Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT HẠ MI BẰNG VẬT CHÊM TỰ THÂN<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ CO RÚT MI TRÊN LIÊN QUAN TUYẾN GIÁP<br />
Võ Thị Bảo Châu*, Lê Minh Thông*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ban đầu của phẫu thuật hạ mi bằng cách ghép sụn vành tai điều trị các bệnh<br />
nhân co rút mi trên liên quan tuyến giáp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu quan sát hàng loạt 23 mắt được chẩn đoán co rút mi trên<br />
liên quan tuyến giáp mức độ vừa và nặng. Các bệnh nhân này được phẫu thuật hạ mi trên bằng phương pháp<br />
ghép sụn vành tai tự thân tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Số liệu được thu thập trước và sau mổ trong thời<br />
gian theo dõi trung bình là 6 tháng.<br />
Kết quả: Trong suốt khoảng thời gian theo dõi, hơn 90% triệu chứng trước mổ cải thiện: mi hạ tốt<br />
(95,65%); cải thiện hở mi (100%). Tồn tại co rút mi phía thái dương chỉ xảy ra trong 13.04%. Biến chứng viêm<br />
giác mạc chiếm 8,68%; không có trường hợp nào bị sụp mi hay thải ghép, chỉ có 1 trường hợp tái phát, chiếm tỉ lệ<br />
4,34%.<br />
Kết luận: Ghép sụn tai tự thân là một phẫu thuật an toàn và hiệu quả cao để điều trị co rút mi trên liên<br />
quan tuyến giáp. Phương pháp này đem lại kết quả tốt về thẩm mỹ và cải thiện đáng kể bệnh lý giác mạc do bệnh<br />
lý co rút mi gây ra.<br />
Từ khoá: co rút mi trên liên quan tuyến giáp, vật chêm tự thân.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON THE SURGERY FOR TREATMENT THYROID RELATED UPPER EYELID<br />
RETRACTIONBY USING AUTOLOGOUS SPACERS<br />
Vo Thi Bao Chau, Le Minh Thong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 74 - 79<br />
Purpose: To review the outcome of upperlid lowering by using auricular cartilage as the spacer for thyroidrelated upper eyelid retraction.<br />
Methods: this was a case series study of 23 eyes which were diagnosed medium/severe graded thyroidrelated upper eyelid retraction. The patients were operated at Hochiminh Eye Hospital, using auricular cartilage<br />
as the spacer to lower upperlid. Data were collected before and during 6 months after the surgery.<br />
Result: More than 90% of preoperative symptoms improved: good upperlid lowering (95.65%),<br />
lagophthalmos improved(100%). There were 13.04% of eyes which remained lateral upper eyelid retraction.<br />
Complications were keratopathy (8.68%), graft extrusion (0%), ptosis (0%). Only 1 eye were recurrent (4.34%).<br />
Conclusion: Upperlid lowering by using auricular cartilage as the spacer is a safe and effective method to<br />
treat thyroid-related upper eyelid retraction. It brings good cosmetic results and improves keratopathy because of<br />
upperlid retraction.<br />
Keywords: thyroid related upper eyelid retraction, autologous spacer.<br />
<br />
*Bộ Môn Mắt, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS Võ thị Bảo Châu<br />
ĐT: 0934850762<br />
<br />
74<br />
<br />
Email: bchaupearly@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Co rút mi trên được định nghĩa là sự nâng<br />
lên vượt khỏi vị trí bình thường của mi trên ở tư<br />
thế nhìn nguyên phát (bình thường, ở tư thế<br />
nhìn thẳng về phía trước, mí trên che cực trên<br />
giác mạc 2mm kể từ rìa 12h của giác mạc). Co<br />
rút mi trên có thể do nhiều nguyên nhân, trong<br />
đó, nguyên nhân thường nhất là do bệnh tuyến<br />
giáp. Trong bệnh lý co rút mi trên liên quan<br />
tuyến giáp, các yếu tố góp phần gây bệnh bao<br />
gồm cường hoạt giao cảm cơ Muller, xơ hóa,<br />
tăng hoạt của phức hợp cơ nâng mi thứ phát sau<br />
cường cơ trực dưới(4,5). Điều trị co rút mi trên<br />
không những cải thiện được khía cạnh thẩm mỹ<br />
của bệnh nhân, làm cho mắt họ không còn vẻ dữ<br />
dằn do trợn mi, mà còn bảo vệ được giác mạc<br />
của bệnh nhân. Phẫu thuật được lên đặt ra khi<br />
tình trạng bệnh ổn định, chức năng tuyến giáp<br />
của bệnh nhân bình thường và tình trạng co rút<br />
mi trên không thay đổi từ 6 tháng trở lên.<br />
Có nhiều phương pháp phẫu thuật được sử<br />
dụng để điều trị co rút mi trên(7,6,4). Các phương<br />
pháp tiếp cận theo lối trước gồm lùi cơ nâng mi<br />
có kèm hoặc không kèm chỉ cố định, rạch/cắt cơ<br />
Muller, mở cơ vùng rìa, rạch mí toàn phần từng<br />
bậc, và Z-plasty. Các phương pháp tiếp cận cơ<br />
Muller và cơ nâng mi theo lối sau (hay lối kết<br />
mạc) cũng đã được báo cáo và điều chỉnh. Các<br />
phương pháp này khá đa dạng về mức độ hiệu<br />
quả ban đầu và về sau dù bệnh nền (bệnh tuyến<br />
giáp) ổn định. Có giả thuyết cho rằng các<br />
phương pháp này tạo một chỗ khuyết ở mi trên,<br />
từ đó thúc đẩy quá trình lành vết thương gây<br />
xúc tiến cho sự co rút. Do đó, với một vật chêm<br />
được đặt giữa bề mặt cân cơ nâng mi và bờ trên<br />
sụn mi làm giá đỡ, tiến trình co rút này có thể<br />
được hạn chế.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá<br />
hiệu quả của phẫu thuật hạ mi trong bệnh lý co<br />
rút mi trên liên quan tuyến giáp bằng phương<br />
pháp ghép vật chêm là sụn vành tai – một vật<br />
liệu tự thân khá dễ lấy, ít gây biến chứng và biến<br />
dạng thẩm mỹ tại vị trí lấy sụn cũng như bản<br />
thân mảnh sụn ghép dẻo nhưng vẫn có độ cứng<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
vừa đủ để duy trì hình dạng cũng như hiệu quả<br />
hạ mi sau ghép.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu<br />
trên 17 bệnh nhân độ tuổi từ 24 đến 72, gồm 8<br />
nam, 9 nữ với tổng số mắt là 23, gồm 9 mắt<br />
phải và 14 mắt trái. Trong số đó, 6 bệnh nhân<br />
được phẫu thuật 2 mắt, 11 bệnh nhân được<br />
phẫu thuật 1 mắt.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn gồm các bệnh nhân co<br />
rút mi trên liên quan tuyến giáp mức độ trung<br />
bình và nặng có mức độ co rút mi ổn định từ 6<br />
tháng trở lên với chức năng tuyến giáp ổn định.<br />
<br />
Phân loại mức độ co rút mi trên dựa theo<br />
MRD(2)<br />
- Co rút nhẹ: MRD ≤5mm.<br />
- Co rút trung bình: 5mm7mm.<br />
Tất cả bệnh nhân đều được khám trước và<br />
sau phẫu thuật bởi cùng một người, được phẫu<br />
thuật bởi cùng một phẫu thuật viên. Bệnh sử về<br />
co rút mi trên được khai thác kỹ, ghi nhận cả<br />
những triệu chứng thường gặp của bệnh giác<br />
mạc do hở mi như: khô mắt, cảm giác kích thích,<br />
nóng rát, cộm, chảy nước mắt, nhìn mờ, sợ ánh<br />
sáng. Khám trước mổ đánh giá mức độ co rút mi<br />
trên, độ hở mi, tình trạng giác mạc và các biểu<br />
hiện mắt liên quan tuyến giáp khác, nếu có.<br />
Bệnh nhân được tiến hành làm xét nghiệm đánh<br />
giá chức năng tuyến giáp gồm fT3, fT4, TSH,<br />
TRAb; siêu âm tuyến giáp, siêu âm và CT scan<br />
hốc mắt đánh giá sự phì đại cơ trực và tình trạng<br />
thị thần kinh. Phẫu thuật hạ mí được tiến hành<br />
sau các phẫu thuật giải áp hốc mắt và chỉnh lé<br />
trong trường hợp bệnh nhân có chỉ định.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Các bệnh nhân được chia làm 2 lô ngẫu<br />
nhiên, cùng ghép sụn vành tai nhưng lô 1 tiếp<br />
cận theo lối trước (đường da) và lô 2 được tiếp<br />
cận qua lối sau (đường kết mạc).<br />
<br />
Lấy sụn sau tai<br />
- Gây tê dưới da mặt sau tai.<br />
<br />
75<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
- Rạch da, bóc tách để lộ tấm sụn.<br />
- Dùng lưỡi dao 11 và kéo phẫu tích để lấy<br />
sụn theo kích thước: chiều dài 20mm x độ cao<br />
(độ lộ củng mạc + 3mm).<br />
- Khâu da sau tai với chỉ Silk 7.0.<br />
<br />
Kỹ thuật ghép sụn<br />
- Lật ngược mi trên.<br />
- Gây tê vào chỗ kết mạc cùng đồ.<br />
- Bóc tách kết mạc khỏi bờ trên sụn mi và<br />
khỏi cơ Muller về phía cùng đồ trên.<br />
- Dùng cặp kẹp phức hợp cân cơ và cơ<br />
Muller, cắt rời khỏi bờ trên sụn.<br />
- Khâu nối sụn tai chêm giữa sụn và phức<br />
hợp cân cơ-cơ Muller bằng chỉ Vicryl 6.0.<br />
- Khâu kết mạc trở lại bờ trên sụn mi để lót<br />
mặt trong của sụn ghép.<br />
Sau mổ, bệnh nhân được đánh giá lại sau 1<br />
tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Các điểm cần<br />
lưu ý khi tái khám bệnh nhân là: độ hạ của mi<br />
trên, mức độ hở mi, sự thuyên giảm của bệnh<br />
giác mạc hay các triệu chứng khác kèm theo<br />
trước mổ, biến chứng. Yếu tố thẩm mỹ như sự<br />
cân xứng giữa 2 mắt, độ cao nếp mí đôi và vị trí<br />
lấy sụn cũng được xem xét kỹ khi tái khám. Bờ<br />
mi được đánh giá chủ yếu dựa trên sự bảo toàn<br />
được bề cong bình thường hay không. Khi tái<br />
khám mảnh ghép, chú ý đến vấn đề mảnh ghép<br />
có bị thải hay co rút hay không.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả(4)<br />
* Đánh giá phục hồi chức năng che chở nhãn<br />
cầu: độ hạ mi sau mổ, từng thời điểm tái khám<br />
(1 tháng, 3 tháng, 6 tháng) và độ tái phát bằng trị<br />
số MRD (marginal reflex distance – khoảng cách<br />
điểm phản quang so với bờ mi).<br />
<br />
- Đạt yêu cầu: 3,5mm≤MRD≤5mm.<br />
- Thái quá: 2,5mm≤MRD5mm.<br />
<br />
76<br />
<br />
* Đánh giá phục hồi thẩm mỹ với sự cân<br />
xứng bề cao khe mi 2 bên qua trị số dMRD (hiệu<br />
số sai biệt bề cao khe mi 2 bên):<br />
<br />
- Tốt: 0mm≤dMRD