intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI CAMPUCHIA

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời kỳ“hội họa hiện đại” (hội họa miêu tả) được thành lập tại Trường Mỹ thuật Campuchia vào cuối những năm 1940. Trong thời kỳ sau độc lập, sự nhấn mạnh của thời thuộc địa trước kia vào mỹ thuật truyền thống nay có pha chút quan tâm mới tới “yếu tố hiện đại” . Vào cuối những năm 1950, hội họa và điêu khắc miêu tả đã hình thành nên một bộ phận quan trọng CHHIM SOTHYCầu nguyện cho Hoà bình-sơn dầu của chương trình giảng dạy của Trường này, trong khi hội họa truyền thống, chế tác mặt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI CAMPUCHIA

  1. MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI CAMPUCHIA Thời kỳ“hội họa hiện đại” (hội họa miêu tả) được thành lập tại Trường Mỹ thuật Campuchia vào cuối những năm 1940. Trong thời kỳ sau độc lập, sự nhấn mạnh của thời thuộc địa trước kia vào mỹ thuật truyền thống nay có pha chút quan tâm mới tới “yếu tố hiện đại” . Vào cuối những năm 1950, hội họa và điêu khắc miêu tả đã hình thành nên một bộ phận quan trọng CHHIM SOTHY- của chương trình giảng dạy của Trường này, trong Cầu nguyện cho khi hội họa truyền thống, chế tác mặt nạ, nghề bạc Hoà bình-sơn dầu và dệt vẫn tiếp tục được giảng dạy trong các khoa như trước đó. Chính phủ khuyến khích mỹ thuật “Khmer hiện đại”, hỗ trợ cho việc phát triển những lĩnh vực chuyên ngành mới (thiết kế, thiết kế vải vóc, gốm sứ hiện đại, hội họa hiện đại) tại chính nơi lúc đó gọi là Trường Đại học Mỹ thuật, trong khi tìm mua các tác phẩm Mỹ thuật Khmer hiện đại cho rất nhiều các dinh thự của Thủ tướng Sihanouk lúc bấy giờ cũng như cho tòa nhà văn phòng chính phủ tại Chamkar Mon. Một số
  2. các gallery được khai trương tại Phrom Penh trong những năm 1960. Họa sĩ Nhek Dim mở một không gian bên sông chuyên bán các họa phẩm của ông và của một số người bà con. Ngoài ra, Hiệp hội các Nghệ sĩ Khmer tổ chức các cuộc triển lãm hàng năm và về sau cũng mở gallery của hội do Sam Yuan làm giám đốc. Trung tâm Văn hóa Pháp hoạt động cho tới 1975 và Thư viện Mỹ hoạt động tới 1964 đã tài trợ nhiều cuộc triển lãm của các họa sĩ Khmer, Pháp và Mỹ, ngoài việc cung cấp cho các thư viện nhiều sách báo về hội họa, các họa sĩ và các phong trào mỹ thuật. Rất nhiều họa sĩ đã bị giết trong suốt thời kỳ Khmer Đỏ sau đó và phần lớn sáng tác mỹ thuật đã chấm dứt trên thực tế. Tuy nhiên, một số họa sĩ đã được tuyển dụng trong những năm dưới chế độ Campuchia Dân chủ, làm các nhà thiết kế các, đồ án, chuyên vẽ các đồ án cho các dự án thủy lợi và đường xá của các tỉnh do chế độ Khmer Đỏ cung cấp kinh phí. Các nhà thiết kế này còn có nhiệm vụ vẽ các tấm áp phích cỡ lớn về sức khỏe bà mẹ và phòng trừ bệnh sốt rét để đặt bên đường; họ cũng còn chịu trách nhiệm sơn khẩu hiệu cho các hội nghị của các tỉnh nữa. Ngay sau sụp đổ của Khmer Đỏ, các giảng viên và các nghệ sĩ gắn bó với Trường Đại học Mỹ thuật đã quay trở lại Phnom Penh và khởi động lại công tác đào tạo mỹ thuật, dần dần tái kiến thiết nhà trường. Sau đó một loạt học bổng do khối Xã hội chủ nghĩa cấp đã cho phép cả một thế hệ các sinh viên mỹ thuật trẻ tuổi được sang học tập, tu nghiệp, nghiên cứu... lấy những bằng cấp cao tại Ba Lan, Bulgari, Liên Xô cũ và cả Hungari vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Đồng thời
  3. các sáng kiến của các vị Chủ nhiệm Khoa đầu tiên của Khoa Mỹ thuật Tạo hình cũng như những nỗ lực của các nhà sưu tầm Khmer tư nhân và các nghệ sĩ Campuchia đã tạo điều kiện cho việc tổ chức lại các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn, thu thập lại các tài liệu và gìn giữ các tri thức về mỹ thuật. Rất nhiều các gallery mới mọc lên, các khu triển lãm mới được khai trương ở Phnom Penh, giới thiệu nhiều cuộc trưng bày luôn thay đổi. Viện Nghiên cứu Mỹ thuật và Văn hóa Reyum tập trung chú ý vào công tác nghiên cứu, thu thập tư liệu, tổ chức triển lãm về mỹ thuật và lịch sử văn hóa Campuchia. Các không gian gallery khác, nổi bật là Java Café và Gallery, đã trưng bày tác phẩm đương đại của các nghệ sĩ Campuchia và ngoại quốc. Tuy nhiên, đại đa số các họa sĩ và các nghệ sĩ điêu khắc tự lực cánh sinh bằng hai cách: hoặc cung cấp các họa phẩm và phù điêu lấy nguồn cảm hứng từ các đền Angkor cho thị trường du lịch, hoặc nhận sơn các biển thương mại và các bản sao chép cỡ lớn các tác phẩm mà ở phương Tây được sản xuất bằng máy móc. Trong số các nghệ sĩ mỹ thuật thị giác ở Campuchia ngày nay, những người vẫn dành một phần thời gian của họ cho công việc sáng tác, có thể kể nhiều nhóm và nhiều cách thức hoạt động. Có các bậc thầy xưa kia còn lại như Som Samai (nghề bạc), An Sok (chế tác mặt nạ) và Chet Chan (hội họa truyền thống), chuyên sản xuất ra những tác phẩm chất lượng cao, duy trì những hình thức được trường mỹ thuật thời thuộc địa giảng dạy mà ngày nay người ta coi là “mỹ thuật Khmer truyền thống”.
  4. Các sáng tác của nghệ sĩ đương đại Chhim Sothy vẫn vững bước đi theo trường phái này, sử dụng các kỹ thuật và hình ảnh truyền thống, để cho ra những sản phẩm với những chi tiết tinh xảo. Chhim Sothy và đồng nghiệp Mak Remissa còn là những nghệ sĩ nhiếp ảnh thành đạt, chuyên về những ảnh phong cảnh thiên nhiên trắng - đen về con người và nông thôn Campuchia. Một nhóm các nghệ sĩ trẻ tuổi được du học ở nước ngoài trong những năm 1980 có ý thức cố gắng sáng tạo mỹ thuật Khmer hiện đại, trong số họ gồm có Phy Chan Than, Soeung Vannara và Long Sophea chuyên sáng tác các họa phẩm kết hợp chủ đề văn hóa Khmer với các hình thức thể hiện vay mượn từ chủ nghĩa hiện đại phương Tây, trong khi Prom Sam An sáng tác các tác phẩm điêu khắc sử dụng các hình thức rút ra từ văn hóa nông thôn Khmer (ka-am, guồng nước) nhưng thể hiện các hình thức đó bằng một ngôn ngữ hiện đại. Nghệ sĩ Leang Seckon được đào tạo trong nước còn phát huy các phương pháp tiếp cận này xa hơn nữa, khâu, vẽ, dán giấy, đột dập... theo cách tham khảo các sinh hoạt truyền thống Campuchia, từ múa “apsara” tới bói toán, trong khi đưa ra những bài bình luận một cách tế nhị về văn hóa, xã hội và chính trị hiện đại. Pich Sopheap sáng tác nhiều loại hình, gồm hội họa sơn dầu, nhiếp ảnh và điêu khắc anh đã thành lập Hiệp hội Mỹ thuật Đương đại Campuchia (saklapel.org) cùng với Linda Saphan. Thông qua trang web cùng những nỗ lực cá nhân, giám tuyển, Saklapel tìm mọi cách
  5. triển lãm ở trong nước và trên trường quốc tế tác phẩm của các nghệ sĩ Campuchia xuất sắc nhất. Hội cũng hy vọng xây dựng được một ý thức cộng đồng mỹ thuật trong hàng ngũ các nghệ sĩ tạo hình. Năm 2005, Saklapel triển khai Visual Art Open (VAO - Mỹ thuật Thị giác Mở), một cuộc thi hàng năm đề cao các sáng tác của các nghệ sĩ Campuchia. Các sáng tác “hiện đại” đáng ghi nhận khác gồm các họa phẩm “phong cách ngây thơ” của Svay Ken, một họa sĩ tự học, chuyên sáng tác các cảnh sinh hoạt đời thường, và Asasax mà các tác phẩm phù điêu vũ nữ “apsara” của anh chất đầy gallery kiêm xưởng sáng tác của anh, nằm đối diện với Viện Bảo tàng Quốc gia. Gần đây nhất, những nghệ sĩ trẻ tuổi hơn mới bước vào hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình gồm Chhan Dina, Lam Soeung, và Chhorn Bun Son đã sáng tác được những tranh sơn dầu và tượng đất sét độc đáo, hấp dẫn thông qua lao động tập thể của họ tại Studio 310. Trong những năm 1990, nhiều nghệ sĩ Khmer ở nước ngoài lục tục trở về Campuchia. Trong số họ có những nghệ sĩ đã từng triển lãm quốc tế, quyết định trở về sinh sống nơi quê cha đất tổ. Marine Ky, sinh ở Campuchia, mà tác phẩm của bà là một phần của bộ sưu tầm Viện Bảo tàng Quốc gia Australia, đã sống phần lớn cuộc đời mình ở Pháp và Australia. Các tác phẩm in và sắp đặt của bà sử dụng các chất liệu địa phương và mô-típ Khmer nói lên “con đường tìm lại những hoài niệm” (Sasha Grishin, 2003). Chath Piersath sinh ra ở Hoa Kỳ là một cán bộ phát triển cộng đồng mà những bức chân dung người dân Campuchia cách điệu cao của anh đã gây nên nhiều lời bình luận trong xã hội.
  6. Cuối năm 2003, Dự án Mỹ thuật Hòa bình Campuchia bắt đầu đào tạo các thanh niên Campuchia về hàn, rèn, đúc, các kỹ năng cơ khí... làm ra được hơn 100 tác phẩm điêu khắc từ các loại vũ khí, quân trang, quân dụng bỏ đi. Những tác phẩm dí dỏm và hoàn hảo của các nghệ nhân trẻ tuổi Campuchia, thắm đậm một thông điệp hòa bình toát lên ngay từ những hình thức của chúng. Dự án này, kết thúc năm 2005, được sự tài trợ của nhiều nghệ sĩ nước ngoài có quan hệ thân thiết với Campuchia, kể cả Sasha Constable, cháu nội của họa sĩ phong cảnh vĩ đại người Anh John Constable. Năm 2007, nhà sản xuất phim Đức Nicolaus Messterharm đã khai trương Meta House Phnom Penh, tạo điều kiện cho sáng tác của các nghệ sĩ Campuchia và nước ngoài. Lam Điền (sưu tầm và giới thiệu theo “Cambodia Cultural Profile - 2010)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1