Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH<br />
GIẢI HẤP CHẤT DA CAM DIOXIN TRONG ĐẤT NHIỂM BẰNG<br />
CÔNG NGHỆ GIẢI HẤP NHIỆT KẾT HỢP XÚC TÁC<br />
OXI HÓA NANO Fe3O4.CaO<br />
Lâm Vĩnh Ánh1, Phạm Văn Âu2, Trần Văn Công2*,<br />
Phạm Việt Đức2, Đỗ Đăng Hưng2<br />
<br />
Tóm tắt: Đất nhiễm tác nhân da cam dioxin được xử lý bằng công nghệ giải hấp<br />
nhiệt đạt hiệu quả giải hấp cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải hấp như<br />
nhiệt độ, áp suất, thời gian, nồng độ chất giải hấp và chất xúc tác oxi hoá nano oxit<br />
Fe3O4.CaO. Hỗn hợp nano oxit Fe3O4.CaO là vật liệu nano thương mại hãng<br />
Sigma Aldrich được trộn với đất nhiễm. Tác nhân da cam 2,4-D; 2,4,5-T và dioxin<br />
(PCDD/PCDF) được phân tích bởi thiết bị sắc ký khí khối phổ GC-MS. Kết quả<br />
nghiên cứu hiệu suất giải hấp 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin đạt tới 100 %. Hiệu suất giải<br />
hấp 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin đạt được cao hơn khi sử dụng xúc tác oxi hoá<br />
Fe3O4.CaO ở nhiệt độ thấp hơn.<br />
Từ khoá: Công nghệ giải hấp nhiệt, Xử lý đất nhiễm tác nhân da cam dioxin, Xúc tác nano Fe3O4.CaO ơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xử lý ô nhiễm chất da cam dioxin đang là vấn đề hết sức cấp thiết. Nhiều công nghệ đã<br />
được áp dụng trên thế giới như công nghệ lò quay, công nghệ lò đốt hai cấp, công nghệ<br />
plasma…[4]. Đối với khối lượng đất nhiễm lớn ở các sân bay Biên Hoà, sân bay Đà Nẵng<br />
đòi hỏi phải tìm ra công nghệ xử lý triệt để và có giá thành phù hợp. Công nghệ giải hấp<br />
nhiệt kết hợp với chất xúc tác oxi hoá nano Fe3O4. CaO để giải hấp và xử lý triệt để chất<br />
nhiễm da cam dioxin có thể đáp ứng những yêu cầu này[1, 2, 3, 6].<br />
Sự có mặt của xúc tác nano Fe3O4 và Fe3O4.CaO ngoài việc tăng hiệu quả phản ứng oxi<br />
hoá hoàn toàn còn thúc đẩy phản ứng đề clo hoá các chất clo hữu cơ (COC), ngăn cản quá<br />
trình tái tổ hợp các chất COC tạo thành các chất có độc tính cao [5]. Sử dụng xúc tác nano<br />
Fe3O4.CaO có hoạt tính xúc tác không cao tuy nhiên lại khắc phục được những nhược<br />
điểm so với xúc tác kim loại quí hoặc oxit kim loại quí như ít bị ngộ độc, có giá thành thấp<br />
và thân thiện với môi trường.<br />
II. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM QUÁ TRÌNH GIẢI HẤP NHIỆT<br />
2.1. Mô hình thực nghiệm thiết bị giải hấp nhiệt được trình bày tại hình 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Hệ thống thiết bị giải hấp nhiệt và đánh giá hiệu quả của chất xúc tác<br />
1-Bộ điều khiển nhiệt; 2-Ống dẫn không khí; 3-Thiết bị giải hấp nhiệt; 4-Hệ thống làm<br />
lạnh; 5- Bộ tách hơi nước ngưng tụ; 6- Bộ lấy mẫu khí hấp phụ; 7- Bộ lấy mẫu khí hấp<br />
thụ; 8- Thiết bị phân tích GC; 9- Hệ thống xử lý khí thải; 10- Bơm hút chân không; 11-<br />
Lưu lượng kế khí; 12- Ống xúc tác.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 133<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
Quá trình thực nghiệm đánh giá hiệu suất giải hấp nhiệt các chất ô nhiễm khi có mặt<br />
các chất xúc tác, các thông số tiến hành thực nghiệm như sau:<br />
+ Khối lượng đất nhiễm nghiên cứu: 200 g;<br />
+ Khoảng nhiệt độ khảo sát T : 100 oC ÷ 450 oC;<br />
+ Khối lượng xúc tác: tỉ lệ mFe3O4 : mCaO: mđất (1:1:50);<br />
+ Lưu lượng dòng hút khí qua reactor 500 mL/phút.<br />
+ Nồng độ các chất nhiễm đầu vào trong bảng 1 dưới đây:<br />
Bảng 1. Nồng độ chất nhiễm da cam dioxin đầu vào.<br />
STT Tên mẫu Kết quả (mg/kg đất) Kết quả (ng/kg TEQ) Ghi chú<br />
2,4-D 2,4,5-T Dioxin<br />
1 Đ04 19,51 17,59 19.468,30 Mẫu chưa nghiền<br />
2 Đ05 27,24 24,68 22.243,02 Mẫu nghiền mịn<br />
3 Mẫu bùn 1,15 0,91 8.644,33 Mẫu bùn rửa giải<br />
<br />
Quá trình phân tích 2,4-D; 2,4,5-T theo method 8151a, phân tích dioxin theo method<br />
8280b trên máy sắc ký khí khối phổ GC-MS 6890-5975 Agilent, Mỹ.<br />
2.2. Tính toán kết quả<br />
2.2.1. Tính toán kết quả 2,4-D; 2,4,5-T<br />
2,4-D; 2,4,5-T xác định bằng phương pháp nội chuẩn sau khi đã tạo dẫn xuất chuyển<br />
hoá bằng cách methyl hoá. Sử dụng nội chuẩn 4,4’-dibromooctafluorobiphenyl (DBOB).<br />
Chuẩn đồng hành 2,4-Dichlorophenylacetic acid (DCAA) đánh giá hiệu suất thu hồi trong<br />
quá trình xử lý mẫu.<br />
Xây dựng đường hồi qui bậc một Y aX b của chuẩn 2,4-D; 2,4,5-T sau khi đã tạo<br />
dẫn xuất chuyển hoá. Xác định lượng chất có trong mẫu qua công thức:<br />
As <br />
b<br />
A<br />
X s is C<br />
is<br />
a<br />
Trong đó:<br />
Xs : Lượng chất phân tích của mẫu hoặc chuẩn đồng hành tính bằng nanogam (ng);<br />
As: Diện tích (hoặc chiều cao) chất phân tích hoặc chuẩn đồng hành trong mẫu;<br />
Ais : Diện tích(hoặc chiều cao) chất nội chuẩn trong mẫu;<br />
Cis : Khối lượng của chất nội chuẩn có trong mẫu (ng).<br />
2.2.2. Tính toán kết quả dioxin<br />
Nồng độ của mỗi đồng phân PCDD/PCDF được tính theo công thức:<br />
<br />
Cn <br />
<br />
mis Sn1 Sn2 <br />
1<br />
W S S RFn<br />
is<br />
2<br />
is <br />
Trong đó: Cn : nồng độ PCDD/PCDF tìm thấy trong mẫu (pg/g); mis : lượng chất nội<br />
chuẩn 13C12 –PCDD/PCDF tương ứng thêm vào mẫu; W: lượng mẫu được chiết (g); S n1 ,<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
134 L.V.Ánh, P.V.Âu, T.V.Công, …, “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng… nano Fe3O4.CaO.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
S n2 , Sis1 , Sis2 : diện tích pic hai ion định lượng tương ứng của mỗi đồng phân PCDD/PCDF<br />
và của chất nội chuẩn 13C12 –PCDD/PCDF trong mẫu.<br />
Tính hệ số đáp ứng RFn thể hiện tương quan giữa diện tích pic và nồng độ của mỗi<br />
đồng phân độc so với chuẩn nội 13C12 –PCDD/PCDF tương ứng trong đường chuẩn:<br />
<br />
RFn <br />
A 1<br />
n <br />
An2 Qis<br />
A 1<br />
is A Q2<br />
is n<br />
<br />
<br />
Trong đó: An1 ; An2 ; Ais1 ; Ais2 : là diện tích pic của ion định lượng; Qn ; Qis : Nồng độ<br />
của mỗi đồng phân độc và chuẩn nội 13C12 – PCDD/PCDF tương ứng trong đường chuẩn.<br />
Hiệu suất thu hồi của các chất chuẩn nội 13C12 – PCDD/PCDF và chất chuẩn làm sạch<br />
37<br />
Cl4 -2,3,7,8 TCDD được tính theo công thức:<br />
<br />
Ris (%) <br />
S 1<br />
is <br />
Sis2 mrs<br />
S 1<br />
rs <br />
Srs2 RFis mis<br />
<br />
2.2.3. Tính hiệu suất xử lý<br />
C0 C<br />
H% 100%<br />
C0<br />
Trong đó: Co : nồng độ chất ô nhiễm trong đất trước khi xử lý; C : nồng độ chất ô<br />
nhiễm còn lại trong đất sau khi xử lý.<br />
<br />
<br />
III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN<br />
3.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin<br />
3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình giải hấp mẫu đất nghiền<br />
Quá trình ủ nhiệt trên mẫu đất nghiền Đ05 được tiến hành ở các nhiệt độ khảo sát khác<br />
nhau từ 100 oC÷450 oC với thời gian ủ nhiệt 2 giờ và 24 giờ. Kết quả phân tích cho thấy<br />
hàm lượng chất da cam 2,4-D; 2,4,5-T được giải hấp có thể lên tới 100 % ở nhiệt độ 400<br />
o<br />
C với thời gian ủ nhiệt 2 giờ và hàm lượng dioxin được giải hấp lên tới 99,91 % trong<br />
thời gian ủ nhiệt 24 giờ. Thí nghiệm cũng cho thấy ở nhiệt độ thấp nhưng kéo dài thời gian<br />
ủ nhiệt hiệu suất xử lý chất nhiễm da cam dioxin cũng tăng cao. Kết quả phân tích được<br />
thể hiện trong bảng 2 dưới đây:<br />
Bảng 2. Hiệu suất giải hấp mẫu đất nghiền Đ05 phụ thuộc vào nhiệt độ.<br />
STT Nhiệt độ (oC) 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)<br />
1 100 39,26 30,22 22,11<br />
2 335 86,37 79,90 75,59<br />
3 400 100 100 82,58<br />
4 450 100 100 99,50<br />
5 100 (ủ 24h) 89,94 85,76 46,99<br />
6 335 (ủ 24h) 98,70 97,38 96,62<br />
7 400 (ủ 24h) 100,00 100,00 99,91<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 135<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình giải hấp mẫu đất chưa nghiền<br />
Hiệu suất giải hấp phụ thuộc vào kích thước hạt. Thí nghiệm tiến hành giải hấp trên<br />
mẫu đất chưa nghiền Đ04 có kích thước hạt từ 1÷1,5cm ở cùng điều kiện giống nhau. Kết<br />
quả phân tích cho thấy hiệu suất giải hấp chất nhiễm da cam dioxin đạt được thấp hơn so<br />
với mẫu đất đã nghiền. Nguyên nhân do quá trình giải hấp mẫu đất có kích thước lớn dẫn<br />
đến tổng diện tích bề mặt nhỏ hơn so với mẫu đất đã nghiền. Hiệu suất xử lý 2,4-D; 2,4,5-<br />
T đạt 100 % ở 400 oC. Tuy nhiên, hiệu suất xử lý dioxin chỉ đạt 84,74 % ở 450 oC. Kết quả<br />
phân tích được thể hiện trong bảng 3 dưới đây:<br />
Bảng 3. Hiệu suất giải hấp mẫu đất chưa nghiền Đ04 phụ thuộc vào nhiệt. độ.<br />
STT Nhiệt độ (oC) 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)<br />
1 100 31,49 29,02 12,39<br />
2 200 51,87 47,85 45,71<br />
3 335 80,20 74,52 69,12<br />
4 400 100,00 100,00 76,34<br />
5 450 100,00 100,00 84,74<br />
3.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình giải hấp mẫu đất bùn rửa giải<br />
Quá trình giải hấp mẫu bùn cho thấy ở cùng điều kiện giải hấp như nhau, mẫu bùn có<br />
độ xốp lớn, nồng độ các chất da cam dioxin thấp nên hiệu suất giải hấp đạt được lớn hơn<br />
trong cùng các điều kiện về nhiệt độ, lưu lượng hút khí và thời gian giải hấp. Điều đó đồng<br />
nghĩa với việc hiệu suất giải hấp phụ thuộc vào nồng độ các chất da cam dioxin ban đầu có<br />
trong mẫu. Hiệu suất giải hấp 2,4-D; 2,4,5-T đạt được 100 % ở 400 oC, dioxin đạt được<br />
100 % ở 450 oC. Kết quả phân tích được chỉ ra trong bảng 4 dưới đây:<br />
Bảng 4. Hiệu suất giải hấp mẫu đất bùn rửa giải phụ thuộc vào nhiệt độ.<br />
STT Nhiệt độ 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)<br />
(oC)<br />
1 100 30,26 28,92 25,76<br />
2 200 62,79 53,26 48,62<br />
3 335 95,55 93,72 91,14<br />
4 400 100,00 100,00 96,09<br />
5 450 100,00 100,00 100,00<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b) (c)<br />
Hình 2. Đồ thị thể hiện hiệu suât giải hấp mẫu đất nghiền Đ05 (a), mẫu đất chưa nghiền<br />
Đ04 (b) và mẫu đất bùn rửa giải (c).<br />
<br />
<br />
136 L.V.Ánh, P.V.Âu, T.V.Công, …, “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng… nano Fe3O4.CaO.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3.2. Ảnh hưởng của thời gian ủ nhiệt đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin<br />
Quá trình giải hấp ở nhiệt độ thấp nhưng kéo dài thời gian ủ nhiệt dẫn đến hiệu suất xử<br />
lý chất nhiễm da cam dioxin tăng theo. Thí nghiệm trên mẫu đất Đ04 có kích thước hạt từ<br />
1÷1,5 cm. Tại nhiệt độ 335 oC, lưu lượng hút khí 500 mL/phút nếu kéo dài thời gian ủ<br />
nhiệt 20 giờ thì hiệu suất giải hấp 2,4-D; 2,4,5-T đạt 100 %, kéo dài thời gian ủ nhiệt 40<br />
giờ thì hiệu suất giải hấp dioxin đạt 100 %. Kết quả phân tích được chỉ ra trong bảng 5<br />
dưới đây:<br />
Bảng 5. Hiệu suất giải hấp mẫu đất chưa nghiền phụ thuộc vào thời gian.<br />
STT Thời gian (h) 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)<br />
1 1 29,83 27,73 24,83<br />
2 2 72,38 68,92 67,70<br />
3 4 81,57 75,86 70,40<br />
4 6 84,15 80,18 72,84<br />
5 8 86,56 83,82 75,49<br />
6 20 100,00 100,00 79,00<br />
7 40 100,00 100,00 100,00<br />
3.3. Ảnh hưởng của áp suất đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin<br />
Khảo sát quá trình bay hơi chất nhiễm da cam dioxin ở các áp suất âm khác nhau cho<br />
thấy ở nhiệt độ 335 oC, thời gian ủ nhiệt 2 giờ, hiệu suất giải hấp chất nhiễm da cam dioxin<br />
tăng dần đến -80 mmHg. Tuy nhiên, nếu áp suất âm tiếp tục tăng đến -100 mmHg dẫn đến<br />
mật độ oxy giảm, quá trình phân huỷ nhiệt xúc tác oxi hoá chất da cam dioxin cần oxy<br />
cũng giảm theo. Kết quả phân tích được chỉ ra trong bảng 6 dưới đây:<br />
Bảng 6. Hiệu suất giải hấp mẫu đất nghiền Đ05 phụ thuộc vào áp suất.<br />
STT Áp suất (mmHg) 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)<br />
1 -10 78,83 77,15 60,80<br />
2 -20 81,62 80,75 69,15<br />
3 -30 83,19 81,91 74,51<br />
4 -40 87,24 82,35 79,91<br />
5 -80 100,00 100,00 99,93<br />
6 -100 100,00 100,00 95,70<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(d) (e)<br />
Hình 3. Đồ thị thể hiện hiệu suất giải hấp mẫu đất chưa nghiền Đ04 phụ thuộc thời<br />
gian(d), mẫu đất nghiền Đ05 phụ thuộc áp suất(e).<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 137<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
3.4. Ảnh hưởng của xúc tác đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin<br />
Xúc tác hỗn hợp nano oxit kim loại Fe3O4.CaO được trộn cùng đất nhiễm Đ05 trong<br />
quá trình giải hấp nhiệt. Chất nhiễm 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin từ đất sẽ được hấp phụ ngay<br />
trên bề mặt các chất xúc tác nano oxit kim loại chuyển tiếp Fe3O4.CaO. Tại đây quá trình<br />
xúc tác oxi hoá của kim loại chuyển tiếp diễn ra. Các chất 2,4-D; 2,4,5-T, dioxin được<br />
chuyển thành CO2, H2O và các hợp chất hữu cơ khác ít độc hơn dẫn đến tăng nhanh quá<br />
trình giải hấp các chất nhiễm. Nghiên cứu ảnh hưởng của xúc tác được tiến hành trên mẫu<br />
đất ở nhiệt độ 280 oC có trộn xúc tác và mẫu đất ở nhiệt độ 300 oC không trộn xúc tác<br />
trong cùng điều kiện. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 280 oC hiệu ứng xúc tác phân huỷ giải<br />
hấp 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin đạt được cao hơn so với mẫu đất khi không sử dụng xúc tác ở<br />
nhiệt độ 300 oC. So sánh kết quả được chỉ ra trong bảng 7 dưới đây:<br />
Bảng 7. Hiệu suất giải hấp mẫu đất nghiền Đ05 khi có mặt chất xúc tác ở 280 oC và khi<br />
không có mặt chất xúc tác ở 300 oC.<br />
STT Nhiệt độ (oC) Xúc tác 2,4-D (H%) 2,4,5-T (H%) Dioxin (H%)<br />
1 280 + 98,70 97,94 92,02<br />
2 300 - 98,25 96,58 90,98<br />
<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Quá trình nghiên cứu cho thấy hiệu suất giải hấp các chất nhiễm da cam 2,4-D; 2,4,5-T;<br />
dioxin phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ tăng dẫn đến hiệu suất giải hấp tăng. Tuy nhiên để<br />
giảm bớt giá thành xử lý thì nhiệt độ giải hấp thấp sẽ được ưu tiên lựa chọn. Các chất<br />
nhiễm 2,4-D; 2,4,5-T giải hấp hiệu quả trong khoảng nhiệt độ 100÷200oC, dioxin giải hấp<br />
hiệu quả từ 200÷335oC trong điều kiện áp suất âm.<br />
Hiệu suất giải hấp tăng theo thời gian giải hấp, khi giải hấp ở nhiệt độ thấp cần kéo dài<br />
thời gian giải hấp, nồng độ chất nhiễm thấp thời gian giải hấp giảm dẫn đến hiệu suất giải<br />
hấp cao. Kích thước hạt lớn làm giảm hiệu suất giải hấp vì vậy cần kéo dài thời gian giải<br />
hấp.<br />
Áp suất ảnh hưởng đến quá trình giải hấp, để nâng cao hiệu quả giải hấp thì lựa chọn áp<br />
suất phù hợp trong khoảng - 40 mmHg đến -80 mmHg là áp suất đảm bảo duy trì sự bay<br />
hơi của chất nhiễm và đảm bảo nồng độ oxy cho phản ứng xúc tác oxi hoá của oxit kim<br />
loại xảy ra.<br />
Hỗn hợp xúc tác nano oxit Fe3O4.CaO làm tăng hiệu quả giải hấp chất nhiễm và làm<br />
giảm nhiệt độ trong quá trình phân huỷ và xử lý triệt để 2,4-D; 2,4,5-T, dioxin trong đất<br />
nhiễm, dioxin giải hấp hiệu quả từ 200÷280oC trong điều kiện có xúc tác nano Fe3O4.CaO<br />
và áp suất âm.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lâm Vĩnh Ánh, “Nghiên cứu xử lý một số hợp chất clo hữu cơ bằng xúc tác đồng<br />
oxit”, Luận án tiến sĩ hoá học, Viện khoa học và Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc<br />
phòng, (2010).<br />
[2]. Nguyễn Đức Huệ, Lưu Như Quỳnh, “Nghiên cứu khả năng hấp phụ cơ clo và xúc tác<br />
phân huỷ dioxin bằng tro than bay đã xử lý kiềm và trao đổi ion canxi”, Tạp chí<br />
Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 6, Số 3 (2001), tr. 22-25.<br />
<br />
<br />
<br />
138 L.V.Ánh, P.V.Âu, T.V.Công, …, “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng… nano Fe3O4.CaO.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[3]. Hồ Sỹ Thoảng, Lưu Cẩm Lộc, “ Chuyển hoá hidrocacbon và cacbon oxít trên các hệ<br />
xúc tác kim loại và oxit kim loại”, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2007).<br />
[4]. U.S.Congress, Office of Technology Assessment OTA-BP-O-93,“Dioxin- Treatment-<br />
Technologies”, Washington DC, U.S.Government printing Office, (1991).<br />
[5]. Lomnicki and B.Dellinger, “ Development of supported Iron oxide catalyst for<br />
destruction of PCDD/F”, Chemistry department, Louisiana State University, (2003),<br />
37(18), pp. 4254-60.<br />
[6]. Terratherm and Dpra, “In Situ Thermal Desorption(ISTD) and In Pile Thermal<br />
Desorption (IPTD), Terratherm Technologies for Treatment of Semivolatile<br />
Organic Compounds” , Terratherm and Dpra, (2009).<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY OF FACTORS AFFECTING THE TREATMENT PROCESSING OF AGENT<br />
ORANGE DIOXIN IN THE CONTAMINATION SOILS BY THE THERMAL<br />
DESORPTION TECHNOLOGY COMBINED WITH NANO Fe3O4.CaO OXIDATION<br />
CATALYST<br />
The contamination soils agent orange dioxin have been treated by the thermal<br />
desorption technology which achieve high performance in treatment processing.<br />
Factors effecting the thermal desorption process are desorption temperature,<br />
desorption pressure, desorption time, desorption concentrate and processing ability<br />
of the oxidation catalyst nano Fe3O4.CaO. The nano Fe3O4.CaO is a commercial<br />
nanomaterial of Sigma Aldrich is mixed with contamination soils to form the<br />
mixture for the study. Agent orange dioxin 2,4-D; 2,4,5-T and dioxin were analyzed<br />
by HRGC-LRMS equipment. Results of research indicate that desorption efficiency<br />
and treatment efficiency of 2,4-D; 2,4,5-T, dioxin reached to 100 percent. The<br />
treatment efficience of 2,4-D; 2,4,5-T; dioxin reached higher when using catalytic<br />
oxidation at lower temperature.<br />
Keywords: Technology treatment agent orange dioxin, Technology thermal desorption, Catalytic nano<br />
Fe3O4.CaO.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 18 tháng 5 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 6 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Cục Kỹ thuật -Binh chủng Hóa học;<br />
2<br />
Viện Hoá học -Môi trường quân sự, Binh chủng Hoá học.<br />
*<br />
Email:tranvancong7902@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 139<br />