Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH HÌNH NHIỄM TRÙNG DA VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH<br />
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP NĂM 2009<br />
Nguyễn Thanh Hương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đối tượng: Bệnh nhân bị Nhiễm trùng da nằm tại Nội Tổng Hơp năm 2009.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình nhiễm trùng da và vấn đề sử dụng kháng sinh tại Nội Tổng Hợp<br />
năm 2009.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Khảo sát 142 Nhiễm trùng da, nam 60,6%, 69% từ 1-5 tuổi, 59,5% ở thành phố 74,7% nhiễm<br />
trùng da đơn thuần (không đi kèm thêm 85,1% kháng sinh dùng đường tiêm mạch; 78% kháng sinh dùng<br />
đường tĩnh mạch nhưng bạch cầu và CRP máu không tăng; Kinh phí cho một trường hợp nhiễm trùng da dùng<br />
kháng sinh tiêm mạch là 743820, nếu truyền tĩnh mạch là 3579000. Thời gian nằm viện nếu dùng thuốc uống là<br />
422, tiêm mạch là 5,93 ngày còn truyền tĩnh mạch là 10 ngày.<br />
Kết luận: Nhiễm trùng da là bệnh thường gặp, vấn đề sử dụng kháng sinh cần cân nhắc để hiệu quả, an<br />
toàn, kinh tế.<br />
Từ khóa: Nhiễm trùng da.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SKIN INFECTION AND USING ANTIBIOTIC IN DEPARTEMENT GENERAL OF CHILDREN‘S<br />
HOSPITAL 2 IN 2009<br />
Nguyen Thanh Huong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 73 - 77<br />
Objective: To study skin infection and using antibiotic in departement general of hospital pediatric number<br />
2 in 2009.<br />
Methods: Descriptive study.<br />
Results: There are 142 children skin infection; male 60.6%; 69% from 1- ≤5 years; 74.7% only skin infection<br />
(not add diseases difference); 85.1% to treat antibiotic by intraveinnous;78% to treat antibiotic by intraveinnous<br />
but white cell blood and CRP no increase. The cost of a case of skin infection treatment is 743 820 VND if using<br />
antibiotic injection and 3 579 000 if using antibiotic perfusion. Duration of hospital stay if using drugs by oral,<br />
injection and perfusion are 4.22 days, 5.93 days and 10 days.<br />
Conclusion: Skin infection is very common. Treatment by antibiotic should be considered carefully to be<br />
effective, safety and economic.<br />
Key words: Skin infection<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Qua khảo sát mô hình bệnh tật tại Khoa Nội<br />
Tổng Hợp năm 2007 cho thấy bệnh da và mô<br />
dưới da đứng hàng thứ 4 (5,2%). Kinh phí điều<br />
trị cho bệnh này đứng hàng thứ 3 trong 10 bệnh<br />
* Bệnh viện Nhi đồng 2<br />
Tác giả liên lạc: BSCK2 Nguyễn Thanh Hương,<br />
<br />
thường gặp tại Khoa Nội Tổng Hợp. Tình hình<br />
nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy tỉ<br />
lệ nhiễm trùng da ở các nước đang phát triển<br />
còn chiếm tỉ lệ khá cao, nhất là ở Việt Nam.<br />
<br />
ĐT:0903330294, Email:drngantran@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát tình hình nhiễm trùng da và vấn đề<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hồ sơ không đầy đủ hoặc đang điều trị<br />
chuyển khoa khác (VD: Chuyển Khoa Dịch Vụ).<br />
<br />
sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội Tổng Hợp<br />
<br />
Thu thập dữ liệu<br />
<br />
năm 2009.<br />
<br />
Liệt kê biến số<br />
Nhiễm trùng da theo ICD 10: L02, L03, L04,<br />
L05, L08.<br />
Giới: Nam, Nữ.<br />
Tuổi: 1 tháng - < 1 tuổi, 1 tuổi - < 5 tuổi, 5 tuổi<br />
- 15 tuổi.<br />
Địa chỉ:<br />
- Tỉnh<br />
- Thành phố: Nội thành<br />
- Ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ,<br />
Duyên Hải, Thủ Đức, Nhà Bè.<br />
Thời gian điều trị: Từ lúc nhập khoa đến khi<br />
xuất viện.<br />
Bạch cầu máu tăng khi ≥ 15.000/m3; CRP<br />
trong máu tăng ≥ 20mg/l<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhiễm trùng da<br />
tại Khoa Nội Tổng Hợp: Tuổi, giới, địa chỉ.<br />
Xác định tỉ lệ nhiễm trùng da tại Khoa Nội<br />
Tổng Hợp theo ICD 10.<br />
Xác định tỉ lệ nhiễm trùng da, điều trị một<br />
loại kháng sinh, 2 loại kháng sinh, từ 3 loại<br />
kháng sinh trở lên.<br />
Xác định tỉ lệ nhiễm trùng da sử dụng kháng<br />
sinh uống.<br />
Xác định tỉ lệ nhiễm trùng da sử dụng kháng<br />
sinh chích.<br />
Xác định tỷ lệ:<br />
- Bạch cầu máu, CRP tăng, dùng kháng sinh<br />
chích<br />
- Bạch cầu máu, CRP không tăng dùng<br />
kháng sinh chích.<br />
Kinh phí cho một trường hợp nhiễm trùng da:<br />
- Sử dụng kháng sinh uống<br />
- Sử dụng kháng sinh chích.<br />
Thời gian nằm viện của nhiễm trùng da.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu<br />
Tất cả trẻ nhập Khoa Nội Tổng Hợp 2009<br />
được chẩn đoán là nhiễm trùng da theo ICD 10.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Xử lý và phân tích dữ liệu: Dựa trên phần<br />
mềm Epidata.<br />
<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
Trong nước<br />
Tình hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện<br />
tỉnh Daklak trong 3 năm 1999-2001 của bác sĩ<br />
Nguyễn Hữu Huyên cho thấy bệnh tật chủ yếu<br />
vẫn do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cao nhất từ 0<br />
– 4 tuổi trong đó có cả nhiễm trùng từ da.<br />
Trong nghiên cứu của Trương Công Đầy<br />
năm 2002 – 2003 tại khoa Nhi bệnh viện Đa Khoa<br />
Tiền Giang, nhiễm trùng da đứng hàng thứ 5.<br />
Còn theo Lê Thị Tập khảo sát mô hình bệnh tật<br />
trẻ em tại khoa Nhi bệnh viện Bạc Liêu năm<br />
2003, cho thấy bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh<br />
trùng đứng hàng đầu, nhiễm trùng da đứng<br />
hàng thứ 4.<br />
<br />
Nước ngoài<br />
Theo tác giả Joseph G. Morelli 17% bệnh<br />
nhân tới khám tại Mỹ là bị nhiễm trùng da trong<br />
đó chủ yếu là chốc, kế đó là nhọt và viêm mô<br />
<br />
2Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
dưới da. Tác giả Dennis L.Stevens cũng có nhận<br />
xét tương tự và nguyên nhân chủ yếu là do<br />
Staphylococcus aureus.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm trùng da và kháng sinh điều trị<br />
Kháng sinh uống:<br />
- Amoxicillin: 5 (3,5%)<br />
- Augmentin: 2 (1,4%)<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
<br />
- Ceclor: 1 (0,7%)<br />
<br />
Của nhiễm trùng da tại Khoa Nội Tổng Hợp<br />
qua 142 trường hợp nhiễm trùng da điều trị tại<br />
Khoa Nội Tổng Hợp năm 2009.<br />
<br />
- Erythromycin: 2 (1,47%)<br />
- Oxacillin: 7 (2,8%)<br />
Kháng sinh chích:<br />
<br />
Giới:<br />
<br />
- Cefotaxim: 2 (1,4%)<br />
<br />
- Nam: 86 (60,6%)<br />
<br />
- Cefotaxim + Amikacin: 1 (0,7%)<br />
<br />
- Nữ: 56 (39,4%)<br />
<br />
- Cefotaxim + Oxalipen: 5 (3,5%)<br />
<br />
Tuổi:<br />
<br />
- Oxalipen: 112 (78,9%)<br />
<br />
- 1tháng – < 1 tuổi: 36 (25,4%)<br />
<br />
- Oxalipen + Zinnat + Erythromycin: 1 (0,7%)<br />
<br />
- 1 tuổi - < 5 tuổi: 96 (69%)<br />
- > 5 tuổi – 15 tuổi: 8 (5,6%)<br />
Địa chỉ:<br />
- Tỉnh: 49 (34,5%)<br />
- Thành phố:<br />
+ Nội thành: 70 (49,3%)<br />
+ Ngoại thành: 23 (10,2%)<br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm trùng da (ICD 10)<br />
L02: Nhọt 115 (81%)<br />
L03: Viêm mô tế bào: 12 (8,5%)<br />
L08: Nhiễm trùng da và mô dưới da khu trú<br />
khác 14 (9,9%)<br />
L30: Viêm da khác 1 (0,7%)<br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm trùng da có bệnh đi kèm:<br />
Nhiễm trùng da đơn thuần: 106 (74,7%)<br />
Nhiễm trùng da + viêm đường hô hấp trên:<br />
11 (7,7%)<br />
Nhiễm trùng da + viêm đường hô hấp dưới:<br />
6 (4,2%)<br />
Nhiễm trùng da + tiên chảy: 9 (6,3%)<br />
Nhiễm trùng da + nhiễm EBV, CMV: 2<br />
(1,4%)<br />
Nhiễm trùng da + sốt co giật: 3 (2,1%)<br />
Nhiễm trùng da + rối loạn tiêu hóa: 2 (1,4%)<br />
Nhiễm trùng da + suy dinh dưỡng: 1 (0,7%)<br />
Nhiễm trùng da + abces hạch: 1 (0,7%)<br />
<br />
Đường dùng của kháng sinh<br />
Bạch<br />
Đường dùng<br />
cầu máu Uống Tiêm<br />
Tổng<br />
Tiêm<br />
Truyền<br />
CRP<br />
bắp<br />
mạch tĩnh mạch cộng<br />
máu<br />
Không<br />
13 0 (0,0%)<br />
46<br />
0 (0,0%)<br />
59<br />
tăng<br />
(9,2%)<br />
(32,6%)<br />
(41,8%)<br />
Tăng 6 (4,3%) 1 (0,7%)<br />
74<br />
1 (0,7%)<br />
82<br />
(52,5%)<br />
(58,2%)<br />
<br />
Tỉ lệ Bạch cầu máu + CRP tăng và đường<br />
dùng kháng sinh<br />
Bạch cầu, CRP máu không tăng:<br />
- Uống: 13 (22%)<br />
- Tiêm bắp: 0 (0%)<br />
- Tiêm mạch: 46 (78%)<br />
Bạch cầu, CRP máu tăng:<br />
- Uống: 6 (7,3%)<br />
- Tiêm bắp: 1 (1,2%)<br />
- Tiêm mạch + truyền tĩnh mạch: 75 (91,4%)<br />
Sử dụng 1 kháng sinh: 79 (96%)<br />
Bạch cầu<br />
Số kháng sinh dùng<br />
máu<br />
1 loại kháng<br />
2 loại<br />
3 loại<br />
CRP máu<br />
sinh<br />
kháng sinh kháng sinh<br />
Không tăng 58 (40,8%)<br />
Tăng<br />
79 (55,6%)<br />
<br />
1 (0,7%)<br />
3 (2,1%)<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
1 (0,7%) 60 (42,3%)<br />
0 (0,0%) 82 (57,7%)<br />
<br />
Kinh phí cho một trường hợp nhiễm trùng<br />
da<br />
Sử dụng kháng sinh uống: 487.470 đồng.<br />
Sử dụng kháng sinh tiêm bắp: 575.000 đồng.<br />
<br />
Nhiễm trùng da + chấn thương mặt: 1 (0,7%)<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
Sử dụng kháng sinh tiêm mạch: 743.820<br />
đồng.<br />
Sử dụng kháng sinh truyền đường tĩnh<br />
mạch: 3.579.000 đồng.<br />
<br />
Thời gian nằm viện của nhiễm trùng da<br />
Dùng kháng sinh:<br />
- Uống: 4,22 ngày<br />
- Tiêm bắp: 5 ngày<br />
- Tiêm mạch: 5,93 ngày<br />
- Truyền tĩnh mạch: 10 ngày<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Qua khảo sát 142 trường hợp nhiễm trùng<br />
da tại Khoa Tổng Hợp cho thấy: Nam nhiều hơn<br />
nữ (60,6% so với 39,4%) đa phần từ 1 đến 5 tuổi<br />
(69%) lứa tuổi chưa tự chủ vệ sinh được phù hợp<br />
với nghiên cứu của Trương Công Đầy(12) và<br />
Nguyễn Thị Tập(4).<br />
Đa phần ở nội thành có thể do địa bàn của<br />
bệnh viện chủ yếu là nhận bệnh từ các quận lân<br />
cận, tỉ lệ nhiễm trùng da đơn thuần là 74,7%.<br />
Tuy nhiên nhiễm trùng da có thể kèm theo nhiều<br />
bệnh lý khác đặc biệt là nhiễm trùng đường hô<br />
hấp, điều này phù hợp với nghiên cứu của các<br />
tác giả trong và ngoài nước(1,2,4,8,11,12,14) vì trẻ em ở<br />
lứa tuổi này đứng hàng đầu là bệnh lý nhiễm<br />
trùng(6).<br />
Qua nghiên cứu của chúng tôi có:<br />
- 21 trường hợp (14,79%) sử dụng kháng sinh<br />
đường uống<br />
- 118 trường hợp (0,7%) sử dụng kháng sinh<br />
tiêm bắp<br />
- 118 trường hợp (83,1%) sử dụng kháng sinh<br />
tiêm mạch<br />
- 1 trường hợp (0,7%) phải truyền tĩnh mạch.<br />
Tuy nhiên còn nhiều trường hợp giữa lâm<br />
sàng, cận lâm sàng với điều trị chưa phù hợp:<br />
Trong đó có 46 trường hợp (32,6%), mặc dù CRP<br />
và bạch cầu máu không tăng cũng vẫn được sử<br />
dụng kháng sinh đường tĩnh mạch. Có 1 trường<br />
hợp CRP, bạch cầu máu không tăng nhưng sử<br />
dụng tới 3 loại kháng sinh (Cefotaxim, Zinnat,<br />
Erythromycin).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong khi đó kinh phí điều trị cho một<br />
trường hợp nhiễm trùng da dùng kháng sinh<br />
uống là 487.470 đồng, tiêm bắp là 575.000 đồng,<br />
tiêm tĩnh mạch 743.820 đồng. Đặc biệt cho<br />
những trường hợp phải truyền tĩnh mạch thì<br />
kinh phí rất cao: 3.579.000 đồng.<br />
Thời gian nằm viện cho các nhiễm trùng da<br />
nếu dùng kháng sinh đường uống: 4,2 ngày,<br />
tiêm bắp 5 ngày, tiêm mạch 5,93 ngày và truyền<br />
tĩnh mạch 10 ngày. Điều này cũng phù hợp vì<br />
thường bệnh phải chích kháng sinh mạch liều<br />
cao thường là những bệnh nhi nặng và cũng<br />
chứng tỏ rằng đối với nhiễm trùng da không thể<br />
coi thường nó sẽ diễn tiến nặng, có thể phối hợp<br />
với các bệnh khác và đặc biệt nó làm cho tốn<br />
kém về tiền bạc mà còn tốn cả thời gian.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nhiễm trùng da là một bệnh thường gặp<br />
đứng hàng thứ 4 trong 10 bệnh thường gặp tại<br />
Khoa Nội Tổng Hợp (Nguyễn Thanh Hương,<br />
“Mô hình bệnh tật”(9).<br />
Thường gặp ở nam (60,6%), nhiều hơn nữ<br />
(39,4%), đa phần ở lứa tuổi từ 1 đến dưới 5<br />
tuổi (69%), phần lớn ở thành phố (59,5%).<br />
Trong đó 71,7% nhiễm trùng da đơn thuần,<br />
phần còn lại nhiễm trùng da có thể kèm với<br />
một bệnh lý khác.<br />
Kháng sinh hiện giờ vẫn còn sử dụng khá<br />
hiệu quả với nhiễm trùng da vẫn là Oxalipen<br />
(cả uống và chích) nghiên cứu của chúng tôi<br />
là 78,9%.<br />
Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cần được<br />
cân nhắc hơn vì có tới 46 trường hợp (32,6%0 CRP<br />
và bạch cầu máu không tăng nhưng vẫn sử dụng<br />
kháng sinh đường tiêm mạch.<br />
Kinh phí cho một trường hợp nhiễm trùng<br />
da nếu sử dụng kháng sinh uống: 487.470 đồng,<br />
tiêm bắp 575.000 đồng, tiêm mạch 743.820 đồng,<br />
đặc biệt sử dụng kháng sinh truyền đường tĩnh<br />
mạch 3.579.000 đồng và thời gian nằm viện của<br />
nhiễm trùng da cũng tỉ lệ thuận với đường dùng<br />
kháng sinh.<br />
<br />
4Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Cần giáo dục cho các bà mẹ trên các phương<br />
tiện truyền thông, tại các nhà trẻ, mẫu giáo cách<br />
vệ sinh cá nhân, vệ sinh da khi có tổn thương để<br />
làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng da nhất là nhiễm<br />
trùng da nặng.<br />
Cần có phác đồ chuẩn để hướng dẫn cách<br />
sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng da vì<br />
nó còn phụ thuộc cảm nhận của bác sỹ trước<br />
người bệnh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
14.<br />
<br />
Bộ Y Tế (2000), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD<br />
10), NXB Y Học Hà Nội.<br />
Đào Ngọc Diễn và cs (1981 – 1990),”Mô hình bệnh tật suy dinh<br />
dưỡng trẻ em tại Viện Nhi”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu<br />
khoa học viện BVSKTE, tr.75 – 86.<br />
Đoàn Thị Minh Thúy (2000-2004) “Mô hình bệnh tật và tử<br />
vong tại bệnh viện đa khoa khu vực Xuân Lộc”.<br />
Lê Thị Tập (2003) “Mô hình bệnh tật và tử vong trẻ em tại bệnh<br />
viện đa khoa tỉng Bạc Liêu”.<br />
Lê Văn Thiềng, Đinh Thị Hiền (1991 – 1993), “Mô hình bệnh tật<br />
và tử vong tại bệnh viện bảo vệ sức khỏe trẻ em”. Tạp chí Y<br />
học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 5 (4), tr. 165 – 174.<br />
Mai Văn Thành và cs (2001). “Mô hình bệnh tật và tử vong tại<br />
khoa nhi Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai trong vòng 10 năm<br />
(1991 – 2000)”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản<br />
tập 5 (4), tr. 165 – 174.<br />
Nguyễn Hữu Huyên (2002), “Nghiên cứu tình hình bệnh tật và<br />
tử vong trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đalak trong 3 năm<br />
(1999 – 2001)”. Hội nghị Nhi khoa toàn quốc, tr. 36 – 42.<br />
Nguyễn Thanh Hương và cs (2007). “Khảo sát tình hình bệnh<br />
tật tại Nội Tổng Hợp năm 2007”<br />
Nguyễn Thu Nhạn và CS (1980 – 1985), “Điều tra cơ bản về<br />
tình sức khỏe và bệnh tật trẻ em ở Tây Nguyên và hậu Giang”.<br />
Kỷ yếu viện BVBMTE, tr. 14 – 21.<br />
Tô Văn Hải, Vũ Thúy Hồng (2000), “Cơ cấu bệnh tật và yếu tố<br />
liên quan tới các bệnh thường gặp tại khoa Nhi Bệnh viện<br />
Thanh Nhàn trong 3 năm (1997 – 1999)”. Hội nghị Nhi khoa<br />
toàn quốc, tr. 43 – 50<br />
Trương Thị Thanh Ngân (2000), “Tình hình bệnh tật và tử<br />
vong trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Đalak trong 5 năm (1995 –<br />
1999)”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản<br />
Y học Hà Nội, tr. 27 – 40.<br />
Trương Công Đầy (2004), “Mô hình bệnh tật và tử vong trẻ em<br />
tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm<br />
2000 – 2002”. Luận án chuyên khoa cấp II.<br />
UNICEF (2000), “Adolescent health and development”, pp. 47<br />
– 48.<br />
UNICEF (2000), “Children health balance sheet”, pp. 20 – 25.<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
5<br />
<br />