intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống gamma camera sử dụng ma trận ống nhân quang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống gamma camera sử dụng ma trận ống nhân quang trình bày những kết quả sơ bộ của hệ thiết bị GC được chế tạo tại Việt Nam. Hệ Gamma Camera được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu sau: Xác định chính xác biên độ của tín hiệu, sai lệch vị trí của các điểm ảnh nhỏ hơn 10%, ma trận các điểm ảnh thu được phải tuyến tính với dịch chuyển của máy Computer Numerical Control.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống gamma camera sử dụng ma trận ống nhân quang

  1. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO HỆ THỐNG GAMMA CAMERA SỬ DỤNG MA TRẬN ỐNG NHÂN QUANG N. T. HOÀNG[1], N. N. NAM[1], B. N. HA[1], Đ. N. T. DUY[2], L. V. HẢI [2] Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 1 Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Hạt nhân trong Công nghiệp 2 Email:nguyentuanhhoang0201@gmail.com,nam.nn175768@sis.hust.edu.vn, ha.buingoc@hust.edu.vn,theduy@canti.vn, hailv@canti.vn Tóm tắt: Gamma camera là một kĩ thuật xạ hình để chụp bức xạ gamma phát ra từ nguồn phóng xạ. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu xây dựng hệ gamma camera sử dụng ma trận 8x8 ống nhân quang kích thước nhỏ và sau đó xử lý tín hiệu ảnh thu được. Hệ gamma camera bao gồm 4 phần chính: hệ thống chuẩn trực; tinh thể nhấp nháy NaI(Tl); ống nhân quang; mạch thu tín hiệu và chuyển đổi hình ảnh. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng các mạch sử dụng trong hệ thu tín hiệu như: tiền khuếch đại để thu nhận và khuếch đại tín hiệu từ ống nhân quang, mạch tích phân để kéo giãn đỉnh xung nhọn, mạch khuếch đại và tạo dạng tín hiệu, mạch định vị trí để xác định vị trí tương tác của bức xạ trên tấm tinh thể của ma trận ống nhân quang. Các mạch được thiết kế có thể tùy chỉnh để có thể thu được hình ảnh với chất lượng tốt nhất. Với kích thước nhỏ gọn, hệ gamma camera này được xây dụng hướng tới các ứng dụng hình ảnh hạt nhân và an toàn bức xạ như Compton Camera, SPECT tiền lâm sàng, định vị, tìm kiếm nguồn bức xạ. Từ khóa: Ma trận ống nhân quang, Gamma camera, hình ảnh hạt nhân, tái tạo hình ảnh 1. MỞ ĐẦU Gamma Camera (GC) là một kĩ thuật xạ hình sử dụng để chụp ảnh bức xạ gamma từ các nguồn phóng xạ. Hệ GC đầu tiên được chế tạo bởi kĩ sư người Mỹ Hal Anger ứng dụng trong lĩnh vực y học hạt nhân vào những năm 1950. Hệ GC sử dụng ống chuẩn trực để loại bỏ các bức xạ tán xạ khỏi hướng đi ban đầu từ vật thể, sau khi qua ống chuẩn trực, photon Gamma được hấp thụ bởi tinh thể nhấp nháy (thường sử dụng là tinh thể NaI(Tl)) rồi được chuyển hóa thành photon có bước sóng trong phổ ánh sáng khả kiến. Ống nhân quang thu nhận các photon ánh sáng nhìn thấy và chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện. Các tín hiệu điện được bộ thu tín hiệu xử lý và hiển thị hình ảnh trên màn hình [1]. GC được dùng trong kỹ thuật chụp hình cắt lớp phát xạ đơn photon SPECT để chẩn đoán khối u trong Y học Hạt nhân. Kể từ khi chế tạo được, GC đã được sử dụng để ghi nhận hình ảnh bức xạ, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Gần đây, một số hệ GC đã được sử dụng trong phẫu thuật hạch bạch huyết ở bệnh nhân ung thư vú [2- 7]. Trotta và cộng sự đã phát triển hệ Gamma Camera sử dụng tinh thể CsI(Na) kết hợp với ma trận ống nhân quang (PSPMT) và hệ ống chuẩn trực lỗ song song cho phép thu được hình ảnh chụp của vật thể với độ phân giải không gian 2.45mm [8]. Hệ Gamma Camera của nhóm Olcott sử dụng ma trận ống nhân quang (PSPMT) H8500 với tinh thể nhấp nháy NaI(TI) gắn với ống chuẩn trực lỗ song song có độ nhạy cao với kích thước lỗ 1.3mm, độ dày vách ngăn 0.2mm và độ dày ống chuẩn trực là 2cm [9]. Nhóm của Fernander thiết kế được hệ GC sử dụng khối tinh thể CsI(Na), ma trận ống nhân quang H8500 và hệ ống chuẩn trực lỗ 2mm [10]. Nhóm của Knoll đã báo cáo về đặc điểm của hệ Gamma Camera mini dựa trên bán dẫn với Cadmium-Zinc-Telluride (CZT) kết hợp với ống chuẩn trực lỗ song song với kích thước lỗ 2,16 x 2,16 mm và vách ngăn 0,3mm [11]. Tại Việt Nam hiện nay, đến hết năm 2017, ngành y tế có hơn 1.400 cơ sở tiến hành công việc bức xạ, chiếm khoảng 54% tổng số cơ sở sử dụng bức xạ của tất cả các ngành trong cả nước[12]. Do đó việc thiết kế chế tạo hệ Gamma Camera là cần thiết. Tuy nhiên trong những năm qua, các nhóm nghiên cứu ít chú trọng nghiên cứu, thiết kế hệ Gamma Camera. Nhận ra sự cần thiết của hệ thiết bị tại Việt Nam, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu và hệ thiết bị GC kể từ năm 2019. Bài báo cáo này trình bày những kết quả sơ bộ của hệ thiết bị GC được chế tạo tại Việt Nam. Hệ Gamma Camera được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu sau: xác định chính xác biên độ của tín hiệu, sai lệch vị trí của các điểm ảnh nhỏ hơn 10%, ma trận các điểm ảnh thu được phải tuyến tính với dịch chuyển của máy Computer Numerical Control (CNC). 2. NỘI DUNG 2. 1. Đối tượng và phương pháp 2.1.1. Đối tượng 144
  2. Tiểu ban B: Vật lý hạt nhân, Số liệu hạt nhân, Phân tích hạt nhân và Máy gia tốc Section B: Nuclear physics, Nuclear data, Nuclear analysis and Accelerator Hệ GC sử dụng ma trận ống nhân quang thu nhận tín hiệu photon năng lượng thấp phát ra từ tinh thể nhấp nháy sau quá trình hấp thụ photon Gamma từ nguồn phóng xạ. Tín hiệu thu được từ ống nhân quang được đưa vào mạch thu nhận sau đó gửi lên máy tính để xử lý và hiển thị hình ảnh. Hình 1: Sơ đồ khối hệ Gamma Camera 13] Hệ GC cơ bản bao gồm các phần sau: khối đầu dò, mạch định vị vị trí tương tác của gamma, khối xử lý, mã hóa tín hiệu và khối hiển thị. Khối đầu dò bao gồm tinh thể nhấp nháy NaI(TI) có kích thước 50 ×50 × 8 mm3 được gắn với ma trận ống nhân quang H12700 (Hamamatsu Photonic Co., Nhật Bản) bằng keo quang học. Ma trận ống nhân quang μPMT H12700 có diện tích vùng hoạt động là 48.5 × 48.5 mm2. Toàn bộ khối đầu dò được bao bọc trong lớp chì dày khoảng 4mm và được đặt trong vỏ nhựa. Các khối định vị vị trí, xử lý, mã hóa tín hiệu và hiển thị được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu. 2.1.2. Phương pháp a. Xử lý tín hiệu tương tự Ma trận ống nhân quang H12700 được cấu tạo từ 64 ống nhân quang (PMT) độc lập được ghép thành mảng kích thước 8×8. Nếu coi mỗi ống nhân quang là một điểm ảnh ta sẽ thu được hình ảnh có kích thước 8×8 pixel khi ghi nhận bức xạ bằng khối đầu dò. Mạch định vị vị trí tương tác của bức xạ được sử dụng để tạo ra được hình ảnh GC có số lượng điểm ảnh lớn hơn. Hình 2 trình bày sơ đồ nguyên lý của mạch định vị vị trí cấu tạo từ mạng điện trở. Khi bức xạ tương tác với tinh thể nhấp nháy hình thành chùm sáng nhấp nháy, chùm sáng này có thể được ghi nhận bằng một hoặc vài PMT. Tín hiệu ra từ các PMT này sẽ được phân bố trên mạng điện trở từ đó tạo ra 4 tính hiệu xác định vị trí A, B, C, D. Tọa độ điểm tương tác (x, y) của bức xạ trên mặt phẳng ma trận PMT có thể tính được từ biên độ của bốn tín hiệu định vị trí như trong công thức 1. AC x (1) A B C  D CD y A B C  D Để thuận tiện cho việc ghi nhận, các tín hiệu định vị vị trí sẽ được khuếch đại, sau đó tạo dạng để tạo ra tín hiệu có độ rộng đỉnh xung phù hợp. Tần số cắt của mạch tích phân và độ dịch pha của mạch là: 1 1 fc    11287 .6( Hz) 2 .R.C 2 .300 .47.10 9 (2)     arctan( 2 .R.C. f c )  ( Rad ) 4 Giá trị biên độ của bốn tín hiệu định vị vị trí phụ thuộc vào vị trí tương tác của bức xạ. Tổng của bốn tín hiệu này có giá trị không đổi với những tương tác quang điện xảy ra trong lớp tinh thể. Do đó, để loại bỏ tán xạ khi gamma tương tác với tinh thể ta sẽ phân tích biên độ tín hiệu tổng cộng của bốn kênh, chỉ giữ lại các tương tác có biên độ nằm trong đỉnh quang điện của phổ bức xạ để tính toán vị trí tương tác. Tín hiệu từ bốn kênh A, B, C, D được cộng tương tự với nhau bằng mạch cộng không đảo hình thành nên kênh tổng. 145
  3. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 Tại kênh tổng, tín hiệu được đưa vào bộ so sánh để xác định thời điểm xung vào và thời điểm lấy giá trị đỉnh xung. Thời điểm xung vào được xác định từ tín hiệu ra của bộ so sánh giữa tín hiệu vào tụ C2 và điện áp điều ngưỡng tại chân không đảo 5 của bộ so sánh, xung xác định thời điểm tín hiệu vào được kí hiệu là PuDet. Thời điểm lấy đỉnh xung được xác định bằng tín hiệu ra của bộ so sánh giữa tín hiệu ra của bộ lặp U1B với tín hiệu ra của bộ lặp U1A, tín hiệu xác định đỉnh được kí hiệu là PeakOut. Hình 2 Hình 3: Nguyên lý mạch xác định xung vào và thời điểm lấy giá trị đỉnh xung Tín hiệu định vị vị trí từ các kênh A, B, C, D được đưa vào mạch khuếch đại không đảo với hệ số khuếch đại là 50. Tiếp theo đó các tín hiệu này sẽ được đưa vào mạch bắt đỉnh xung nhằm để xác định giá trị biên độ của xung bức xạ, từ đó tính toán được vị trí tương tác. Do trong đề tài này sử dụng ADC với điện áp tham chiếu là 3.3 V, nên trước khi đi vào ADC các giá trị biên độ của bốn kênh sẽ được cho qua sơ đồ phân áp tạo ra điện áp vào phù hợp cho ADC. b. Thu thập và xử lý tín hiệu số Lưu đồ thuật toán của chương trình điều khiển và thu thập dữ liệu trên vi điều khiển được trình bày trong hình 4. 146
  4. Tiểu ban B: Vật lý hạt nhân, Số liệu hạt nhân, Phân tích hạt nhân và Máy gia tốc Section B: Nuclear physics, Nuclear data, Nuclear analysis and Accelerator Các tín hiệu đầu vào vi điều khiển như tín hiệu xác định có xung vào (PuDet) và tín hiệu xác định thời điểm lấy giá trị đỉnh xung (PeakOut) cùng các tín hiệu điều khiển xung vào (PuEn) và tín hiệu điều khiển xả tụ tại các kênh (SWCtrl) được thiết lập trạng thái ban đầu. Khi máy tính gửi yêu cầu bắt đầu đo, kênh tổng nhận được tín hiệu xung vào, tín hiệu xung PuDet đảo mức để thông báo có xung vào. Khi tín hiệu PeakOut chuyển từ mức thấp sang mức cao là thời điểm vi điều khiển khóa xung vào đồng thời điều khiển ADC biến đổi giá trị biên độ tại các kênh. Sau khi ADC biến đổi xong, vi điều khiển gửi dữ liệu thu được lên máy tính sau đó gửi tín hiệu mở khóa điện tử để xả điện tích trên tụ bắt đỉnh (C 4). Cuối cùng, vi điều khiển xuất tín hiệu mở (PuEn) cho phép các xung tiếp theo đi vào sơ đồ, thực hiện phép đo mới. Hình 4: Sơ đồ giải thuật Trên kênh Tổng, quá trình hiệu chuẩn tín hiệu bao gồm hiệu chỉnh tín hiệu báo có xung vào (PuDet), hiệu chỉnh tín hiệu xác định đỉnh xung (PeakOut) và hiệu chỉnh tín hiệu Analog vào vi điều khiển. Hiệu chỉnh tín hiệu báo xung vào (PuDet) làm sao cho thời điểm báo xung báo gần nhất với thời điểm giá trị Analog của tín hiệu vào bắt đầu tăng, để có thể dễ dàng hiệu chỉnh các giá trị ngưỡng được thiết lập thông qua các biến trở chính xác. Đối với tín hiệu xác định đỉnh xung, tín hiệu ra từ bộ lặp U1A được điều chỉnh bởi biến trở rồi so sánh với bộ lặp U1B thu được tín hiệu (PeakOut) xác định đỉnh xung chính xác nhất. Để có thể thu được hình ảnh thể hiện sự phân bố của các tương tác của bức xạ, bốn bộ xử lý tín hiệu trên các kênh định vị vị trí phải có cùng hệ số khuếch đại. Quá trình hiệu chuẩn bốn sơ đồ xử lý này được thực hiện bằng cách cấp cùng xung vào cho cả bốn lối vào của các sơ đồ khuếch đại, sau đó vi chỉnh các hệ số khuếch đại của các sơ đồ để thu được xung ra có biên độ giống nhau hoặc hiển thị được vị trí tương tác nằm tại tâm của ảnh thu được như thể hiện trong công thức 1. 2. 2. Kết quả Hình 4 và hình 5 mô tả kết quả dạng xung tín hiệu lối ra lần lượt tại các khối định vị vị trí tương tác, tiền khuếch đại, tạo dạng tín hiệu, báo đỉnh biên độ xung và tín hiệu ADC cấp cho vi điều khiển. 147
  5. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 Hình 4: Xung ra từ mạch định vị (1) và xung ra từ mạch tiền khuếch đại (2) Hình 5: xung ra mạch tiền khuếch đại kênh D(1), xung ra mạch khuếch đại kênh D(2)xung xác định đỉnh- PeakOut (3), và xung vào ADC (4) Để hiệu chỉnh hệ số khuếch đại của bốn kênh lấy mẫu, ta sẽ cấp 4 tín hiệu có biên độ bằng nhau vào bốn lối vào của các bộ xử lý tín hiệu, sau đó tiến hành quá trình đo đạc và hiện thị vị trí tương tác trên hình ảnh. Kết quả của quá trình hiệu chỉnh được mô tả trong hình 6. Điểm sáng tại tâm ảnh khi các tín hiệu định vị có giá trị bằng nhau Hình 6: Kết quả hiệu chuẩn tín hiệu 4 kênh A, B, C, D khi cấp cùng 1 xung tín hiệu Để loại bỏ được các tương tác tán xạ trong tinh thể, ta cần hiển thị phổ bức xạ sau đó cắt ngưỡng, chỉ lấy những tương tác nằm trong vùng đỉnh quang điện. Phổ biên độ của nguồn Americium 241 đo được trên hệ GC được thể hiện trong hình 7. 148
  6. Tiểu ban B: Vật lý hạt nhân, Số liệu hạt nhân, Phân tích hạt nhân và Máy gia tốc Section B: Nuclear physics, Nuclear data, Nuclear analysis and Accelerator Đỉnh quang điện Hình 7: Phổ biên độ của nguồn Am-241 Hình 8 mô tả kết quả kiểm tra độ tuyến tính của của ma trận điểm ảnh với dịch chuyển của máy CNC (vị trí điểm nguồn) trên bề mặt tinh thể. Nguồn bức xạ đươc gắn ống chuẩn trực có kích thước lỗ 2 mm, các vị trí điểm nguồn sẽ được đo đạc bằng cách tịnh tiến nguồn và ống chuẩn trực trên bề mặt tinh thể, với bước dịch chuyển là 4.25 mm. Hình 9 và hình 10 thể hiện hình ảnh của hai vật thể đơn giản được chụp trên thiết bị GC. Kết quả tính toán các giá trị kích thước của hình ảnh thu được, đồng thời so sánh với giá trị đo đạc thực tế được thể hiện trong bảng 1. Hình 8: Ma trận điểm ảnh tuyến tính với dịch chuyển của máy CNC Ø 1 Ø 2 h a) 149
  7. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 b ) b) Hình 9: a) Kích thước mẫu chụp 1 , b) ảnh chụp được của mẫu 1 W a) H b ) Hình 10: a) Kích b) thước mẫu chụp 2, b) ảnh chụp được từ mẫu chụp 2 Bảng 1: Bảng so sánh kích thước thực của mẫu và kích thước đo được trên ảnh Mẫu Kích thước thực (mm) Thực đo trên ảnh (mm) Mẫu 1 - Ø1 6.04 ± 0.32 - Ø1 5.77 ± 0.98 - Ø23.02 ± 0.14 - Ø2 3.05 ± 0.98 - h: 6.12 ± 0.10 - h: 5.97 ±0.98 Mẫu 2 - H: 27 ± 0.12 - H: 27.05 ± 0.98 - W:8 ± 0.22 - W: 8.05 ± 0.98 3. BÀN LUẬN Kết quả từ hình 4 và hình 5 chỉ ra rằng, sơ đồ xử lý tín hiệu của các kênh tín hiệu hoạt động rất đúng chức năng. Sơ đồ khuếch đại có khả năng loại bỏ được ồn nhiễu từ lối ra của đầu dò. Thời điểm xuất hiện đỉnh xung được nhận diện chính xác bằng sơ đồ bắt đỉnh xung (sườn lên của xung số 3 trong hình 5). Giá trị biên độ của xung được kéo dài phục vụ cho việc biến đổi ADC (giản đồ xung số 4 trong hình 5). Xung vào bộ xử lý có độ rộng 30 µs, như vậy tốc độ đếm cực đại của mỗi kênh vào khoảng 33.333 xung/s. Để tăng tốc độ xử lý xung ta có thể sử dụng các linh kiện có tốc độ nhanh hơn, rút ngắn được thời gian thực hiện phép chụp ảnh. Từ công thức 1 ta thấy, khi cấp vào lối vào của bốn mạch định vị các tín hiệu có giá trị biên độ bằng nhau, ta sẽ thu được một điểm ảnh duy nhất trên khung hiển thị ảnh. Sau khi vi chỉnh hệ số khuếch đại của các mạch xử lý, ta thu được kết quả như trong hình 6. Ta có thể thấy, trên hình ảnh thu được xuất hiện một 150
  8. Tiểu ban B: Vật lý hạt nhân, Số liệu hạt nhân, Phân tích hạt nhân và Máy gia tốc Section B: Nuclear physics, Nuclear data, Nuclear analysis and Accelerator đường tròn nhỏ có tâm nằm tại chính giữa của khung ảnh, tọa độ (255, 255). Nguyên nhân điểm tương tác bị nhòe ra là do sai số đọc của ADC, thăng giáng khuếch đại của các sơ đồ xử lý. Đường kính của đường tròn trên ảnh là 10 pixel tương ứng với kích thước 0.98 mm, như vậy độ phân giải không gian nội tại của hệ là 0.98 mm. Trong trường hợp muốn giảm giá trị độ phân giải không gian để thu được ảnh có chất lượng tốt hơn ta có thể sử dụng ADC và các linh kiện tốt hơn cho hệ GC. Như đã nói ở trên, khi bức xạ đi vào tinh thể nhấp nháy sẽ có hai cơ chế tương tác là hấp thụ quang điện và tán xạ. Tương tác quang điện sẽ cho ta xác định được vị trí tương tác thực tế của bức xạ trên tinh thể. Hệ GC phân tích phổ biên độ của bức xạ từ đó lựa chọn chỉ xử lý các xung nằm trong vùng tương tác quang điện. Từ hình 7 ta có thể xác định được ngưỡng lấy tín hiệu đối với nguồn Am-241 là từ 0 đến khoảng kênh 1000. Độ tuyến tính của hình ảnh thu được khi chiếu bằng nguồn Am-241 với ngưỡng xác định từ 0 đến 1000 được thể hiện trong hình 8. Nguồn Am-241 gắn ống chuẩn trực dịch chuyển tịnh tiến trên mặt phẳng chứa tinh thể tạo ra ma trận điểm nguồn với kích thước 8×8. Kết quả trên hình 8 cho thấy rõ được 8 hàng với khoảng cách của mỗi hàng khá đều nhau, tuy nhiên ta gần như chỉ có thể quan sát được 7 cột điểm nguồn. Cột điểm nguồn thứ 7 và thứ 8 gần như chồng vào nhau, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do chất lượng của tinh thể nhấp nháy, sau thời gian sử dụng tinh thể nhấp nháy tại góc này xuất hiện các điểm ố vàng, ảnh hưởng tới kết qua phép đo. Điều này làm không gian thu ảnh thực tế của GC chỉ còn là 50×43.75 mm2. Hình 8 và hình 9 thể hiện một số hình ảnh của các vật mẫu đơn giản được chụp bằng hệ thiết bị GC. Các giá trị kích thước của vật mẫu đo được trên ảnh được thể hiện trong bảng 1. Từ các ảnh chụp ta có thể thấy hình ảnh thu được từ hệ GC về cơ bản có khả năng mô tả được hình dạng của vật. Do hệ thiết bị không sử dụng hệ ống chuẩn trực nên chưa loại bỏ được các tán xạ từ vật dẫn đến hình ảnh của vật thể thu được bị nhòe. Thông qua việc cắt ngưỡng, ta có thể loại bỏ phần nào được các điểm ảnh giả gây nên do tán xạ này, từ đó tính toán được kích thước hình ảnh khá chính xác so với kích thước thật của vật thể. 4. KẾT LUẬN Thông qua nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xây dựng thành công hệ thiết bị xạ hình Gamma Camera sử dụng ma trận ống nhân quang H12700. Hệ thiết bị sử dụng cơ chế mạch định vị vị trí sử dụng mạng điện trở để nâng cao độ phân giải không gian nội tại của ma trận ống PMT. Hệ GC trong đề tài có khả năng thu nhận được hình ảnh với độ phân giải không gian cỡ 1 mm, tốc độ đếm cực đại cỡ 30.000 xung/s. Độ tuyến tính và chất lượng hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng mạch xử lý tín hiệu và độ tuyến tính của ADC. Độ phân giải không gian nội tại của hệ có thể được cải thiện khi sử dụng ADC có chất lượng tốt hơn. Hình ảnh thu được từ các vật mẫu trong nghiên cứu còn bị nhòe, nguyên nhân do hệ thiết bị ghi nhận trực tiếp bức xạ tới từ vật mẫu mà không sử dụng các hệ ống chuẩn trực. Trong nghiên cứu tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện cấu hình của hệ GC thông qua việc cải tiến chất lượng mạch xử lý, sử dụng các ADC chính xác hơn, đồng thời ghép nối GC với ống chuẩn trực dạng lỗ kim để có thể nâng cao được chất lượng của hình ảnh. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu này được tài trợ bởi đề tài nghiên cứu cấp bộ mã số ĐTCB.04/20/TTUDKTHN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Jerrold T. Bushberg, J. Anthony Seibert, Edwin M. Leidholdt Jr., John M. Boon,The Essential Physics of Medical Imaging 2002, 675-680 [2] Cardona-Arboniés J, Mucientes-Rasilla J, Moreno Elola-Olaso A, Salazar-Andía G, Prieto-Soriano A, Chicharo de Freitas J, Contribution of the portable gamma camera to detect the sentinel node in breast cancer during surgery, Rev Esp Med Nucl Imagen Molecular 2012;31:130–4. [3] Ferretti A, Chondrogiannis S, Marcolongo A, Rubello D., Phantom study of a new hand-held c-imaging probe for radio-guided surgery, Nucl Med Commun 2013;34:86–90. [4] Bugby SL, Lees JE, Bhatia BS, Perkins AC., Characterisation of a high resolution small field of view portable gamma camera, Physica Med 2014;30:331–9. [5] Olcott P, Pratx G, Johnson D, Mittra E, Niederkohr R, Levin CS., Clinical evaluation of a novel intraoperative handheld gamma camera for sentinel lymph node biopsy, Physica Med 2014;30:340–5. 151
  9. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 [6] Heller S, Zanzonico P., Nuclear probes and intraoperative gamma cameras, Semin Nucl Med 2011;41:166–81. [7] Tsuchimochi M, Hayama K., Intraoperative gamma cameras for radioguided surgery: technical characteristics, performance parameters, and clinical applications, Physica Med 2013;29:126–38. [8] Trotta C, Massari R, Palermo N, Scopinaro F, Soluri A., New high spatial resolution portable camera in medical imaging, Nucl Instrum Methods Phys Res Sect A 2007;577:604–10. [9] Fernández M, Benlloch J, Cerdá J, Escat B, Giménez E, Giménez M, A flat-panel-based mini gamma camera for lymph nodes studies, Nucl Instrum Methods Phys Res Sect A 2004;527:92–6. [10] Sanchez F, Benlloch J, Escat B, Pavón N, Porras E, Kadi-Hanifi D, Design and tests of a portable mini gamma camera, Med Phys 2004;31:1384–97. [11] Knoll P, Mirzaei S, Schwenkenbecher K, Barthel T., Performance evaluation of a solid-state detector based handheld gamma camera system, Front Biomed Technol 2014;1:61–7. [12] https://baothainguyen.vn/trang-in-256500.html [13] Lawson R.S., Jones D., Hogg P., Seeram E. (eds), Practical SPECT/CT in 152
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2