Phạm Thị Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 157 - 163<br />
<br />
NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
Phạm Thị Hồng*, Nguyễn Bích Ngọc,Phạm Quang Tùng<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Có thể nói rằng kỹ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đối<br />
với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức chuyên môn,<br />
sinh viên cần phải nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân mình. Tuy nhiên không phải tất cả các em<br />
đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này và chủ động rèn luyện để nâng cao kỹ năng mềm<br />
cho mình. Để đánh giá được thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị kinh<br />
doanh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn, điều tra 260 sinh viên các khóa gồm k7, k8, k9,<br />
k10 của trường trong năm 2013, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho<br />
sinh viên, giúp các em có thể sớm tiếp cận với môi trường làm việc mới một cách hiệu quả nhất.<br />
Từ khóa: sinh viên, kỹ năng mềm, thực trạng, nguyên nhân tác động, giải pháp, ĐH Kinh tế và<br />
Quản trị Kinh doanh<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Theo V.A Kruchetxki thì “kỹ năng là thực<br />
hiện một hành động hay một hoạt động nào<br />
đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những<br />
phương thức đúng đắn” [1;88]. Ông cho<br />
rằng: chỉ cần nắm vững phương thức hành<br />
động là con người đã có kỹ năng, không cần<br />
xem xét đến kết quả của hành động. Còn<br />
trong Trong Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng<br />
chủ biên định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực<br />
vận dụng có kết quả tri thức về phương thức<br />
hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực<br />
hiện những nhiệm vụ tương ứng” [2; 132]. Kỹ<br />
năng được chia thành hai nhóm: kỹ năng cứng<br />
và kỹ năng mềm.<br />
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ<br />
năng quan trọng trong cuộc sống con người<br />
như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm<br />
việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,<br />
thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và<br />
đổi mới… là những vấn đề thường không<br />
được học trong nhà trường, không liên quan<br />
đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm,<br />
không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ<br />
thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người [8].<br />
Cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc<br />
*<br />
<br />
Tel: 0948 104288, Email: Phamhongtn@gmail.com<br />
<br />
ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính<br />
cạnh tranh thì kỹ năng mềm là một yếu tố<br />
không thể thiếu đặc biệt với các bạn trẻ.<br />
Tuy nhiên nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ra<br />
trường còn thiếu kinh nghiệm thực tế, yếu về<br />
các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm<br />
để thích nghi với môi trường làm việc mới.<br />
Trong hội nghị "Lấy ý kiến doanh nghiệp về<br />
dự thảo chiến lược phát triển dạy nghề giai<br />
đoạn 2011-2020”- do tổng cục dạy nghề (Bộ<br />
LĐ- TB& XH) tổ chức, phần lớn doanh<br />
nghiệp cho rằng nhân lực trình độ cao ở nước<br />
ta còn thiếu, trong đó kỹ năng mềm và ngoại<br />
ngữ vẫn còn rất yếu. Do đó nhiều sinh viên ra<br />
trường mất đi cơ hội việc làm tốt và doanh<br />
nghiệp tuy tuyển được người, nhưng lại mất<br />
khá nhiều thời gian để đào tạo lại.<br />
Trong những năm gần đây, cụm từ "kỹ năng<br />
mềm" đã được nhắc đến nhiều hơn trong môi<br />
trường đại học, nhưng không phải trường đại<br />
học nào cũng có những chính sách đào tạo<br />
đặc biệt về kỹ năng mềm cho sinh viên.<br />
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanhĐH Thái Nguyên cũng là một trong những<br />
trường giành sự quan tâm tới sự phát triển các<br />
kỹ năng cho sinh viên thông qua việc chuyển<br />
đổi hình thức học tập theo cơ chế tập trung<br />
sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên<br />
157<br />
<br />
Phạm Thị Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nhà trường chưa có một môn học chính thức<br />
nào về kỹ năng mềm cho sinh viên. Chỉ có<br />
một số em chủ động tìm hiểu thông qua các<br />
phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tự đăng<br />
ký học các khóa học về kỹ năng mềm của một<br />
số công ty đào tạo. Nhưng việc học này cũng<br />
không có hệ thống và không có cơ hội được<br />
ứng dụng nhiều.<br />
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Kỹ năng mềm của sinh viên đại học Kinh tế<br />
và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Trường ĐH Kinh tế và Quản<br />
trị Kinh doanh Thái Nguyên<br />
- Về thời gian: Năm 2013.<br />
- Về nội dung: Kỹ năng mềm của sinh viên ĐH<br />
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận định tính và<br />
định lượng ; tiếp cận cá biệt và so sánh; tiếp<br />
cận nhóm<br />
- Phương pháp nghiên cứu:<br />
+Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập<br />
thông tin thứ cấp từ các xuất bản phẩm, báo<br />
cáo tổng hợp của Phòng CTCT- HSSV,<br />
nguồn số liệu thống kê về vấn đề dạy và học<br />
kỹ năng mềm. Thu thập số liệu sơ cấp bằng<br />
bảng hỏi bán cấu trúc, phỏng vấn sâu và quan<br />
sát. Đề tài đã tiến hành phát phiếu điều tra<br />
cho 260 sinh viên thuộc các khóa k7, k8, k9,<br />
k10 trong năm 2013 và phỏng vấn cán bộ<br />
quản lý, giảng viên trong trường. Cỡ mẫu<br />
được lựa chọn theo công thức Slovin:<br />
n = N/(1+N.e2)<br />
Trong đó: n là cỡ mẫu, N là tổng số sinh viên<br />
các khóa gồm 5783 em gồm (k7: 1333 em,<br />
k8: 1748 em; k9: 1271 em; k10: 1431 em). e<br />
là khả năng sai số. Mức sai số được chọn<br />
trong khảo sát này là 6% .<br />
158<br />
<br />
121(07): 157 - 163<br />
<br />
+ Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp và xử<br />
lý số liệu: sử dụng máy tính và phần mềm<br />
Excel. Phương pháp phân tích số liệu: phương<br />
pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,<br />
tổng hợp.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,<br />
giảng viên và sinh viên trường ĐH Kinh tế<br />
và Quản trị kinh doanh về kỹ năng mềm<br />
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,<br />
giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của<br />
kỹ năng mềm với sinh viên<br />
Để đánh giá về nhận thức của cán bộ quản lý,<br />
giảng viên và sinh viên về kỹ năng mềm,<br />
nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều<br />
tra lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và<br />
sinh viên trong trường về vấn đề này. Kết quả<br />
điều tra được trích dẫn trong bảng 1.<br />
Qua kết quả thống kê ở bảng 1 cho thấy, hầu<br />
hết các đối tượng được điều tra đều thấy vai<br />
trò quan trọng của việc giáo dục kỹ năng<br />
mềm cho sinh viên hiện nay, thể hiện qua<br />
việc: 60 % tất cả đối tượng được điều tra lựa<br />
chọn mức rất quan trọng, 40% cán bộ quản lý<br />
và giảng viên lựa chọn mức quan trọng.<br />
Không có đối tượng được điều tra nào cho<br />
rằng kỹ năng mềm đối với sinh viên là không<br />
quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận<br />
sinh viên cho rằng kỹ năng mềm "ít quan<br />
trọng" đối với họ (chiếm khoảng 3%) và<br />
6.92% sinh viên được khảo sát cho rằng, vai<br />
trò của kỹ năng mềm là "bình thường" với họ.<br />
Kết quả này cho thấy vẫn còn có sinh viên<br />
chưa thực sự quan tâm đến việc trang bị kỹ<br />
năng mềm.<br />
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,<br />
giảng viên, sinh viên về vai trò của kỹ năng<br />
mềm với sinh viên<br />
Qua việc phát phiếu điều tra cho 260 sinh<br />
viên và 30 cán bộ quản lý, giảng viên, dựa<br />
trên phiếu điều tra thông tin, chúng tôi tổng<br />
hợp lại kết quả như sau:<br />
<br />
Phạm Thị Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 157 - 163<br />
<br />
Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên<br />
Các mức độ<br />
<br />
STT<br />
<br />
Không quan trọng<br />
Ít quan trọng<br />
Bình thường<br />
Quan trọng<br />
Rất quan trọng<br />
Tổng số<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
CBQL, giảng viên<br />
Số lượng<br />
Cơ cấu<br />
(người)<br />
(%)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
12<br />
40<br />
18<br />
60<br />
30<br />
100<br />
<br />
Sinh viên<br />
Số lượng<br />
Cơ cấu<br />
(người)<br />
(%)<br />
0<br />
0<br />
8<br />
3.08<br />
18<br />
6.92<br />
78<br />
30<br />
156<br />
60<br />
260<br />
100<br />
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra )<br />
<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
Series1<br />
Series2<br />
<br />
Không quan Ít quan trọngBình thường Quan trọng<br />
trọng<br />
<br />
Rất quan<br />
trọng<br />
<br />
Series1: cán bộ quản lý, giảng viên<br />
Series2: sinh viên<br />
Biểu đồ 1: Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên<br />
Bảng 2: Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên<br />
Vai trò của kĩ năng mềm<br />
đối với sinh viên<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Nâng cao hiệu quả trong học tập của<br />
sinh viên<br />
Giúp sinh viên tự tin, năng động hơn<br />
trong mọi hoàn cảnh (thuyết trình, giao<br />
tiếp, xin việc...)<br />
Giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu của các<br />
nhà tuyển dụng khi đi xin việc<br />
Giúp dễ thăng tiến trong công việc sau này<br />
Giúp tiết kiệm thời gian và sức lực<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Cán bộ quản lý,<br />
giảng viên<br />
SL<br />
Cơ cấu<br />
(người)<br />
(%)<br />
<br />
Sinh viên<br />
SL<br />
(người)<br />
<br />
Cơ cấu<br />
(%)<br />
<br />
27<br />
<br />
89<br />
<br />
220<br />
<br />
84.6<br />
<br />
24<br />
<br />
80<br />
<br />
189<br />
<br />
72.7<br />
<br />
18<br />
<br />
62<br />
<br />
179<br />
<br />
68.8<br />
<br />
12<br />
15<br />
<br />
42<br />
155<br />
59.6<br />
50<br />
146<br />
55.4<br />
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra )<br />
Bảng 3: Mức độ nhu cầu được đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên<br />
Các mức độ<br />
Số lượng<br />
Cơ cấu<br />
(người)<br />
(%)<br />
Không mong muốn<br />
6<br />
2.3<br />
Ít mong muốn<br />
10<br />
3.8<br />
Bình thường<br />
15<br />
5.7<br />
Mong muốn<br />
80<br />
30.8<br />
Rất mong muốn<br />
149<br />
57.4<br />
Tổng số<br />
260<br />
100<br />
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )<br />
<br />
159<br />
<br />
Phạm Thị Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
2%<br />
<br />
4%<br />
<br />
6%<br />
<br />
121(07): 157 - 163<br />
<br />
Không mong muốn<br />
Ít mong muốn<br />
<br />
57%<br />
<br />
31%<br />
<br />
Bình thường<br />
Mong muốn<br />
Rất mong muốn<br />
<br />
Biểu đồ 2: Nhu cầu được đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên<br />
<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy không có đối<br />
tượng được điều tra nào không nhận ra được<br />
vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên.<br />
Những ý nghĩa được sinh viên đánh giá với tỷ<br />
lệ tương đối cao là: "Nâng cao hiệu quả trong<br />
học tập" (84.6%), "giúp bản thân tự tin, năng<br />
động hơn trong mọi hoàn cảnh" (72.7%), "đáp<br />
ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng" (68.8%).<br />
Những vai trò còn lại của kỹ năng mềm đối<br />
với sinh viên tuy không được đánh giá cao<br />
bằng những ý kiến trên, nhưng kết quả sự lựa<br />
chọn cũng không phải là thấp. Điều đó cho<br />
thấy sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị kinh<br />
doanh đang rất cần có kỹ năng mềm làm hành<br />
trang cho cuộc sống của mình.<br />
<br />
thể rèn luyện, ứng dụng kỹ năng mềm trong<br />
học tập, cuộc sống.<br />
<br />
Nhu cầu được đào tạo, rèn luyện kỹ năng<br />
mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và QTKD<br />
<br />
Nhìn chung sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị<br />
Kinh doanh đã biết vận dụng một số kỹ năng<br />
mềm của mình trong quá trình học tập, tham<br />
gia hoạt động tập thể. Việc áp dụng hình thức<br />
học tập, đào tạo theo tín chỉ đã tạo cho các em<br />
tính tự giác, chủ động trong quá trình học.<br />
Các em sinh viên từ năm thứ 2 do đã quen với<br />
môi trường học tập tại bậc đại học nên biết áp<br />
dụng phương pháp học và tự học tốt hơn so<br />
với các sinh viên mới bước vào trường. Trong<br />
các buổi thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh<br />
viên biết cách tổ chức, lãnh đạo nhóm để<br />
hoàn thành nhiệm vụ mà các thầy cô giao<br />
phó. Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm<br />
thứ ba và năm thứ tư có sự tiến bộ hơn so với<br />
sinh viên năm thứ nhất.<br />
<br />
Qua việc phát phiếu điều tra cho 260 sinh<br />
viên, dựa trên phiếu điều tra thông tin, chúng<br />
tôi tổng hợp lại kết quả ở bảng 3.<br />
Bảng số liệu 3 cho thấy sinh viên ĐH Kinh tế<br />
và Quản trị kinh doanh có nhu cầu được học<br />
tập, rèn luyện kỹ năng mềm rất cao (trên<br />
30.8% sinh viên chọn phương án "mong<br />
muốn" và 57.4 % chọn phương án "rất mong<br />
muốn"). Kết quả này cho thấy, sinh viên rất<br />
cần có kỹ năng mềm bởi họ đã nhận thức<br />
được tầm quan trọng và sự cần thiết của nó.<br />
Số sinh viên không có nhu cầu được đào tạo<br />
kỹ năng mềm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Đây là<br />
một vấn đề mà Nhà trường, Đoàn thanh niên,<br />
Hội sinh viên, các thầy cô giáo cần lưu tâm để<br />
có chính sách khuyến khích sinh viên tìm hiểu<br />
và tạo môi trường thuận lợi để sinh viên có<br />
160<br />
<br />
Một số nhận xét về kỹ năng mềm của sinh<br />
viên trường ĐH Kinh tế và QTKD<br />
Có nhiều cách phân loại kỹ năng mềm, nhưng<br />
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này<br />
chúng tôi đề cập tới 5 kỹ năng mềm cơ bản<br />
đối với sinh viên là: kỹ năng học và tự học,<br />
kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết<br />
trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết<br />
vấn đề. Qua tổng hợp phiếu điều tra về thực<br />
trạng 5 kỹ năng trên của sinh viên, chúng tôi<br />
rút ra nhận xét như sau:<br />
Ưu điểm<br />
<br />
Các em sinh viên là thành viên của các đơn<br />
vị, tổ đội, câu lạc bộ tình nguyện đều thể hiện<br />
sự năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của<br />
<br />
Phạm Thị Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mình thông qua việc tự đứng ra tổ chức, xin<br />
tài trợ cho các chương trình rất ý nghĩa như :<br />
đêm hội của những chiến sĩ Tueba, áo ấm<br />
mùa đông, hiến máu nhân đạo... Bên cạnh đó<br />
đánh giá của một số doanh nghiệp đã tuyển<br />
dụng sinh viên của trường ĐH Kinh tế và<br />
Quản trị Kinh doanh cho biết: đa số sinh viên<br />
tốt nghiệp đều có sự tự tin, bộc lộ được bản<br />
lĩnh nghề nghiệp, một số sinh viên khá nhanh<br />
nhẹn, năng động và có tinh thần cầu tiến.<br />
Tồn tại, hạn chế<br />
<br />
121(07): 157 - 163<br />
<br />
hướng nghề nghiệp cho mình, cũng như chưa<br />
chủ động tìm hiểu, luyện tập về những kỹ<br />
năng phục vụ cho việc phỏng vấn nghề<br />
nghiệp sau khi ra trường. Chính vì vậy tỷ lệ<br />
sinh viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng<br />
chưa cao, đa số các nhà tuyển dụng cho rằng<br />
sinh viên còn thiếu kiến thức thực tế và yếu<br />
về các kỹ năng mềm.<br />
Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc rèn luyện<br />
kỹ năng mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và<br />
QTKD<br />
<br />
Tuy sinh viên ĐH Kinh tế và QTKD đã có ý<br />
thức trong việc rèn luyện kỹ năng mềm, xong<br />
số lượng sinh viên có kỹ năng tốt vẫn còn ít,<br />
chủ yếu chỉ tập trung vào một vài nhóm sinh<br />
viên chăm chỉ, nhiệt tình và năng động trong<br />
lớp. Đa số sinh viên có kỹ năng học và tự học<br />
chưa tốt, chưa chủ động tìm kiếm sách tham<br />
khảo và tập trung đào sâu suy nghĩ về các vấn<br />
đề mà thầy cô đưa ra thảo luận trên lớp.<br />
Chính vì vậy, kết quả học tập của nhiều em<br />
không cao. Và chính các em cũng thừa nhận<br />
về vấn đề này khi kết quả điều tra cho thấy<br />
trên 50% sinh viên được khảo sát có lập kế<br />
hoạch cho công việc của mình nhưng lại trên<br />
60% số sinh viên cho biết họ có rơi vào tình<br />
trạng nhàn rỗi đến nhàm chán rồi lại bù đầu vì<br />
công việc dồn dập, đặc biệt là trong vấn đề<br />
học tập. Trong khi đó, kỹ năng thuyết trình của<br />
sinh viên nhìn chung là yếu, chưa thể hiện sự<br />
giao tiếp với người nghe, nếu có thì cũng chỉ tập<br />
trung ở một số sinh viên nổi trội trong lớp.<br />
<br />
- Nguyên nhân chủ quan<br />
<br />
Sinh viên ĐH Kinh tế và QTKD còn kém<br />
năng động hơn rất nhiều so với sinh viên của<br />
một số trường đại học lớn trong cả nước như<br />
ít đặt câu hỏi lại cho giảng viên, ít chịu tư duy<br />
về vấn đề đặt ra, hạn chế tra cứu tài liệu trên<br />
thư viện để nâng cao kiến thức chuyên môn<br />
cho mình.<br />
<br />
+ Sự liên kết giữa nhà trường và doanh<br />
nghiệp: So với một số trường đại học, cao<br />
đẳng trong cả nước thì trường ĐH Kinh tế và<br />
Quản trị kinh doanh vẫn chưa có sự liên kết<br />
thật chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt<br />
là các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh.<br />
<br />
Hoạt động phong trào của sinh viên trong các<br />
tổ đội, câu lạc bộ chưa phong phú, sự sáng<br />
tạo, táo bạo trong đột phá về ý tưởng còn hạn<br />
chế do kỹ năng tư duy sáng tạo còn yếu.<br />
Đối với sinh viên năm thứ ba và năm cuối, đa<br />
số sinh viên chưa chủ động xác định định<br />
<br />
+ Còn một bộ phận sinh viên chưa nhận<br />
thức được hết được tầm quan trọng của kỹ<br />
năng mềm.<br />
+ Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của đa số<br />
sinh viên còn kém, không chủ động nắm bắt<br />
cơ hội trong quá trình học tập và hoạt động<br />
đoàn thể để nâng cao kỹ năng mềm cho bản<br />
thân mình.<br />
- Nguyên nhân khách quan<br />
+ Môi trường rèn luyện kỹ năng mềm cho<br />
sinh viên vẫn còn thiếu<br />
+ Hoạt động đào tạo kỹ năng mềm của nhà<br />
trường: Tuy trường ĐH Kinh tế và QTKD đã<br />
chuyển hình thức đào tạo theo niên chế sang<br />
đào tạo theo tín chỉ, nhưng nhà trường vẫn<br />
chưa có một bộ phận chuyên trách nào phát<br />
triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhà trường<br />
cũng không có một môn học riêng về kỹ năng<br />
mềm trong chương trình đào tạo chính khóa.<br />
<br />
Một số giải pháp nâng cao kỹ năng mềm<br />
cho sinh viên trường ĐH Kinh tế và QTKD<br />
Giải pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện<br />
kĩ năng mềm của sinh viên<br />
Giáo viên trực tiếp giảng dạy cần nhấn mạnh<br />
về tầm quan trọng của kỹ năng mềm và việc<br />
161<br />
<br />