intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số tình huống khó xử trong buổi phỏng vấn và cách xử lý

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

305
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong buổi phỏng vấn, lần đầu tiên bạn phải chạm mặt với nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ gặp không ít những rắc rối nảy sinh. Bản thân chúng ta không ai là hoàn hảo, luôn có những tình huống khiến bạn phải ra quyết định kịp thời, vì nó xảy ra bất ngờ và thường mang theo những thông tin không khả quan. Người khôn ngoan phải là người biết chuyển bại thành thắng, giải quyết cặn kẽ những tình huống khó xử ấy....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số tình huống khó xử trong buổi phỏng vấn và cách xử lý

  1. Một số tình huống khó xử trong buổi phỏng vấn và cách xử lý Trong buổi phỏng vấn, lần đầu tiên bạn phải chạm mặt với nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ gặp không ít những rắc rối nảy sinh. Bản thân chúng ta không ai là hoàn hảo, luôn có những tình huống khiến bạn phải ra quyết định kịp thời, vì nó xảy ra bất ngờ và thường mang theo những thông tin không khả quan. Người khôn ngoan phải là người biết chuyển bại thành thắng, giải quyết cặn kẽ những tình huống khó xử ấy. Một số tình huống bạn cần tránh 1.Quên/ nhầm tên người phỏng vấn Đây là điều mà bạn hoàn toàn không mong muốn, nhưng có thể bạn sẽ rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” này. Tâm trạng hồi hộp, áp lực vì đây là lần hẹn phỏng vấn đầu tiên đã khiến bạn nhớ nhầm tên người phỏng vấn, hay tệ hơn nữa là quên tên nhà phỏng vấn này. Bạn nên xử trí ra sao?
  2. Quên/ nhầm tên nhà tuyển dụng là một lỗi bạn nên tránh Có thể bạn phải mất khoảng 30 giây đến 1 phút để lấy lại bình tĩnh. Đừng gãi đầu hay nở một” nụ cười trừ” nhằm cứu vãn tình thế. Hãy cúi đầu xin lỗi nhà tuyển dụng một cách chân thành nhất, như những gì thực tâm bạn nghĩ. Bạn biết đấy, bạn đang rơi vào một lỗi cực kỳ nghiêm trọng, nhà tuyển dụng có thể đánh rớt bạn ngay lập tức, vì trong suy nghĩ của họ, lỗi này là hoàn toàn không thể chấp nhận với một ứng cử viên chuyên nghiệp. Hãy cố gắng
  3. trấn tĩnh bản thân, thừa nhận lỗi và cam đoan rằng bạn sẽ không để lỗi này tái phạm trong suốt thời gian phỏng vấn về sau. 2.Bề ngoài chưa thật chỉn chu Trong một phút lơ đãng nào đó, bạn chưa có thời gian để chỉnh lại mái tóc hay cà vạt, như vậy khi đến với buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp trong tác phong. Bạn có thể tận dụng thời gian khi nhà tuyển dụng xem sơ lại hồ sơ của bạn, hãy nhanh chóng dùng một ít thời gian ít ỏi này chỉnh lại trang phục. Bạn nên làm những điều này thật tự nhiên, như thể đây là cách bạn tôn trọng người đối diện, tôn trọng nhà tuyển dụng. Luôn thận trọng trong tác phong của bạn
  4. 3. Vấn đề về tiền lương Đây là vấn đề mà hầu hết mọi ứng viên đều cho rằng nhạy cảm, thông thường sẽ xảy ra hai trường hợp: + Nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về mức lương mà họ mong muốn được nhận. + Nhà tuyển dụng nói ngay mức lương mà công ty có thể trả cho ứng viên và hỏi ứng viên có thắc mắc hay nguyện vọng gì không? Đại đa số phần đông chúng ta thường né tránh điều này, vì bạn luôn tự mình vướng vào luồng suy nghĩ như sau: + Ứng viên có thể nêu mức lương cao và nhà tuyển dụng có thể vịn vào đó đánh trượt ứng viên, với lý do công ty không thể chi trả mức lương như vậy. +Mức lương nhà tuyển dụng đưa ra thấp hơn mong muốn của ứng viên, ứng viên phải ứng xử để có thể “nâng” mức lương phù hợp với nguyện vọng của mình.
  5. Tuy nhiên bạn hãy quay trở lại với gốc rễ vấn đề này chính là năng lực của bạn. Nếu bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẽ là người mang cho công ty lợi ích đủ lớn và bạn thực sự xứng đáng được hưởng mức lương này. Đừng né tránh vấn đề về lương, vì bạn càng né tránh sau này sẽ còn nhiều những rắc rối mà bạn chưa hề biết đến. Trung thực, thẳng thắn, biết người biết ta là điều cốt yếu bạn nên làm trong lúc này. 4.Quên viết thư cảm ơn
  6. Phần đông các bạn trẻ nhất là sinh viên mới tốt nghiệp thường thiếu sót điều này, vì có thể bạn nghĩ rằng đây là giai đoạn có thể bỏ qua, không cần thiết. Tuy nhiên, đây mới thực sự là bước cuối cùng hoàn chỉnh buổi phỏng vấn để đến một giai đoạn tiếp theo. Một lá thư cảm ơn kịp thời sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng Nếu bạn nằm trong tình huống khó xử này, hãy nghiêm túc viết một bức thư cảm ơn cộng với lời xin lỗi vì đã không gửi lời cảm ơn sớm nhất có thể.
  7. Bạn có thể ghi chú thêm về những thông tin mà nhà tuyển dụng đã trao đổi với bạn trong buổi phỏng vấn vừa rồi, lặp lại những từ khóa bạn cho là quan trọng. Độ dài của một email có thể nằm trong khoảng từ 200-300 chữ, tránh viết dài dòng và lan man, ngắn gọn, súc tích và có nội dung rõ ràng là điều cần thiết nhất. Những tình huống khó xử trong buổi phỏng vấn diễn ra rất bất ngờ, nhưng không phải là không kiểm soát được. Chỉ cần bạn ghi nhớ một nguyên tắc trong cuộc sống đó là thật tâm nhận lỗi nếu lỗi này xuất phát từ bạn. Chúc bạn luôn bình tĩnh để tìm ra cách giải quyết tình huống khôn ngoan nhất. Nguyễn Ngọc Ly ( First-Viec-Lam)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2