Dương Mạnh Linh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
99(11): 165 - 168<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG CÂN BĂNG<br />
ĐỊNH LƯỢNG BẰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ THÍCH NGHI<br />
Dương Mạnh Linh*<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này trình bày phương pháp điều chỉnh bộ điều khiển bằng bộ điều khiển mờ thích nghi<br />
thay cho bộ điều khiển PID truyền thống thường được ứng dụng để điều khiển các bộ truyền động<br />
cân băng.<br />
Từ khóa: điều khiển mờ thích nghi, hệ thống cân băng định lượng, adaptive fuzzy, PID…<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hệ thống cân băng định lượng là một trong<br />
những khâu quan trọng giúp cho nhà máy<br />
hoạt động một cách liên tục. Cân băng định<br />
lượng là một khâu trong dây chuyền công<br />
nghệ nhằm cung cấp chính xác lượng nguyên<br />
liệu cần thiết cho nhà máy, lượng nguyên liệu<br />
này đã được người lập trình cài đặt một giá trị<br />
trước. Khi mà lượng nguyện liêu trên băng tải<br />
ít đi thì đòi hỏi phải tăng tốc động cơ lên để<br />
băng tải chuyển động nhanh hơn nhằm cung<br />
cấp đủ lượng nguyên liệu cần thiết. Ngược lại<br />
khi lượng nguyên liệu trên băng tải vận<br />
chuyển với lưu lượng nhiều thì các thiết bị tự<br />
động sẻ tự động điều khiển cho động cơ quay<br />
với tốc độ chậm lại phù hợp với yêu cầu.<br />
NỘI DUNG CHÍNH<br />
Xây dựng nguyên lý đo khối lượng của cân<br />
băng định lượng.<br />
Khối lượng của vật liệu được cơ cấu cân định<br />
lượng cân chính xác theo lượng đặt ban đầu.<br />
Năng suất của băng tải được tính theo biểu thức:<br />
Q = δ.v [ kg/s ]<br />
(1)<br />
hay:<br />
3600.δ .v<br />
Q=<br />
1000<br />
Trong đó:<br />
δ : khối lượng tải theo chiều dài [kg/m]<br />
v : tốc độ di chuyển của băng [m/s]<br />
Khối lượng của băng tải theo chiều dài được<br />
tính theo công thức:<br />
δ = S.γ.103<br />
(2)<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 437020, Email: manhlinh1986@gmail.com<br />
<br />
Trong đó:<br />
γ: Khối lượng riêng của vật liệu [tấn/m3]<br />
S: Tiết diện cắt ngang của vật liệu trên băng<br />
[m2]<br />
Xây dựng hệ thống truyền động cho hệ<br />
thống cân băng<br />
Từ những đặc điểm công nghệ, yêu cầu<br />
truyền động của cân băng thì ta có các<br />
phương án truyền động sau:<br />
- Hệ thống truyền động chỉnh lưu điều khiển<br />
thyristor- động cơ 1 chiều (Hệ T-Đ).<br />
- Hệ thống điều chỉnh xung áp - động cơ 1<br />
chiều (Hệ XA-Đ).<br />
- Hệ thống truyền động vécto biến tần động<br />
cơ không đồng bộ ba pha.<br />
Trong những năm gần đây, hệ thống điều chế<br />
độ rộng xung PWM do các linh kiện bán dẫn<br />
tạo thành sử dụng các transito GTO, GTR và<br />
P-MOSFET, chúng có rất nhiều ưu điểm: (1)<br />
mạch điện chính đơn giản, các linh kiện công<br />
suất ít; (2) tần số đóng mở cao, dòng điện dễ<br />
giữ được liên tục, sóng hài ít, tổn hao và phát<br />
nhiệt của động cơ khá nhỏ; (3) có khả năng<br />
vận hành ở tốc độ thấp, độ chính xác cao khi<br />
tốc độ ổn định, vì vậy phạm vi điều tốc rộng;<br />
(4) dải tần của hệ thống rộng, tính thích nghi<br />
nhanh nhậy rất tốt, khả năng chống nhiễu<br />
trạng thái động mạnh; (5) các linh kiện của<br />
mạch điện chính làm việc ở trạng thái đóng<br />
mở, tổn hao khi mở thông nhỏ, hiệu suất thiết<br />
bị khá cao; (6) dòng điện một chiều khi sử<br />
dụng hệ thống chỉnh lưu ba pha không điều<br />
khiển được, hệ số công suất của mạng cao. Từ<br />
những ưu điểm nổi trội của hệ thống xung<br />
165<br />
<br />
Dương Mạnh Linh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
điện áp do đó trong đề tài này chọn hệ thống<br />
xung điện áp làm hệ truyền động cho hệ<br />
thống điều tốc.<br />
<br />
Hình 1: Sơ đồ khối hệ thống truyền động điều chế<br />
độ rộng xung một chiều<br />
<br />
Tổng hợp hệ thống<br />
Để phù hợp với yêu cầu của hệ truyền động,<br />
qua phân tích cơ cấu cân băng, ta thấy rằng hệ<br />
truyền động này bao gồm ba mạch vòng điều<br />
chỉnh, đó là mạch vòng điều chỉnh dòng điện,<br />
mạch vòng điều chỉnh tốc độ và mạch vòng<br />
điều chỉnh năng suất.<br />
<br />
99(11): 165 - 168<br />
<br />
Iđm: Dòng điện định mức của động cơ 8,5 A<br />
Ikt: Dòng kích từ động cơ 0,57 A<br />
Lư: Điện cảm phần ứng 0,1944 H<br />
R: Điện trở phần ứng 6.7 Ω<br />
Ti: Hằng số thời gian của máy biến dòng<br />
0,0025 s<br />
T: Chu kỳ của điện áp ra được chọn 0,0033s<br />
Tđk: Hằng số thời gian của mạch điều khiển<br />
bộ chỉnh lưu 0,00015 s<br />
Tω: Hằng số thời gian của máy phát tốc<br />
0,0015 s<br />
Tϕ: Hằng số thời gian của bộ cảm biến vị trí<br />
0,3 s<br />
ηđm: Hiệu suất định mức của động cơ 80%<br />
Sử dụng công cụ Simulink của Matlab, xây<br />
dựng mô hình mô phỏng mạch vòng điều<br />
chỉnh năng suất và mạch vòng điều chỉnh tốc<br />
độ (trong đó bao gồm cả mạch vòng điều<br />
chỉnh dòng điện) của hệ thống truyền động<br />
điện sử dụng bộ điều chế độ rộng xung điện<br />
áp. Đồng thời, để đơn giản cho quá trình mô<br />
phỏng ta chọn các khâu phản hồi tốc độ có<br />
γ=1, phản hồi vị trí có ϕ =1 như hình 3 với<br />
bộ điều chỉnh tốc độ là khâu PI.<br />
<br />
Hình 2: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống tự động điều<br />
khiển cân băng<br />
<br />
Trong đó: Q là lượng đặt năng suất.<br />
Wc(p) là hàm truyền của khâu động cơ.<br />
Wpwm là hàm truyền của bộ điều chế độ<br />
rộng xung.<br />
WRI là hàm truyền của bộ điều khiển dòng.<br />
WRω là hàm truyền của bộ điều chỉnh tốc độ.<br />
WRϕ là hàm truyền của bộ điều năng suất.<br />
Mô phỏng hệ truyền động cân băng khi sử<br />
dụng bộ điều khiển PID.<br />
Các thông số hệ truyền động:<br />
Loại động cơ: ΠH-68 do Nga sản xuất với các<br />
thông số như sau:<br />
Pđm: Công suất định mức của động cơ là<br />
1,45 kW<br />
Uđm: Điện áp định mức của động cơ là 220 V<br />
nđm: Tốc độ quay định mức của động cơ<br />
2100 v/p<br />
166<br />
<br />
Hình 3: Sơ đồ mô phỏng hệ điều khiển bằng bộ<br />
điều khiển PID kinh điển<br />
<br />
Kết quả mô phỏng được thể hiện dưới đây<br />
đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đề ra:<br />
<br />
Hình 4: Kết quả mô phỏng với chỉ tiêu tốc độ,<br />
dòng điện và năng suất<br />
<br />
Dương Mạnh Linh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Chất lượng của hệ thống điều khiển sử dụng<br />
bộ điều khiển PID kinh điển tuy vẫn đảm bảo<br />
nhưng nói chung chất lượng vẫn còn chưa tốt<br />
lắm. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu<br />
chất lượng dưới đây:<br />
- Tồn tại độ quá điều chỉnh<br />
- Dao động khi áp tải: có .<br />
- Năng suất của hệ thống cân băng chưa bám<br />
theo lượng đặt một cách nhanh chóng<br />
Mặc dù chất lượng đảm bảo nhưng thực chất<br />
trong mạch có khâu phi tuyến là bộ điều<br />
khiển năng suất.<br />
Trong thực tế theo công nghệ cân băng thì<br />
lượng than rơi xuống băng tải luôn thay đổi<br />
dẫn đến hệ số K cũng phải thay đổi theo để<br />
đáp ứng được yêu cầu truyền động. Nên tác<br />
giả đề xuất phương án sử dụng bộ điều khiển<br />
mờ thích nghi thay thế bộ điều khiển PID<br />
kinh điển.<br />
Ứng dụng bộ điều khiển mờ thích nghi để<br />
nâng cao chất lượng hệ thống.<br />
Định nghĩa điều khiển mờ thích nghi<br />
Hệ điều khiển mờ thích nghi là hệ điều khiển<br />
thích nghi được xây dựng trên cơ sở của hệ mờ.<br />
So với hệ điều khiển kinh điển hệ điều khiển<br />
thích nghi mờ có miền tham số chỉnh định<br />
lớn. Bên cạnh các tham số K, TI, TD giống<br />
như bộ điều khiển PID thông thường, ở bộ<br />
điều khiển mờ ta có thể chỉnh định các tham<br />
số khác nhau như hàm liên thuộc, các luật<br />
hợp thành, các phép toán OR, AND, NOT,<br />
nguyên lý giải mờ …<br />
Trong thực tế hệ điều khiển mờ thích nghi<br />
được sử dụng ngày càng nhiều vì nó có các<br />
ưu điểm nổi bật so với hệ thông thường. Với<br />
khả năng tự chỉnh định lại các tham số của bộ<br />
điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng chưa<br />
biết rõ đã đưa hệ thích nghi trở thành một hệ<br />
điều khiển thông minh.<br />
Thiết kế bộ điều khiển mờ thích nghi theo mô<br />
hình mẫu song song<br />
Một cấu trúc thông dụng nhất của hệ logic mờ<br />
(FLC –Fuzzy Logic Control) là cấu trúc kiểu<br />
phản hồi sai lệch như hình 5.<br />
<br />
99(11): 165 - 168<br />
<br />
Hình 5: Cấu trúc cơ bản của hệ điều khiển mờ hai<br />
đầu vào<br />
<br />
Trong đó:<br />
kD, λ là các hệ số khuếch đại đầu vào<br />
K là hệ số khuếch đại đầu ra.<br />
Thực tiễn cho thấy việc chỉnh định FLC khó<br />
khăn hơn nhiều so với chỉnh định bộ điều<br />
khiển kinh điển, một trong những lý do chính<br />
là tính mềm dẻo của vùng nhận biết cơ bản<br />
của bộ điều khiển mờ và sự móc nối các<br />
thông số của chúng. Tuy nhiên không có một<br />
cách hệ thống hoá nào để đưa ra tất cả các<br />
thông số này.<br />
Trong điều khiển thích nghi kinh điển nói<br />
chung không cần một mô hình mẫu hoàn hảo.<br />
Tuy nhiên sự sai khác giữa mô hình mẫu và<br />
đối tượng cũng như tính phi tuyến của nó chỉ<br />
nằm trong giới hạn nào đó, nếu quá giới hạn<br />
này bộ điều chỉnh sẽ không làm việc hiệu quả<br />
nữa. Để khắc phục nhược điểm đó, luận văn<br />
này sử dụng hệ điều khiển mờ thích nghi theo<br />
mô hình mẫu.<br />
*) Điều chỉnh thích nghi hệ số khuếch đại đầu<br />
ra bộ điều khiển mờ (thích nghi 1 tham số).<br />
*) Điều chỉnh thích nghi hệ số khuếch đại đầu<br />
ra và hệ số tích phân sai lệch đầu vào của bộ<br />
điều khiển mờ (thích nghi 2 tham số).<br />
<br />
Hình 6: MRAFC điều chỉnh hệ số khuyếch đại<br />
đầu ra và hệ số tích phân sai lệch đầu vào<br />
<br />
Ứng dụng bộ điều khiển mờ thích nghi để nâng<br />
cao năng suất cho hệ điều khiển cân băng.<br />
Sử dụng công cụ Toolbox Fuzzy Logic và<br />
Simulink của phần mềm Matlab để xây dựng<br />
167<br />
<br />
Dương Mạnh Linh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
bộ điều khiển mờ thích nghi theo những thiết<br />
kế trên.<br />
<br />
Hình 7: Sơ đồ mô phỏng với bộ điều khiển mờ<br />
thích nghi thay thế cho bộ điều khiển PID<br />
<br />
Kết quả mô phỏng khâu năng suất với các<br />
lượng đặt khác nhau:<br />
<br />
99(11): 165 - 168<br />
<br />
Với các ưu điểm này, hệ điều chỉnh năng suất<br />
cho thấy khi sử dụng bộ điều khiển mờ thích<br />
nghi thay thế cho bộ điều khiển PID sẽ cho<br />
kết quả chất lượng tốt hơn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Việc nghiên cứu các tính chất của bộ điều<br />
khiển mờ thích nghi cũng như phân tích các<br />
cách mắc bộ điều khiển mờ thích nghi trong<br />
mạch vòng năng suất thay thế cho bộ điều<br />
khiển PID. Cách mắc này sẽ thích hợp với<br />
cách xây dựng mạch, đồng thời làm tăng độ<br />
nhạy của hệ thống dẫn tới chất lượng của hệ<br />
thống được tốt hơn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Kết quả mô phỏng với khâu tốc độ ứng với 2<br />
trường hợp sử dụng bộ điều khiển mờ thích<br />
nghi và PID<br />
<br />
Nhận xét:<br />
- Không còn tồn tại độ quá điều chỉnh<br />
- Dao động khi áp tải: không .<br />
- Năng suất của hệ thống cân băng bám theo<br />
lượng đặt một cách nhanh chóng.<br />
<br />
[1]. Trần Thọ, Võ Quang Lạp, Cơ sở điều khiển tự động<br />
truyền động điện, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,<br />
Hà nội.<br />
[2]. Nguyễn Trọng Thuần (2002), Điều khiển Logic và<br />
ứng dụng, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội.<br />
[3]. Kal Johan Astroum and Bjorn Wittenmark:<br />
Adaptive control, Addison-Wesley, 1995<br />
[4]. Yager R. R. and Filer D. P.: Essentials of Fuzzy<br />
Modeling and Control, John Wiley, 1994.<br />
[5]. J. M. Mendel: Fuzzy Logic Systems for<br />
Engineering: A tutorial, Proc. IEEE, vol. 83, pp. 345377, 1995.<br />
[6]. L. X. Wang: Adaptive Fuzzy System & Control<br />
design & Stability Analysis, Prentice-Hall, 1994.<br />
[7]. T. J. Procyk and E. H. Mamdani. A linguistic selforganizing process controller. Automatica, 15:15–30,<br />
1979.<br />
[8]. E.H.Mamdani and N. Baaklini. Prescriptivemethod<br />
for deriving control policy in a fuzzy-logic controller.<br />
Electronics Letters, 11(25/26):625–626, 1975.<br />
[9]. T. Yamazaki and E. H. Mamdani. On the<br />
performance of a rule-based self-organizing<br />
controller. In Proc. IEEE Control Applications of<br />
Adaptive and Multivariable Control, Hull, 1982.<br />
<br />
SUMMARY<br />
IMPROVE THE QUALITY OF CONTROLS CONVEYOR BELT<br />
SLALES SYSTEM WITH ADAPTIVE FUZZY CONTROLLERS<br />
Duong Manh Linh*<br />
College of Technology - TNU<br />
<br />
In this paper, it is proposed that the controller be tuned using Adaptive fuzzy controller, instead of<br />
traditional PID controller. To control conveyor belt slales system<br />
Keywords: adaptive fuzzy control, quantitative balancing system, adaptive fuzzy PID ...<br />
Ngày nhận bài:19/11/2012, ngày phản biện:29/11/2012, ngày duyệt đăng:10/12/2012<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 437020, Email: manhlinh1986@gmail.com<br />
<br />
168<br />
<br />