TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ<br />
DỤNG ĐẠM CỦA CÁC GIỐNG LÚA MỚI NĂNG SUẤT CAO<br />
Trịnh Thị Sen, Trần Văn Tý<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên đồng ruộng với 3 lượng bón đạm trên hai giống lúa<br />
năng suất cao Momiroman và Nipponbare tại Nhật Bản trong vụ Hè Thu 2009. Kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy khi tăng lượng đạm bón đã làm giảm tất cả các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử<br />
dụng đạm và nhìn chung hiệu quả sử dụng đạm của giống lúa mới năng suất cao<br />
“Momiroman” là cao hơn so với giống đối chứng “Nipponbare”. Tuy nhiên, hiệu quả sinh khối<br />
của đạm (BEN) ở giống Momiroman thấp hơn so với giống Nipponbare, ngoại trừ ở mức bón<br />
đạm 2N. Ngược lại, hiệu quả sử dụng đạm đầu vào (IEN) của giống Momiroman là cao hơn<br />
giống Nipponbare. So với giống đối chứng, hiệu quả thu hồi đạm của giống Momiroman là thấp<br />
hơn nhưng khi tăng mức bón đạm từ 1N đến 2N, hiệu quả thu hồi đạm của giống Momiroman<br />
chỉ giảm 7,8 % trong khi đó giống Nipponbare là 18,5 %. Hiệu quả nông học của đạm ở giống<br />
Momiroman tại mức bón 1N là cao hơn so với giống Nipponbare, nhưng thấp hơn ở mức bón<br />
2N. Hiệu suất phân đạm của giống Momiroman là cao hơn so với giống Nipponbare ở cả 2 mức<br />
bón, ở mức bón 1N cao hơn 40,5 g/g và 2N là 9,0 g/g. Tăng liều lượng bón đạm đã làm giảm<br />
hiệu quả sinh khối của đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cả hai giống. Bón đạm đã cải<br />
thiện rõ hiệu quả quang hợp của đạm và giống Momiroman có hiệu quả quang hợp của đạm<br />
cao hơn giống Nipponbare.<br />
Từ khóa: Hiệu quả sử dụng đạm, lượng bón, Momiroman, Nipponbare.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Lúa (Oryza Sativa L.) là cây lương thực quan trọng trên thế giới, đồng thời là<br />
nguồn lương thực chính của người dân tại vùng Đông Nam Á, và hiện tại có hơn một<br />
nửa dân số trên thế giới sống còn nhờ vào cây lương thực này (Manzoor và đồng tác giả,<br />
2006).<br />
Trong các yếu tố dinh dưỡng cần thiết với cây trồng thì đạm là một trong những<br />
nguyên tố dinh dưỡng hạn chế lớn nhất đến năng suất lúa. Do đó quản lý dinh dưỡng<br />
đạm được xem là vấn đề then chốt để đạt năng suất cao. Trong các nghiên cứu liên quan<br />
đến cây lúa, các nhà khoa học đã đầu tư nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu về<br />
quản lý dinh dưỡng đạm hơn là các yếu tố dinh dưỡng khác, bởi vì nó mang lại hiệu quả<br />
109<br />
<br />
cao hơn trong đầu tư phân bón (Dawson và đồng tác giả, 2008).<br />
Rosegrant và đồng tác giả (2001) cho rằng tổng nhu cầu về lúa gạo sẽ tiếp tục<br />
gia tăng trên thế giới, với tốc độ hàng năm khoảng 1%. Do đó đòi hỏi phải mở rộng diện<br />
tích đất canh tác hàng năm hoặc thâm canh tăng vụ để tăng năng suất lúa từ 5.3 tấn/ha ở<br />
thời điểm hiện tại lên 7.0 tấn/ha để đáp ứng nhu cầu lương thực vào năm 2020. Theo<br />
ước tính, nếu như năng suất lúa bình quân 7.0 tấn/ha thì nhu cầu đạm của nó sẽ là 200<br />
kg N/ha ((Dobermann, 2000; Dobermann và đồng tác giả 2003).<br />
Phân hóa học đóng vai trò quan trọng trong vấn đề tăng năng suất lúa, đặc biệt là<br />
phân đạm. Tuy nhiên, hệ số sử dụng đạm của lúa ở Châu Á nhìn chung là thấp, khoảng<br />
từ 30 đến 50% (Prasad và DeDatta, 1979; Cassman và đồng tác giả 1993, 1996a; Panda<br />
và đồng tác giả 1995). Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng đạm là một mục tiêu quan<br />
trọng cho sản xuất lúa, đặc biệt đối với các giống lúa năng suất cao.<br />
Momiroman là một giống lúa mới năng suất cao vừa được lai tạo thành công và<br />
đưa vào trong sản xuất tại Nhật Bản năm 2008. Năng suất của giống này đạt trên 9<br />
tấn/ha trong điều kiện thuận lợi. Vì vậy, các nghiên cứu gần đây tại Nhật Bản đang tập<br />
trung vào xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát<br />
triển và năng suất của giống lúa này nhằm tăng năng suất hơn nữa. Để giảm tải tình<br />
trạng sử dụng phân đạm hóa học quá cao, làm cho hiệu quả đầu tư trong sản xuất giảm<br />
xuống, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản phẩm cũng như chất lượng môi trường đất<br />
và nước thì nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đạm trong sản xuất lúa là một trong<br />
những vấn đề cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và góp phần cải thiện chất<br />
lượng môi trường ngày càng tốt hơn.<br />
2.Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1.Vật liệu nghiên cứu<br />
- Giống: Hai giống lúa Momiroman và Nipponbare được sử dụng trong thí<br />
nghiệm, với giống Nipponbare làm đối chứng. Đây là hai giống lúa lai năng suất cao<br />
của Nhật Bản, giống Nipponbare được lai tạo vào năm 1990 và Momiroman được lai<br />
tạo vào năm 2008.<br />
- Phân bón: Sử dụng phân đạm phân giải chậm có tên gọi là đạm 100 ngày (N<br />
fertilizer with 100 days) cùng với phân lân Supe và Kaliclorua.<br />
2.2. Địa điểm và thời gian<br />
- Địa điểm: Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành tại trung tâm thực nghiệm<br />
của Trường Đại học Okayama, Nhật Bản.<br />
- Thời gian: Thí nghiệm được gieo trồng trong vụ Hè Thu năm 2009.<br />
<br />
110<br />
<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm gồm ba mức đạm trên nền 80kg K20 và 80 kgP205/ha trên hai giống<br />
lúa trên.<br />
- Mức 1: 0 kgN/ha (0N)<br />
- Mức 2: 80 kgN/ha (1N)<br />
- Mức 3: 160 kgN/ha (2N)<br />
Đạm được bón lót một lần cùng với lân và kali trước khi cấy<br />
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD)<br />
với ba lần lặp lại lại, mỗi mức bón là một ô. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 34 m2.<br />
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
- Hiệu quả sinh khối của đạm (BEN) = BY/AN<br />
- Hiệu quả sử dụng đạm đầu vào (IEN) = GY/AN<br />
- Hiệu quả thu hồi của đạm tại mức bón 1N (RE1N) = (A1N- A0N)/APN<br />
- Hiệu quả thu hồi của đạm tại mức bón 2N (RE2N) = (A2N- A0N)/APN<br />
- Hiệu quả nông học của đạm tại mức bón 1N (AE1N) = GY1-GY0/INA<br />
- Hiệu quả nông học của đạm tại mức bón 2N (AE2N) = GY2-GY0/INA<br />
- Hiệu suất phân đạm (PFPN) = GY/APN<br />
- Hiệu quả quang hợp của đạm (PEN) = CER/LNC<br />
Trong đó:<br />
BY: Năng suất sinh khối (g/m2), AN: Đạm tích lũy (g/m2), A0N: Đạm tích lũy tại<br />
mức bón 0kg/ha (g/m2), A1N: Đạm tích lũy tại mức bón 80kg/ha (g/m2), A2N: Đạm tích<br />
lũy tại mức bón 160 kg/ha (g/m2), APN: Lượng đạm bón, INA: Lượng đạm bón tăng lên<br />
(g m-2), GY: Năng suất (g m-2), GY0: Năng suất tại mức bón 0 kgN/ha (g m-2), GY1:<br />
Năng suất tại mức bón 80 kgN/ha (g m-2), GY2: Năng suất tại mức bón 160 kgN/ha (g<br />
m-2), CER: Tốc độ quang hợp (µmol/m2/s), LNC: Hàm lượng đạm trong lá (mgN/dm2).<br />
2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
- Năng suất sinh khối (BY): Lấy mẫu trên 1m2 (20 khóm) của các lần nhắc ở<br />
các mức bón đạm lúc thu hoạch. Phơi khô mẫu và cân trọng lượng để tính năng suất<br />
sinh khối.<br />
- Năng suất hạt được tính theo công thức sau:<br />
111<br />
<br />
Năng suất =<br />
<br />
(100 - hàm lượng nước trong hạt)<br />
× Trọng lượng hạt<br />
(100 - 14,5)<br />
<br />
- Đạm tích lũy (AN) = Năng suất sinh khối × hàm lượng đạm trong cây<br />
Hàm lượng trong cây được phân tích bằng máy CN-Corder (MT-700, Yanaco<br />
Industry)<br />
- Tốc độ quang hợp (CER): được đo bằng máy đo quang hợp xách tay (CIRAS-1,<br />
Koio Industry)<br />
- Hàm lượng đạm trong lá (LNC) được tính theo công thức sau:<br />
LNC =<br />
<br />
Hàm lượng đạm<br />
Diện tích lá<br />
<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hiệu quả sinh khối của đạm, hiệu<br />
quả sử dụng đạm đầu vào, hiệu quả thu hồi đạm, hiệu quả nông học của đạm và hiệu<br />
suất phân đạm<br />
Kết quả theo dõi được thể hiện qua bảng 1.<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm<br />
đến một số chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng đạm của lúa<br />
<br />
Hiệu Hiệu<br />
quả<br />
quả<br />
Hiệu<br />
Năng<br />
Hiệu<br />
Năng<br />
sinh đầu<br />
quả<br />
suất<br />
N tích<br />
quả<br />
Lượng N<br />
suất<br />
khối vào<br />
nông<br />
Giống<br />
sinh<br />
lũy<br />
thu<br />
(kg/ha)<br />
hạt<br />
sử<br />
sử<br />
học<br />
2<br />
khối<br />
hồi N<br />
2 (g/m )<br />
(g/m )<br />
dụng dụng<br />
của N<br />
(g/m2)<br />
(%)<br />
N<br />
N<br />
(g/g)<br />
(g/g) (g/g)<br />
0 (0N) 1.146,4 488<br />
7,4 154,3 65,7<br />
80 (1N) 1.613,5 590<br />
13,8 116,6 42,6 80,1 12,7<br />
Nipponbare<br />
160 (2N) 1.538,7 656<br />
17,3 89,0 38,0 61,6 10,5<br />
0 (0N) 1.577,7 713<br />
11,0 143,5 64,9<br />
Momiroma 80 (1N) 1.799,4 914<br />
16,1 111,7 56,7 63,9 25,1<br />
n<br />
160 (2N) 1.820,8 799<br />
20,0 91,2 40,0 56,1<br />
5,4<br />
Nguồn biến động<br />
ANOVA<br />
Lượng N (A)<br />
ns<br />
**<br />
**<br />
**<br />
**<br />
**<br />
**<br />
Giống (B)<br />
ns<br />
**<br />
ns<br />
ns<br />
*<br />
ns<br />
**<br />
A*B<br />
*<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
*<br />
ns<br />
ns<br />
**: Sai khác có ý nghĩa tại mức 0,01.<br />
112<br />
<br />
Hiệu<br />
suất<br />
phân<br />
N<br />
(g/g)<br />
73,7<br />
41,0<br />
114,2<br />
50,0<br />
**<br />
**<br />
*<br />
<br />
*: Sai khác có ý nghĩa tại mức 0,05.<br />
ns: Sai khác không có ý nghĩa tại mức 0,05.<br />
<br />
Kết quả bảng 1 cho thấy: Khi tăng lượng đạm bón đã không tăng hiệu quả sinh<br />
khối của đạm và hiệu qủa sử dụng đạm đầu vào và nhìn chung hiệu quả sử dụng đạm<br />
của giống Momiroman là cao hơn Nipponbare. Hiệu quả sinh khối của đạm ở giống<br />
Momiroman tại các mức bón đạm là: 143,5 (0N), 111,7 (1N) và 64,9 g/g (2N) và giống<br />
Nipponbare là 154,3 (0N), 116,6 (1N) và 89,0 g/g (2N). Hiệu quả sử dụng đạm đầu vào<br />
của giống Momiroman đạt 64,9 g/g tại mức bón 0N, 56,7 g/g tại mức bón 1N và 40,0<br />
g/g tại mức bón đạm cao nhất (2N) và tương tự như vậy với giống Nipponbare đạt lần<br />
lượt là 65,7 g/g (0N), 42,6 g/g (1N) và 38,0 g/g (2N). Jiang và đồng tác giả (2004), Peng<br />
và đồng tác giả (2006) cho rằng nếu như tăng lượng đạm quá cao sẽ dẫn đến giảm hiệu<br />
quả sinh khối của đạm và hiệu quả sử dụng đạm đầu vào.<br />
Có sự sai khác có ý nghĩa về hiệu qủa thu hồi của đạm (REN) giữa mức bón 1N<br />
và 2N trên cả hai giống lúa nghiên cứu. REN tại mức bón 1N cao hơn 2N ở cả hai giống,<br />
giống Momiroman đạt 63,9 % (1N) và 56,1% (2N), giống Nipponbare đạt 80,1 % (1N)<br />
và 61,6% (2N). Kết quả này chỉ ra rằng, tại mức bón đạm cao hơn, REN đạt thấp hơn.<br />
REN của Momiroman là thấp hơn Nipponbare tại cả hai mức bón, bởi vì đạm tích lũy ở<br />
mức bón 0N của Momiroman là cao hơn so với Nipponbare. Kết quả nghiên cứu của<br />
Doberman và đồng tác giả (2002), Peng và đồng tác giả (2006) đã cho thấy rằng khi<br />
tăng lượng đạm thì năng suất bình quân tăng từ 11 đến 40% và REN tăng từ 31 đến 40%.<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ phù hợp với trường hợp thứ nhất.<br />
Hiệu quả nông học của đạm (AEN) giảm có ý nghĩa (P