intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm nồng độ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện nội tiết Trung ương

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

71
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát nồng độ glucose máu ở các thời điểm: khi đói, 1 giờ và 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75 g glucose để chẩn đoán xác định đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) và mối liên quan với một số chỉ số của thai phụ và thai nhi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm nồng độ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện nội tiết Trung ương

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NỒNG ĐỘ GLUCOSE MÁU<br /> Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲ<br /> TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG<br /> Lê Đình Tuân*; Nguyễn Thị Phi Nga**<br /> Trần Thị Thanh Hóa***; Lương Thương Nghiệp**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát nồng độ glucose máu ở các thời điểm: khi đói, 1 giờ và 2 giờ sau nghiệm<br /> pháp dung nạp glucose đường uống 75 g glucose để chẩn đoán xác định đái tháo đường thai<br /> kỳ (ĐTĐTK) và mối liên quan với một số chỉ số của thai phụ và thai nhi. Đối tượng và phương<br /> pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 45 BN ĐTĐTK điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung<br /> ương. Kết quả: ở bệnh nhân (BN) ĐTĐTK, nồng độ glucose máu trung bình ở các thời điểm:<br /> khi đói (M0) 5,39 ± 0,87 mmol/l; 1 giờ (M1) và 2 giờ (M2) sau uống 75 g glucose lần lượt M1:<br /> 10,94 ± 1,73 mmol/l; M2: 10,35 ± 3,42 mmol/l. Tỷ lệ BN tăng glucose thời điểm M0: 64,4%,<br /> M1: 80,0%, M2: 73,3%, tăng ở 2 thời điểm là 46,6% (trong đó tăng ở cả M1 và M2 là<br /> 22,2%), chỉ tăng glucose máu ở 1 thời điểm là 17,8%, tăng cả 3 thời điểm 35,6%. Nồng độ<br /> glucose máu trên BN ĐTĐTK ở M0 tương quan thuận với thời gian mang thai (r = 0,41), trọng<br /> lượng thai (r = 0,46), cân nặng mẹ (r = 0,39), C-peptid (r = 0,38), insulin (r = 0,31), HbA1c<br /> (r = 0,57) và triglycerid (r = 0,31), tương quan nghịch với tần số tim thai (r = -0,33). Kết luận: ở<br /> BN ĐTĐTK, tỷ lệ BN tăng glucose ở M0: 64,4%, M1: 80,0%, M2: 73,3%, đáp ứng 1 tiêu chuẩn<br /> chẩn đoán: 17,8%, 2 tiêu chuẩn: 46,6% và cả 3 tiêu chuẩn: 35,6%. Nồng độ glucose máu khi<br /> đói có tương quan thuận với thời gian mang thai, trọng lượng thai, nồng độ C-peptid, insulin,<br /> HbA1c và triglycerid, tương quan nghịch với tần số tim thai.<br /> * Từ khóa: Đái tháo đường thai kỳ; Glucose máu; Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.<br /> <br /> Study of Plasma Glucose in Gestational Diabetes Mellitus in National<br /> Endocrinology Hospital<br /> Summary<br /> Objectives: To evaluate plasma glucose by 75 g oral glucose tolerance test (OGTT) to<br /> diagnose gestational diabetes mellitus (GDM) including the fasting plasma glucose (M0),<br /> the 1h plasma glucose (M1) and 2h plasma glucose (M2) value after OGTT and relationship<br /> between these substances and some factrors in GDM and foetus. Subjects and methods:<br /> Research was designed as a cross-sectional descriptive study. Studied 45 GDM patients in<br /> National Endocrinology Hospital. Results:<br /> * Đại học Y Dược Thái Bình<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> *** Bệnh viện Nội tiết Trung ương<br /> Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân (letuan935@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 25/02/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 06/03/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016<br /> <br /> 127<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> In the GDM, the fasting plasma glucose was 5.39 ± 0.87 mmol/l, the 1h plasma glucose (M1)<br /> value after OGTT was 10.94 ± 1.73 mmol/l and the 2h plasma glucose value after OGTT was<br /> 10.35 ± 3.42 mmol/l. The prevalence of increasing in M0: 64.4%, M1: 80.0%, M2: 73.3%,<br /> the two of three (M0, M1, M2) was 46.6% (in which, increasing in M1 and M2 was 22.2%), the<br /> one of three: 17.8% and all of M0, M1 and M2: 35.6%.<br /> Fasting plasma glucose correlated positively with duration of pregnancy (r = 0.41), weight of<br /> foetus (r = 0.46), maternal weight (r = 0.39), C-peptid (r = 0.38), insulin (r = 0.31), HbA1c<br /> (r = 0.57) and triglyceride (r = 0.31) and correlated negatively with rhythm of foetus.<br /> Conclusions: In the GDM, the prevalence of increasing in M0 was 64.4%, M1 was 80.0%,<br /> M2 was 73.3%. The rate of patients who was one diagnostic criteria were 17.8%, two diagnostic<br /> criteria were 46.6% and three diagnostic criteria were 35.6%. The fasting plasma glucose<br /> associated with duration of pregnancy, weight and rhythm of foetus, maternal weight, C-peptid,<br /> insulin, HbA1c and triglyceride.<br /> * Key words: Gestational diabetes mellitus; Plasma glucose; Oral glucose tolerance test.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đái tháo đường thai kỳ là một thể đặc<br /> biệt của bệnh đái tháo đường, tỷ lệ bệnh<br /> có xu hướng ngày càng tăng cao trên thế<br /> giới cũng như ở Việt Nam, dao động từ 1<br /> - 14% ở các bà mẹ mang thai [1]. ĐTĐTK<br /> nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ<br /> gây biến chứng cho cả mẹ và thai nhi<br /> như tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai,<br /> suy hô hấp cấp và tử vong chu sinh. Điều<br /> hòa nồng độ glucose máu có vai trò rất<br /> quan trọng đối với sự phát triển của thai<br /> nhi [1, 3, 4]. Ở giai đoạn 3 tháng đầu của<br /> thai kỳ, tăng glucose máu nặng có thể<br /> gây các dị tật bẩm sinh như ống thần kinh<br /> hở, sọ nhỏ, phù màng ngoài tim, đồng<br /> thời tình trạng tăng ceton máu còn gây ra<br /> nhiều dị tật bẩm sinh khác… Giai đoạn 3<br /> tháng giữa của thai kỳ, tình trạng tăng<br /> glucose máu của mẹ sẽ làm thai nhi chậm<br /> phát triển, hoàn thiện não bộ và ảnh<br /> hưởng tới trí tuệ của trẻ sau này. Tăng<br /> glucose ở 3 tháng cuối thai kỳ không gây<br /> các dị tật bẩm sinh cho thai, nhưng lại<br /> gây thai to, quá sản đảo tụy của thai nhi<br /> làm tăng tỷ lệ tai biến lúc chuyển dạ, cũng<br /> 128<br /> <br /> như tình trạng đái tháo đường sơ<br /> sinh…[3, 4, 5]. Vì vậy, việc kiểm soát tốt<br /> glucose máu, chẩn đoán sớm ĐTĐTK cho<br /> các thai phụ có ý nghĩa quan trọng trong<br /> thực hành lâm sàng cũng như đảm bảo<br /> thời kỳ thai kỳ của thai phụ an toàn và<br /> khỏe mạnh. Tại Việt Nam, những năm<br /> gần đây ĐTĐTK đã được quan tâm<br /> nghiên cứu. Tuy nhiên, còn ít nghiên cứu<br /> đã công bố về nồng độ glucose máu ở<br /> BN có ĐTĐTK. Do vậy, chúng tôi thực<br /> hiện đề tài này nhằm:<br /> - Khảo sát nồng độ glucose máu các<br /> thời điểm khi đói, 1 giờ và 2 giờ làm nghiệm<br /> pháp dung nạp glucose đường uống 75 g<br /> glucose để chẩn đoán BN ĐTĐTK.<br /> - Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ<br /> glucose máu với một số chỉ số của BN<br /> ĐTĐTK và thai nhi.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 45 BN ĐTĐTK được chẩn đoán bằng<br /> nghiệm pháp dung nạp glucose máu<br /> đường uống 75 g glucose, điều trị nội trú<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> <br /> tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ 02 2015 đến 08 - 2015.<br /> <br /> - Khám thai nhi: do bác sỹ chuyên khoa<br /> sản thực hiện.<br /> <br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: chẩn đoán<br /> ĐTĐTK theo tiêu chuẩn của ADA nếu có<br /> rối loạn glucose máu ở một trong 3 thời<br /> điểm làm nghiệm pháp dung nạp glucose:<br /> khi đói (M0) ≥ 5,1 mmol/l, sau 1 giờ (M1)<br /> ≥ 10,0 mmol/l và sau 2 giờ (M2) ≥ 8,5 mmol/l<br /> [1, 9].<br /> <br /> - Cách thức tiến hành nghiệm pháp<br /> tăng đường huyết: phụ nữ mang thai đến<br /> khám tại bệnh viện được chỉ định tiến<br /> hành nghiệm pháp tăng đường huyết để<br /> chẩn đoán xác định ĐTĐTK [4, 8]:<br /> <br /> - Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> + Đã điều trị đái tháo đường, đái tháo<br /> đường týp 1, đái tháo đường týp 2, đái tháo<br /> đường có nguyên nhân như: viêm tụy<br /> mạn tính, sỏi tụy, dùng thuốc corticoid,<br /> u tuyến yên…<br /> + Đang có nhiễm độc thai nghén nặng.<br /> + Có thai do các biện pháp can thiệp<br /> vô sinh: thụ tinh trong ống nghiệm.<br /> + Đang có triệu chứng của dọa sảy thai.<br /> + Có các bệnh phối hợp: Basedow,<br /> u tuyến yên, lupus ban đỏ hệ thống, suy<br /> thận, suy tim, viêm gan, nhiễm trùng, thiếu<br /> máu nặng…<br /> + Không hợp tác, không thu thập đủ<br /> chỉ tiêu nghiên cứu.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> <br /> + 3 ngày trước khi tiến hành nghiệm<br /> pháp, thai phụ được ăn chế độ ăn cân<br /> bằng với ít nhất 150 g cacbohydrate: hoa<br /> quả, bánh mỳ, ngũ cốc, hạt, cơm trắng,<br /> khoai tây, đậu…<br /> + Không ăn, hút thuốc hoặc tập luyện ít<br /> nhất 8 giờ trước khi lấy mẫu máu đầu tiên.<br /> + Không ăn trong thời gian tiến hành<br /> nghiệm pháp, có thể uống nước.<br /> + Một mẫu máu tĩnh mạch đầu tiên khi<br /> thai phụ đến khám, đây là giá trị glucose<br /> máu lúc đói.<br /> + Sau đó, thai phụ được uống 75 g<br /> glucose pha trong 250 - 300 ml nước và<br /> uống trong vòng 5 phút. Thu thập mẫu<br /> máu tĩnh mạch ở thời điểm 1 giờ, 2 giờ.<br /> - Làm các xét nghiệm và thăm dò chức<br /> năng thường quy tại bệnh viện: công thức<br /> máu, glucose, HbA1c, C-peptid, lipid máu,<br /> nước tiểu, siêu âm thai…<br /> - Định lượng glucose máu:<br /> <br /> - Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br /> cắt ngang.<br /> <br /> + Phương pháp: bằng phương pháp<br /> enzym đo màu.<br /> <br /> - Nội dung nghiên cứu: đối tượng<br /> nghiên cứu được hỏi, thăm khám lâm<br /> sàng tỉ mỉ, phát hiện yếu tố nguy cơ, làm<br /> các xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò<br /> chức năng và đăng ký ghi hồ sơ nghiên<br /> cứu theo mẫu thống nhất.<br /> - Hỏi bệnh sử và khám tổng quát cơ<br /> quan: hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, đo cân<br /> nặng.<br /> <br /> + Nhận định kết quả: theo tiêu chuẩn<br /> ADA khuyến cáo dành cho phụ nữ mang<br /> thai [1].<br /> - Siêu âm thai: do bác sỹ chuyên khoa<br /> chẩn đoán hình ảnh thực hiện: tính tuần<br /> tuổi thai, trọng lượng thai, nhịp tim thai,<br /> chỉ số ối.<br /> - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS<br /> 16.0.<br /> 129<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Bảng 1: Một số chỉ số lâm sàng và xét nghiệm của BN ĐTĐTK.<br /> Rối loại lipid máu và tăng huyết áp<br /> <br /> Số lƣợng (n = 45)<br /> <br /> Cân nặng mẹ hiện tại (kg)<br /> <br /> 63,22 ± 10,24<br /> <br /> Tuổi mẹ (tuổi)<br /> <br /> 30,8 ± 5,1<br /> <br /> Thời gian mang thai (tuần)<br /> <br /> 29,5 ± 4,8<br /> <br /> Trọng lượng thai (gam)<br /> <br /> 1657,4 ± 893,9<br /> <br /> Nhịp tim thai (nhịp/phút)<br /> <br /> 148,8 ± 4,5<br /> <br /> HbA1c (%)<br /> <br /> 5,52 ± 0,91<br /> <br /> C-peptid (nmol/l)<br /> <br /> 1,15 ± 0,66<br /> <br /> Insulin (pmol/l)<br /> <br /> 115,9 ± 79,7<br /> <br /> Cholesterol (mmol/l)<br /> <br /> 5,27 ± 0,91<br /> <br /> Triglycerid (mmol/l)<br /> <br /> 2,93 ± 1,47<br /> <br /> HDL-C (mmol/l)<br /> <br /> 1,56 ± 0,41<br /> <br /> LDL-C (mmol/l)<br /> <br /> 2,87 ± 1,41<br /> <br /> Thời gian mang thai trung bình 29,5 ± 4,8 tuần, tuổi mẹ trung bình 30,8 ± 5,1 tuổi.<br /> Bảng 2: Nồng độ glucose máu trung bình và tỷ lệ rối loạn glucose ở các thời điểm làm<br /> nghiệm pháp dung nạp glucose.<br /> Số lƣợng (n = 45)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> ≥ 5,1<br /> <br /> 29<br /> <br /> 64,4<br /> <br /> < 5,1<br /> <br /> 16<br /> <br /> 35,6<br /> <br /> Glucose máu<br /> <br /> Thời điểm M0 (mmol/l)<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Thời điểm M1 (mmol/l)<br /> <br /> 5,39 ± 0,87<br /> <br /> ≥ 10,0<br /> <br /> 36<br /> <br /> 80,0<br /> <br /> < 10,0<br /> <br /> 9<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Thời điểm M2 (mmol/l)<br /> <br /> 10,94 ± 1,73<br /> <br /> ≥ 8,5<br /> <br /> 33<br /> <br /> 73,3<br /> <br /> < 8,5<br /> <br /> 12<br /> <br /> 26,7<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 10,35 ± 3,42<br /> <br /> Tỷ lệ BN ĐTĐTK có tăng glucose máu ở thời điểm M1 cao nhất (80,0%), thời điểm<br /> M0 thấp nhất (64,4%).<br /> 130<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> <br /> Bảng 3: Đặc điểm rối loạn glucose máu của nhóm BN ĐTĐTK.<br /> Thời điểm rối loạn glucose máu<br /> <br /> Số lƣợng (n = 45)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 16<br /> <br /> 35,6<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 21<br /> <br /> 46,6<br /> <br /> Tăng M1, M2<br /> <br /> 10<br /> <br /> 22,2<br /> <br /> Tăng M0, M1<br /> <br /> 7<br /> <br /> 15,6<br /> <br /> Tăng M0, M2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8,8<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 8<br /> <br /> 17,8<br /> <br /> Tăng ở M0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4,4<br /> <br /> Tăng ở M1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> Tăng ở M2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> Tăng glucose ở cả M0, M1, M2<br /> <br /> Tăng glucose ở 2 trong 3 thời điểm<br /> <br /> Tăng glucose máu ở 1 thời điểm<br /> <br /> Đa số BN có tăng glucose máu ở 2 thời điểm (46,6%), tỷ lệ BN chỉ tăng glucose<br /> máu ở 1 thời điểm thấp nhất (17,8%).<br /> Bảng 4: Mối tương quan giữa nồng độ glucose máu với một số chỉ số lâm sàng.<br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> M0 (n = 45)<br /> <br /> M1 (n = 45)<br /> <br /> M2 (n = 45)<br /> <br /> r<br /> <br /> 0,41<br /> <br /> 0,08<br /> <br /> 0,12<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> r<br /> <br /> 0,46<br /> <br /> 0,10<br /> <br /> 0,21<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> r<br /> <br /> -0,33<br /> <br /> 0,04<br /> <br /> -0,08<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> r<br /> <br /> -0,08<br /> <br /> -0,16<br /> <br /> 0,04<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> r<br /> <br /> 0,39<br /> <br /> 0,20<br /> <br /> -0,13<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thời gian mang thai (tuần)<br /> <br /> Trọng lượng thai (kg)<br /> <br /> Tim thai (lần/phút)<br /> <br /> Tuổi mẹ (năm)<br /> <br /> Cân nặng mẹ hiện tại (kg)<br /> <br /> - Nồng độ glucose máu ở M0 tương quan thuận với tuổi thai, trọng lượng thai, cân<br /> nặng mẹ hiện tại (p < 0,05).<br /> - Chưa thấy mối tương quan giữa glucose máu ở M1 và M2 với các yếu tố của mẹ<br /> và thai nhi (p > 0,05).<br /> 131<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2