáng, liên tục di chuyển một vài bộ phận của đồ vật hoặc chỉ chơi riêng với một đồ vật. 3.5 3.5 4 Không bình thƣờng ở mức độ nặng trong 4 Sự thích ứng với thay đổi không bình những ham mê hoặc trong việc sử dụng thƣờng ở mức độ nặng: trẻ phản ứng đồ chơi và các đồ vật khác: Trẻ có thể có rất gay gắt đối với sự thay đổi. Nếu bị những hành động như trên với mức độ buộc phải thay đổi, trẻ có thể sẽ trở nên thường xuyên và cường độ lớn hơn. Rất khó rất cau giận hoặc không hợp tác và phản có thể bị đánh lạc hướng/l ng quên khi đ có ứng với sự cáu kỉnh. những hành động như trên. Quan sát Quan sát: 248
- VII. Sự phản ứng bằng thị giác VIII. Sự phản ứng bằng thính giác 1 Thể thiện sự phản ứng bằng thị giác phù 1 Thể thiện sự phản ứng bằng thính hợp với tuổi: trẻ thể hiện sự phản ứng bằng giác phù hợp với tuổi: các biểu hiện thị giác bình thường và phù hợp với lứa tuổi. thính giác của trẻ bình thường và phù Thị giác được phối hợp với các giác quan hợp với tuổi. Thính giác được dùng khác khi khám phá ra đồ vật mới. cùng với các giác quan khác. 1.5 1.5 2 Thể hiện sự phản ứng bằng thị giác không 2 Thể hiện sự phản ứng bằng thính giác bình thƣờng ở mức độ nhẹ: đôi khi trẻ phải không bình thƣờng ở mức độ nhẹ: trẻ được nhắc lại bằng việc nhìn lại đồ vật. Trẻ đôi khi không phản ứng, hoặc không có thể thích nhìn vào gương hoặc ánh đèn phản ứng với một số loại tiếng động. hơn chúng bạn, có thể thỉnh thoảng chăm Phản ứng với âm thanh có thể chậm, và chú nhìn lên trên bầu trời, hoặc tránh nhìn tiếng động cần được lặp lại để gây được vào mắt người lớn. sự chú ý của trẻ. Trẻ có thể bị phân tán bởi âm thanh bên ngoài. 2.5 2.5 3 Thể hiện sự phản ứng thị giác không bình 3 Thể hiện sự phản ứng bằng thính giác thƣờng ở mức độ trung bình: trẻ thường không bình thƣờng ở mức độ trung xuyên phải được nhắc nhìn vào những gì trẻ bình: phản ứng của trẻ với âm thanh có đang làm. Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào nhiều dạng; luôn bỏ qua tiếng động sau bầu trời, tránh không nhìn vào mắt người những lần nghe đầu tiên; có thể giật lớn, nhìn vào đồ vật từ một góc độ bất mình hoặc che tai khi nghe thấy những thường, hoặc giữ đồ vật rất gần với mắt. âm thanh thường ngày. 3.5 3.5 4 Thể hiện sự phản ứng thị giác không bình 4 Thể hiện sự phản ứng bằng thính giác thƣờng ở mức độ nặng: trẻ luôn tránh không bình thƣờng ở mức độ nặng: không nhìn vào mắt người lớn hoặc các đồ trẻ quá phản ứng hoặc phản ứng dưới vật cụ thể nào đó và có thể thể hiện các hình mức bình thường với âm thanh ở một thức rất khác biệt của các hiện tượng khác mức độ khác thường cho dù đó là loại thường về thị giác nói trên. âm thanh nào. Quan sát: Quan sát: 249
- IX. Vị giác, khứu giác và xúc giác X. Sự sợ hãi hoặc hồi hộp. 1 Việc sử dụng, và sự phản ứng bằng các 1 Thể hiện sự sợ hãi và hồi hộp bình giác quan vị, khứu và xúc giác bình thƣờng: hành vi của trẻ phù hợp với thƣờng: trẻ khám phá đồ vật mới với một tuổi và tình huống. thái độ phù hợp với lứa tuổi, thông thường bằng xúc giác và thị giác. Vị giác hoặc khứu giác có thể được sử dụng khi cần thiết. Khi phản ứng với những đau đớn nhỏ, thường ngày thì trẻ thể hiện sự khó chịu nhưng không quá phản ứng. 1.5 1.5 2 Việc sử dụng, và sự phản ứng bằng các 2 Thể hiện sự sợ hãi và hồi hộp không giác quan vị, khứu và xúc giác không bình bình thƣờng ở mức độ nhẹ: trẻ đôi khi thƣờng ở mức độ nhẹ: trẻ có thể khăng thể hiện sự quá nhiều hoặc quá it sự sợ khăng đút đồ vật vào miệng; có thể ngửi hãi hoặc hồi hộp khi so sánh với những hoặc nếm các đồ vật; có thể không để ý hoặc trẻ bình thường trong tình huống tương quá phản ứng với những đau đớn nhẹ mà tự. những trẻ bình thường có thể thấy khó chịu. 2.5 2.5 3 Việc sử dụng, và sự phản ứng bằng các 3 Thể hiện sự sợ hãi và hồi hộp không giác quan vị, khứu và xúc giác không bình bình thƣờng ở mức độ trung bình: trẻ thƣờng ở mức độ trung bình: trẻ có thể bị đặc biệt thể hiện sự sợ hãi hoặc hơi khó chịu ở mức độ trung bình khi sờ, ngửi nhiều hoặc hơi ít ngay cả so với trẻ ít hoặc nếm đồ vật hoặc người. Trẻ có thể phản tháng hơn trong tình huống tương tự. ứng quá mức hoặc dưới mức. 3.5 3.5 4 Việc sử dụng, và sự phản ứng bằng các 4 Thể hiện sự sợ hãi hoặc hồi hộp giác quan vị, khứu và xúc giác không bình không bình thƣờng ở mức độ nặng: thƣờng ở mức độ nặng: trẻ bị khó chịu với luôn sợ hãi ngay cả đ gặp lại những việc ngửi, nếm, hoặc sờ vào đồ vật về cảm tình huống hoặc đồ vật vô hại. Rất khó giác hơn là về khám phá thông thường hoặc làm cho trẻ bình tĩnh hoặc thoải mái. sử dụng đồ vật. Trẻ có thể hoàn toàn bỏ qua Ngược lại trẻ không thể hiện có được sự cảm giác đau đớn hoặc phản ứng dữ dội với để ý cần thiết đối với nguy hại mà trẻ khó chịu nhỏ. cùng tuổi có thể tránh được. Quan sát: Quan sát: 250
- XI. Giao tiếp bằng lời XII. Giao tiếp không lời 1 Giao tiếp bằng lời bình thƣờng phù hợp 1 Giao tiếp không lời phù hợp với tuổi với tuổi và tình huống và tình huống. 1.5 1.5 2 Giao tiếp bằng lời không bình thƣờng ở 2 Giao tiếp không lời không bình mức độ nhẹ: nhìn chung, nói chậm. Hầu hết thƣờng ở mức độ nhẹ: non nớt trong lời nói có nghĩa; tuy nhiên có thể xuất hiện việc dùng các đối thoại không bằng lời; sự lặp lại máy móc hoặc phát âm bị đảo lộn. có thể chỉ ở mức độ không rõ ràng, hoặc Đôi khi trẻ dùng một số từ khác thường hoặc với tay tới cái mà trẻ muốn, trong những không rõ nghĩa. tình huống mà trẻ cung lứa tuổi có thể chỉ hoặc ra hiệu chính xác hơn nhằm chỉ ra cái mà trẻ muốn. 2.5 2.5 3 Giao tiếp bằng lời không bình thƣờng ở 3 Giao tiếp không lời không bình mức độ trung bình: có thể không nói. Khi thƣờng ở mức độ trung bình: thông nói, giao tiếp bằng lời có thể lẫn lộn giữa thường trẻ không thể diễn đạt không những lời nói có nghĩa và những lời nói khác băng lời cái trẻ cần hoặc mong muốn, biệt như là không rõ nghĩa, lặp lại máy móc, và không thể hiểu được giao tiếp không hoặc phát âm đảo lộn. Những khác thường lời của những người khác. trong những giao tiếp có nghĩa bao gồm những câu hỏi thừa hoặc những lo lắng với một chủ đề nào đó. 3.5 3.5 4 Giao tiếp bằng lời không bình thƣờng ở 4 Giao tiếp không lời không bình mức độ nặng: không có những lời nói có thƣờng ở mức độ nặng: trẻ chỉ có thể nghĩa. Trẻ có thể kêu thét như trẻ mới sinh, thể hiện những cử chỉ kỳ quái hoặc khác kêu những tiếng kêu kỳ lạ hoặc như tiếng thường mà không rõ nghĩa và thể hiện kêu của động vật, có những tiếng kêu phức sự không nhận thức được các ý nghĩa tạp gần giống với tiếng người, hoặc biểu liên quan tới cử chỉ hoặc biển hiện nét hiện sử dụng một cách ngoan cố, kỳ quái mặt của những người khác. một số từ hoặc câu có thể nhận biết được. Quan sát: Quan sát: 251
- XIII. Mức độ hoạt động XIV. Mức độ và sự nhất quán của phản xạ thông minh 1 Mức độ hoạt động bình thƣờng so với tuổi 1 Mức độ hiểu biết bình thƣờng và có và tình huống: trẻ không biểu hiện nhanh sự nhất quán phù hợp trên các lĩnh hơn hay chậm hơn trẻ cùng lứa tuổi trong vực: trẻ có mức độ hiểu biết như những tình huống tương tự. đứa trẻ bình thường và không có kỹ năng hiểu biết khác thường hoặc có vấn đề nào. 1.5 1.5 2 Mức độ hoạt động không bình thƣờng ở 2 Trí thông minh không bình thƣờng ở mức độ nhẹ: trẻ đôi khi có thể luôn hiếu mức độ nhẹ: trẻ không thông minh như động hoặc có dấu hiệu lười và chậm chuyển những trẻ bình thường cùng lứa tuổi; kỹ động. Mức độ hoạt động của trẻ ảnh hưởng năng hơi chậm trên các lĩnh vực. rất nhỏ đến kết quả hoạt động của trẻ. 2.5 2.5 3 Mức độ hoạt động không bình thƣờng ở 3 Trí thông minh không bình thƣờng ở mức độ trung bình: trẻ có thể rất hiếu động mức độ trung bình: nói chung, trẻ và khó có thể kìm chế trẻ. Trẻ có thể hoạt không thông minh như những trẻ bình động không biết mệt mỏi và có thể muốn thường cùng tuổi; tuy nhiên, trẻ có thể không ngủ về đêm. Ngược lại, trẻ có thể khá có chức năng gần như bình thường đối mê mệt và cần phải thúc giục rất nhiều mới với một số lĩnh vực có liên quan đến làm cho trẻ vận động. vận động trí não. 3.5 3.5 4 Mức độ hoạt động không bình thƣờng ở 4 Trí thông minh không bình thƣờng ở mức độ nặng: trẻ thể hiện hoặc quá hiếu mức độ nặng: trong khi trẻ thường động hoặc quá thụ động và có thể chuyển từ không thông minh như những trẻ khác trạng thái quá này sang trạng thái quá kia. cùng lứa tuổi, trẻ có thể làm tốt hơn trẻ bình thường cùng tuổi trong một hoặc nhiều lĩnh vực. Quan sát: Quan sát: XV. Ấn tƣợng chung 1 Không tự kỷ: trẻ không biểu hiện đặc điểm triệu chứng của tự kỷ. 1.5 2 Tự kỷ ở mức độ nhẹ: trẻ chỉ biểu hiện một vài triệu chứng tự kỷ hoặc chỉ ở mức độ nhẹ của tự kỷ. 2.5 3 Tự kỷ ở mức độ trung bình: trẻ biểu hiện một số triệu chứng hoặc mức độ trung bình của tự kỷ. 3.5 4 Tự kỷ ở mức độ nặng: trẻ biểu hiện nhiều triệu chứng hoặc ở mức độ đặc biệt của tự kỷ. 252
- Cách đánh giá Bước 1: điền đầy đủ các thông tin hành chính. Bước 2: đọc từng câu trong mỗi lĩnh vực. Hỏi cha mẹ kết hợp với quan sát trẻ. Điểm được cho từ 1 điểm đến 4 điểm theo mức độ đánh giá từ nhẹ đến nặng. Nếu các vấn đề của trẻ nằm giữa mục 1 điểm và 2 điểm thì cho điểm 1.5. Tương tự với điểm 2.5 và 3.5. Kết luận sau làm test Mức độ tự kỷ được tính theo tổng số điểm của mười lăm lĩnh vực nói trên: Từ 15 đến 30 điểm: không tự kỷ. Từ 31 đến 36 điểm: tự kỷ nhẹ và vừa. Từ 37 đến 60 điểm: tự kỷ nặng. VI. THEO DÕI Sự hợp tác của gia đình và trẻ trong quá trình đánh giá. VII. TAI BIẾN Không có. 253

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
