Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012
lượt xem 12
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu khái niệm an ninh quốc gia nói chung và chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ nói riêng; nghiên cứu những nội dung cơ bản của năm bản Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ từ năm 1993 đến năm 2012; so sánh nội dung của các Chiến lược an ninh quốc gia để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản trong ưu tiên chiến lược của các chính quyền Mỹ trong giai đoạn này, đồng thời lý giải những tương đồng và khác biệt đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- PHẠM THỊ GIANG NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUỐC TẾ HỌC Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- PHẠM THỊ GIANG NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012 Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 60310206 LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUỐC TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Thủy Hà Nội2 - 2015
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô trong Khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian Cao học. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015 Học viên Phạm Thị Giang 3
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA VÀ NỘI DUNG CHÍNH CÁC CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ 11 1.1. Các khái niệm về an ninh quốc gia và khái niệm chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ 11 1.1.1. Các khái niệm về an ninh quốc gia 11 1.1.2. Khái niệm chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ 15 1.2. Nội dung chính các chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 18 1.2.1. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton 18 1.2.2. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush 25 1.2.3. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 của chính quyền Barack Obama 31 Chƣơng 2: SO SÁNH CÁC BẢN CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012 38 2.1. Trong xác định môi trƣờng chiến lƣợc 38 2.2. Trong xác định mục tiêu chiến lƣợc 46 2.3. Trên các lĩnh vực 47 2.3.1. Lĩnh vực kinh tế 47 2.3.2. Lĩnh vực an ninh - quân sự 52 2.3.3. Lĩnh vực đối ngoại 63 2.3.4. Lĩnh vực dân chủ, nhân quyền 80 4
- Chƣơng 3: NHẬN XÉT VỀ CHIẾN LƢỢC AN NINH CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012 VÀ XU HƢỚNG CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ TỪ SAU NĂM 2012 85 3.1. Những đặc điểm chính trong chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 85 3.1.1. Được định hướng bởi Đạo luật Goldwater-Nichols 85 3.1.2. Xuất phát từ bối cảnh chủ quan, khách quan 86 3.1.3. Mục tiêu chiến lược là bất biến 90 3.1.4. Biện pháp triển khai là vạn biến 91 3.2. Xu hƣớng chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012 94 3.2.1. Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ năm 2015 94 3.2.2. Những yếu tố chính tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia Mỹ 97 3.2.3. Xu hướng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ 101 KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 5
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ABM Anti-Ballistic Missile Treaty Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AGOA African Growth and Đạo luật Tăng trưởng và Cơ hội Opportunity Act Châu Phi AIIB Asian Infrastructure Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Investment Bank châu Á APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Cooperation - Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Asian Nations Á CTBT Comprehensive Nuclear Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt Test-Ban Treaty nhân toàn diện EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á EU European Union Liên minh Châu Âu FTAA Free Trade Area of Khu vực thương mại tự do Châu Americas Mỹ GATT Genaral Agreement Tax Hiệp định Chung về Thuế quan Trade và Thương mại GCC Gulf Cooperation Council Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế NAFTA North American Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Agreement Mỹ NATO North Atlantic Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây 6
- Organization Dương NGO Non-governmental Tổ chức phi chính phủ organization NPT Treaty of Non-Proliferation Hiệp ước không phổ biến vũ khí of Nuclear Weapons hạt nhân OAS Organization of American Tổ chức các quốc gia châu Mỹ States OSCE Organization for Security Tổ chức An ninh và Hợp tác châu and Co-operation in Europe Âu PSI Proliferation Security Sáng kiến An ninh chống phổ Initiative biến vũ khí hủy diệt hàng loạt RCEP Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Economic Partnership diện Khu vực START Strategic Arms Reduction Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến Treaty lược TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương T-TIP Transatlantic Trade and Hiệp định Đầu tư và Thương mại Investment Partnership xuyên Đại Tây Dương WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau Chiến tranh Lạnh, với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, trật tự thế giới hai cực không còn, thay vào đó là sự hình thành của trật tự thế giới đơn cực với Mỹ là siêu cường số một thế giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự. Mỹ có vai trò quan trọng trong các tổ chức chính trị quốc tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Mỹ giữ vai trò là người ra “luật chơi” trong các tổ chức kinh tế, tài chính và tiền tệ quốc tế, như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, trong giai đoạn từ sau Chiến tranh Lạnh cho đến những năm đầu thế kỷ 21, Mỹ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đe dọa đến lợi ích và an ninh quốc gia của Mỹ. Đó là những thách thức đến từ các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, chủ nghĩa khủng bố, suy thoái kinh tế, những bất cập trong chiến lược phát triển kinh tế, đối ngoại. Những thách thức cùng với những biến động lớn của tình hình thế giới tác động đến lợi ích toàn cầu của Mỹ. Vì vậy, các chính quyền Mỹ luôn điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng các mục tiêu an ninh quốc gia và các mục tiêu đối ngoại của Mỹ. Là một siêu cường thế giới, những chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ có sự tác động mạnh mẽ đến các khu vực, các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu so sánh Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 - 2012” sẽ góp phần làm sáng tỏ bản chất chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, sự điều chỉnh trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong giai 8
- đoạn này, phục vụ công tác nghiên cứu chiến lược toàn cầu của Mỹ nói chung và chính sách đối ngoại của Mỹ nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Do tầm quan trọng và phạm vi ảnh hưởng của chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, nên đây là một trong những chủ đề được các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và trên thế giới rất quan tâm. Ở nước ngoài, một số công trình xuất bản thành sách tiêu biểu là: Our New National Security Strategy: America Promises to Come Back, của James John Tritten, Nxb Greenwood Publishing Group, 1992; U.S. National Security Strategy in Southeast Asia: A Reappraisal, của Douglas D. Freeseman, Nxb D.D. Freeseman, 1995; U.S. National Security: Beyond The Cold War, của các tác giả David Jablonsky, Ronald Steel, Lawrence Korb, Morton H. Halperin, Robert Ellsworth, 1997; U.S. National Security Strategy: A New Era, Nxb DIANE Publishing, 2002; A New National Security Strategy in an Age of Terrorists, Tyrants, and Weapons of Mass Destruction: Three Options Presented as Presidential Speeches, của Lawrence J. Korb, Council on Foreign Relations, 2003; Ideas for America's Future: Core Elements of a New National Security Strategy, của Jeffrey P. Bialos, Johns Hopkins University, 2008; American National Security, của các tác giả Amos A. Jordan, William J. Taylor, Jr., Michael J. Meese, Suzanne C. Nielsen, Nxb JHU Press, 2009; New Directions in U.S. National Security; Strategy, Defense Plans, and Diplomacy: A Review of Official Strategic Documents, của Richard L. Kugler, Nxb NDU Press, 2011; US National Security Concerns in Latin America and the Caribbean: The Concept of Ungoverned Spaces and Failed States, của các tác giả Gary Prevost, Harry E. Vanden, Carlos Oliva Campos, Luis Fernando Ayerbe, Nxb Palgrave Macmillan, 2014… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã tập trung đề cập đến những nhân tố tác động đến chiến lược an 9
- ninh quốc gia của Mỹ; phân tích những nội dung cơ bản của chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ ở từng thời điểm; chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đối với từng lĩnh vực, từng khu vực trên thế giới. Ở trong nước, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cũng là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, vì thế, đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến chủ đề này ở những mức độ khác nhau. Một số công trình được xuất bản thành sách tiêu biểu là: Hoa Kỳ can dự và mở rộng của Lê Bá Thuyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997; Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 của Lê Linh Lan (chủ biên. Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí trong nước, tiêu biểu là “Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh của Mỹ: từ George Bush (cha) đến Bill Clinton”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 1/2001 của tác giả Hà Mỹ Hương; “Chiến lược an ninh Đông Á - Thái Bình Dương của Mỹ: từ Clinton đến Bush”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 8/2003, của Lê Linh Lan; “Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ và tác động của nó đến khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 11/2003, của Phạm Đức Thành; “Bàn về chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Số 6/2003, của Hoàng Anh Tuấn; “Mỹ và an ninh Đông Nam Á hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 6/2005 của tác giả Lê Đình Tĩnh; “Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ trong một thế giới đang thay đổi”, Tạp chí Cộng sản, Số 5/2010 của Lê Thế Mẫu. Các công trình này đã tập trung làm rõ sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ qua từng thời kỳ, từ chính quyền này đến chính quyền khác, những điểm mới của một chiến lược an ninh quốc gia so với bản trước đó. Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu và ấn phẩm khoa học kể trên, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được phản ánh trên nhiều khía cạnh, tập trung vào các chủ đề như quá trình hình thành chiến lược an ninh quốc gia 10
- Mỹ, những yếu tố tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia Mỹ, phân tích những nội dung cơ bản trong một chiến lược an ninh quốc gia sau khi được ban hành, nghiên cứu về một số lĩnh vực cụ thể và nội dung chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đối với một số khu vực. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu mang tính tổng thể, so sánh các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, nhất là trong giai đoạn 1993 - 2012. Vì vậy, luận văn lấy chủ đề “Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 - 2012” nhằm mục đích đánh giá một cách tổng quan, hệ thống hóa những điều chỉnh cơ bản trong các bản chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong một giai đoạn lịch sử nhất định. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua nghiên cứu một cách tổng thể chiến lược an ninh của Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2012, luận văn tập trung so sánh các bản chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ. Từ đó, luận văn đưa ra những đánh giá về những đặc điểm nổi bật trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong hai thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh và dự báo khuynh hướng trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu tổng thể trên, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu khái niệm an ninh quốc gia nói chung và chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ nói riêng; - Nghiên cứu những nội dung cơ bản của năm bản Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ từ năm 1993 đến năm 2012. - So sánh nội dung của các Chiến lược an ninh quốc gia để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản trong ưu tiên chiến lược của các chính quyền Mỹ trong giai đoạn này, đồng thời lý giải những tương đồng và khác biệt đó. 11
- - Cuối cùng, luận văn đánh giá những đặc điểm nổi bật trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2012 và xu hướng Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được các Tổng thống Mỹ công bố vào đầu mỗi nhiệm kỳ. - Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2012. Về nội dung, tập trung nghiên cứu năm bản Chiến lược an ninh quốc gia của ba đời Tổng thống Mỹ (Bill Clinton, George. W. Bush và nhiệm kỳ đầu của Barack Obama). Do khuôn khổ hạn chế của một luận văn cao học, luận văn không đi sâu phân tích quá trình triển khai chiến lược an ninh quốc gia qua các đời Tổng thống mà chủ yếu nghiên cứu làm rõ những tương đồng và khác biệt về nội dung và ưu tiên chiến lược trong các bản Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ và lý giải tại sao lại có những tương đồng và khác biệt đó trên cơ sở phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới việc hoạch định chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, nhằm đánh giá và phân tích một cách khái quát và toàn diện chính sách đối ngoại của Mỹ dưới sự tác động của các nhân tố trong nước và quốc tế. Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp khác như so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp và dự báo. 12
- 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Khái niệm chiến lược an ninh quốc gia và nội dung chính các Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ: Nêu khái quát các quan niệm về an ninh quốc gia trên thế giới; tìm hiểu khái niệm an ninh quốc gia của Mỹ và tóm lược các nội dung chính trong năm bản Chiến lược an ninh quốc gia giai đoạn 1993 - 2012. Chương 2: So sánh các bản Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 - 2012: So sánh những tương đồng và khác biệt trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton, George. W. Bush và nhiệm kỳ đầu của Barack Obama xét trên các yếu tố chính như xác định môi trường chiến lược, mục tiêu chiến lược, biện pháp triển khai chiến lược. Chương 3: Nhận xét về chiến lược an ninh của Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 và xu hướng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012. Khái quát những đặc điểm chính trong các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 và xu hướng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012. 13
- CHƢƠNG 1 KHÁI NIỆM CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA VÀ NỘI DUNG CHÍNH CÁC CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ 1.1.1. Các khái niệm về an ninh quốc gia Có nhiều khái niệm về an ninh quốc gia đã được nhiều nhà hoạch định chính sách, học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu và đúc kết lại. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, những nhận thức về an ninh cũng thay đổi rất nhanh chóng. Dưới đây là một số khái niệm chủ yếu. An ninh toàn diện: Theo khái niệm này, an ninh được nhận thức không chỉ từ khía cạnh quân sự, mà còn bao gồm cả kinh tế, chính trị, xã hội. Thuật ngữ này được chính thức đưa ra ở Nhật Bản dưới thời chính phủ Ohira Masaharu vào năm 19781 và được các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Singapore ủng hộ. Tiền đề cơ bản của nó là an ninh phải được hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả các mối đe dọa quân sự và phi quân sự đối với toàn bộ đời sống của một quốc gia. Nó đã thể hiện sự chuyển hướng trong chính sách của nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ nhấn mạnh các mối quan hệ an ninh tập thể (tham gia hiệp ước, liên minh quân sự để chống lại mối đe dọa hữu hình) và củng cố sức mạnh quân sự, sang phát triển sức mạnh kinh tế và tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế, tạo môi trường hoà bình, ổn định và xây dựng năng lực trong nước cũng như các cơ chế quốc tế để đối phó và ngăn ngừa những bất ổn tiềm tàng. Khái niệm an ninh toàn diện bao gồm: (i) An ninh quốc gia bao gồm an 1 David Dewitt (1994), “Common, Comprehensive and Cooperative Security”, Pacific Review 7: trang 1-15. 14
- ninh đối với chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của nhà nước và nhân dân; (ii) Những vấn đề an ninh phi truyền thống như môi trường và sinh thái, căng thẳng sắc tộc, hoạt động tội ác xuyên quốc gia, an ninh năng lượng và lương thực, an ninh con người, v.v... ngày càng tăng lên; (iii) Không hình thành liên minh quân sự; loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài; thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí2. An ninh hợp tác: Cùng với an ninh toàn diện, an ninh hợp tác là một quan niệm ngày càng phổ biến. Đề cập sớm nhất thuật ngữ này là tại Hội thảo Lòng chảo Thái Bình Dương năm 1988, trong đó thuật ngữ này được sử dụng đồng nghĩa với hợp tác an ninh. Theo cựu Ngoại trưởng Canada Joe Clark, an ninh hợp tác là sự thay thế nhận thức về an ninh trong Chiến tranh Lạnh dựa trên cơ sở hai cực, răn đe và cân bằng quyền lực bằng một tiến trình và khuôn khổ đa phương trên cơ sở tham khảo ý kiến lẫn nhau3. Còn cựu Ngoại trưởng Australia G. Evans cho rằng, an ninh hợp tác là một cách tiếp cận nhấn mạnh việc đảm bảo an ninh cho nhau chứ không phải là răn đe, đề cao chủ nghĩa đa phương và việc hình thành thói quen đối thoại4. Quan điểm an ninh hợp tác nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nhà nước và phi nhà nước như các tổ chức phi chính phủ (NGO), giới kinh doanh và các thực thể xuyên quốc gia khác. Ngoài ra, an ninh hợp tác không chỉ giới hạn trong các vấn đề quân sự mà bao gồm cả các vấn đề an ninh phi truyền thống như môi trường, dân số và các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia. Tóm lại, những người chủ trương an ninh hợp tác nhấn mạnh cách tiếp cận từng bước, tiệm tiến tiến tới việc 2 Lê Linh Lan, "Châu Âu trong Chiến lược toàn cầu của Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI", Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngoại giao, 2015, tr. 18. 3 Ted Gallen Carpenter (2005), America‟s coming war with China, Palgrave MacMillan, New York, p.106. 4 Hà Hồng Hải, “Giới thiệu một số khái niệm an ninh”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 33/2000. 15
- thành lập các thể chế đa phương. Theo cách tiếp cận trên, an ninh hợp tác cho phép sử dụng các biện pháp chính thức và không chính thức, song phương và đa phương để đối phó với các vấn đề an ninh. An ninh tập thể: An ninh tập thể là một “liên minh tiềm tàng thường trực chống lại kẻ thù vô hình”5, nhằm đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia chống lại những quốc gia nào có thể thách thức trật tự hiện hành. Cơ sở của an ninh tập thể là “tất cả chống lại một”6. Các quốc gia tham gia hệ thống an ninh tập thể cam kết: nếu một quốc gia nào đó trong liên minh bị tấn công, thì các thành viên khác cũng coi là bị tấn công và phải có nghĩa vụ tham gia các biện pháp trừng phạt, cấm vận về kinh tế hay quân sự để chống lại kẻ xâm lược đó. Tuy nhiên, đó chỉ là về lý thuyết. Trên thực tế, các thành viên thường bị chia rẽ và có lập trường khác nhau về “hành động xâm lược”7 do khác biệt về lợi ích quốc gia. Trên thực tế, an ninh tập thể thường bị nhầm lẫn với khái niệm “phòng thủ tập thể”. Phòng thủ tập thể là hình thức các quốc gia hợp tác để loại trừ mối đe dọa từ một kẻ thù đã được xác định, dù là hiện thực hay tiềm tàng. Sự hợp tác này thường dưới hình thức quan hệ liên minh, liên hiệp hay hiệp ước hỗ tương nhằm răn đe kẻ âm mưu xâm lược. Một loạt các cơ chế phòng thủ tập thể được hình thành từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II như NATO ở châu Âu và “hệ thống San Francisco” của Mỹ ở châu Á bao gồm Hiệp ước Hợp tác Phòng thủ với Nhật Bản, Australia, New Zealand và Philippines. Về nội dung, hai khái niệm này giống nhau ở chỗ: các quốc gia cam kết giúp đỡ nhau khi một quốc gia bị tấn công; sức mạnh của nước bị xâm lược được bổ sung và 5 John Gerard Ruggie (Summer 1992), “Multilateralism: The Anatomy of an Institution”, International Organization 46, No.3, p.569. 6 George W. Down (1994), Collective Security beyond the Cold War, University of Michigan, p.43. 7 Collective Security beyond the Cold War, sđd, p.44. 16
- trợ giúp bởi sức mạnh của các quốc gia khác trong một dàn xếp an ninh. Tuy nhiên, hai khái niệm này khác nhau cơ bản ở cách nhận dạng kẻ thù. Các quốc gia tham gia phòng thủ tập thể để đối phó với các mối đe doạ đối với an ninh của họ từ một nước hoặc một nhóm nước cụ thể, được coi là kẻ thù nào đó, chưa xác định từ bên ngoài. Còn các quốc gia tham gia an ninh tập thể để đối phó với các mối đe doạ từ bất kỳ quốc gia nào khi có hành động xâm lược, dù là đồng minh hay bạn bè, tức là đối phó với mối đe dọa cả bên trong. An ninh chung: xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và được cụ thể hoá trong báo cáo 1982 của Ủy ban về các vấn đề giải trừ quân bị và an ninh do cố Thủ tướng Thụy Điển, Olof Palme, làm Chủ tịch. Theo báo cáo này, “An ninh chung là một tiến trình lâu dài và thực tế cuối cùng sẽ dẫn đến hoà bình và giải trừ quân bị bằng cách thay đổi tư duy đã gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường, ngăn cản kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị và được xem như là gây ra xung đột ở mức độ cao”8. An ninh chung được bảo đảm tốt nhất thông qua hợp tác chứ không phải đấu tranh và cân bằng quyền lực, bao gồm 6 nguyên tắc: (i) Tất cả các dân tộc đều có quyền chính đáng được bảo đảm an ninh; (ii) Sức mạnh quân sự không phải là công cụ chính đáng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia; (iii) Cần phải kiềm chế trong việc thực hiện chính sách quốc gia; (iv) Không thể đạt được an ninh bằng ưu thế về quân sự; (v) Giảm và hạn chế chất lượng vũ khí cần thiết cho an ninh chung; (vi) Tránh gắn thương lượng về vũ khí với các vấn đề chính trị9. An ninh chung có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các biện pháp xây dựng lòng tin, cụ thể là nhằm giảm căng thẳng Đông-Tây. Các biện pháp này bao gồm sự có mặt của các quan sát viên của cả hai bên tại các cuộc tập trận lớn, tăng tính công khai và chia sẻ thông tin, giảm nguy cơ tấn công 8 Collective Security beyond the Cold War, sđd, p.59. 9 Hà Hồng Hải, Giới thiệu một số khái niệm an ninh, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 33, 2000. 17
- quân sự. Ủy ban Palme cũng coi an ninh là một khái niệm toàn diện mà trước đây mặt này thường bị bỏ qua khi nói tới khái niệm này. Báo cáo của Ủy ban cho rằng an ninh cần được nhận thức theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả về kinh tế, quân sự và thịnh vượng chung10. 1.1.2. Khái niệm chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là cụm từ thường xuyên được đề cập trong quá trình nghiên cứu chính sách của Mỹ. Tuy nhiên, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cần được hiểu theo một cách mang tính tổng thể, toàn diện hơn, chứ không chỉ là chiến lược về an ninh như cách hiểu thông thường. Qua nghiên cứu cho thấy các bản Chiến lược an ninh của Mỹ mang tính toàn diện, nó bao hàm tất cả khái niệm an ninh chủ chốt quốc tế. Bởi vì, Mỹ là siêu cường có lợi ích toàn cầu cho nên tất cả những vấn đề an ninh của Mỹ đều liên quan đến vấn đề an ninh toàn cầu. Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là một văn kiện mang tính chiến lược, do Tổng thống, đại diện cho nhánh hành pháp (chính phủ), định kỳ trình bày trước Quốc hội, trong đó định hình những mối quan tâm an ninh quốc gia chính của Mỹ và đưa ra cách thức, biện pháp mà chính quyền sẽ triển khai để đạt được các mục tiêu trong chính sách đối nội và đối ngoại. Trước năm 1986, việc ban hành Chiến lược an ninh quốc gia chưa được “luật hóa” hay nói cách khác, nó không được thực hiện một cách bắt buộc, mặc dù nhiều chiến lược quốc gia đã được ban hành, nhưng chủ yếu dưới dạng tài liệu mật. Đáng chú ý nhất là tài liệu có mã số NSC-68: “Mục tiêu và kế hoạch của Mỹ vì an ninh quốc gia”. Đây là tài liệu được đóng dấu “Tuyệt mật” (đã được giải mật) được Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Truman đưa ra vào ngày 14/04/1950. NSC-68 trình bày chi tiết bối 10 Hà Hồng Hải, Giới thiệu một số khái niệm an ninh, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 33, 2000. 18
- cảnh chiến lược của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhấn mạnh đến những ý định và khả năng của Mỹ và Liên Xô, đồng thời đề xuất các kế hoạch hành động của Mỹ11. Tuy nhiên, phải đến năm 1986, cơ sở pháp lý của văn kiện này mới được quy định trong Đạo luật Tái cơ cấu Bộ Quốc phòng Goldwater-Nichols (gọi tắt là Đạo luật Goldwater-Nichols). Đạo luật này quy định, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ cần trình bày được năm nội dung chủ yếu sau: (1) Lợi ích, mục tiêu trên phạm vi toàn thế giới có liên quan đến an ninh quốc gia Mỹ. (2) Chính sách đối ngoại, cam kết quốc tế và khả năng quốc phòng của Mỹ nhằm ngăn chặn các hành động gây hấn, xâm lược và nhằm triển khai Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. (3) Đề xuất việc sử dụng trong ngắn hạn và dài hạn các yếu tố về chính trị, kinh tế, quân sự và các yếu tố khác trong sức mạnh quốc gia Mỹ để bảo vệ hoặc thúc đẩy lợi ích và mục tiêu đã được xác định. (4) Sử dụng một cách thích hợp các khả năng của sức mạnh quốc gia để triển khai Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. (5) Cung cấp đầy đủ thông tin trước Quốc hội về những vấn đề liên quan đến Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.12 Có thể thấy, Chiến lược an ninh quốc gia là văn kiện xác định nhiệm vụ đối nội, nhiệm vụ đối ngoại và phương hướng phát triển đất nước theo nghĩa rộng nhất (khác với Chiến lược Quân sự quốc gia chỉ tập trung vào những vấn đề xây dựng và hiện đại hoá các lực lượng vũ trang Mỹ phù hợp với sự phát triển tình hình). Việc triển khai Chiến lược an ninh quốc gia được cụ thể hóa 11 “NSC 68: United States Objectives and Programs for National Security”, Naval War College Review, Vol. XXVII (May-June, 1975), pp. 51-108. 12 Goldwater-Nichols Department of Defense Reorganization Act of 1986 (Public Law 102-496, Stat. 3190, U.S.C. 50). 19
- bởi các văn kiện mang tính bổ trợ khác, trong đó có Chiến lược quân sự quốc gia, Báo cáo Quốc phòng 4 năm một lần. Với nghĩa đó, Chiến lược an ninh quốc gia được ví như “chiến lược mẹ”, trong khi đó các chiến lược khác là “chiến lược con”.13 Theo Đạo luật Goldwater-Nichols, Tổng thống Mỹ được yêu cầu công bố trước Quốc hội Chiến lược an ninh quốc gia vào ngày đệ trình dự thảo ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo. Ngoài văn kiện mang tính hàng năm này, một Tổng thống mới đắc cử phải đệ trình Chiến lược an ninh quốc gia trong vòng 150 ngày sau khi nhậm chức. Các báo cáo này có thể được đệ trình theo dạng tài liệu mật hoặc tuyên bố công khai. Sau khi đạo luật này ra đời, không phải Tổng thống nào cũng thực hiện “nghiêm” quy định này, nhất là từ khi Tổng thống George W. Bush lên cầm quyền năm 2001. Vị tổng thống thứ 43 của nước Mỹ đã tạo một “tiền lệ” mới là chỉ đệ trình Chiến lược an ninh quốc gia ở đầu nhiệm kỳ, sau khi đắc cử hoặc tái cử. Vì thế, về cơ bản, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ chỉ được công bố bốn năm một lần, thay vì định kỳ hàng năm như luật định. Những đặc điểm trên cho thấy, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là văn kiện chiến lược do chính phủ soạn thảo, báo cáo Quốc hội định kỳ theo luật định, trong đó xác định rõ lợi ích, mục tiêu của Mỹ trên phạm vi toàn cầu có liên quan đến an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời đề ra chủ trương, biện pháp huy động sức mạnh tổng hợp quốc gia nhằm bảo vệ an ninh, lợi ích và thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Lê Thế Mẫu, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ trong một thế giới đang thay đổi, Tạp chí 13 Cộng sản, 5/2010 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược phát triển thương hiệu điện thoại OPPO của Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học và Kỹ thuật OPPO tại thị trường Việt Nam
128 p | 169 | 51
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch vụ vận tải vận chuyển hành khách của công ty TNHH Một Thành Viên Kim Hiền Vinh
86 p | 235 | 32
-
Tiểu luận môn Địa chiến lược kinh tế: So sánh mô hình địa chiến lược kinh tế của Mỹ và Trung Quốc, ý nghĩa
33 p | 113 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Ứng dụng chiến lược PBL (Problem Based Learning) giảng dạy một số bài trong chương Động lực học chất điểm
97 p | 103 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên đến năm 2016
118 p | 40 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Lào (1959-1968)”
194 p | 68 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ quản trị chiến lược Anh-Việt
309 p | 20 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ nông dân tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
115 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty tnhh MTV Cao su Phú Riềng đến năm 2020
111 p | 34 | 6
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Mĩ thuật: Đề tài chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng
71 p | 91 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt
27 p | 42 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Định tố phi hạn định của danh ngữ trong diễn ngôn chính trị (Nghiên cứu đối chiếu Anh Việt)
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể
27 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình tài chính công của đà nẵng và bình dương trong mối liên hệ với mô hình phát triển kinh tế xã hội: nghiên cứu so sánh và những bài học
75 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu chiến lược bảo trì thông tin định tuyến trong mạng ad hoc phân cụm
62 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc
111 p | 28 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
27 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn