Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH ÔTÔ HYBRID<br />
HAI CHỖ NGỒI PHỤC VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
DESIGN AND FABRICATION OF A TWO-PASSENGER HYBRID CAR<br />
USED FOR TEACHING AT NHA TRANG UNIVERSITY<br />
Nguyễn Văn Định1, Nguyễn Văn Nhận2, Vũ Thăng Long3<br />
Ngày nhận bài: 20/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 23/9/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này tóm tắt kết quả thiết kế và chế tạo mô hình ôtô hybrid 2 chỗ ngồi phục vụ đào tạo tại Trường Đại học<br />
Nha Trang. Các bộ phận chính của hệ động lực bao gồm một máy phát xoay chiều 12V, một động cơ đốt trong có dung tích<br />
110cc dẫn động bánh sau và máy phát, hai động cơ có công suất mỗi cái 350W được tích hợp bên trong bánh xe trước. Máy<br />
phát điện có vai trò sản sinh ra điện để nạp cho ắc qui khi tình trạng nạp ắc qui thấp. Hệ thống điều khiển điện tử được<br />
thiết kế cho phép ôtô phối hợp công suất các động cơ ở các chế độ làm việc khác nhau. Quá trình thử nghiệm đã được tiến<br />
hành để xác định một số thông số tính năng cơ bản trên đường của ô tô thiết kế.<br />
Từ khóa: ôtô hybrid, ôtô lai<br />
<br />
ABTRACT<br />
This paper summarizes findings on the design and fabrication of two-passenger hybrid cars to serve teaching at Nha<br />
Trang University. The main components of the vehicle powertrain are composed of a 12V three-phase alternator, an 110cc<br />
internal combustion engine used for driving the rear wheels and the alternator, and two 350W in-wheel brushless DC motors<br />
to provide power for the front wheels. The alternator plays the role of recharging the batteries while the state of charge is low.<br />
An electronic control system is designed to combine the power between the electric motors and ICE in different operation<br />
regimes. The experiment was conducted to obtain some basic performance parameters of the hybrid electric vehicle.<br />
Keywords: hybrid car, hybrid vehicle<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ôtô hybrid (hybrid automobile) là loại ôtô có hệ<br />
động lực được cấu thành từ hai hoặc nhiều nguồn<br />
động lực khác biệt nhau. Loại ôtô hybrid phổ biến<br />
nhất hiện nay có hệ động lực gồm một động cơ<br />
đốt trong và một hoặc nhiều động cơ điện [2]. Bởi<br />
vậy, thuật ngữ “hybrid car”, “hybrid vehicle”, “hybrid<br />
electric vehicles - HEVs” thường được hiểu là loại<br />
phương tiện có hệ động lực như vậy [5].<br />
Do nguồn nhiên liệu ngày càng cạn kiệt, giá<br />
nhiên liệu ngày càng tăng, áp lực ngày càng lớn<br />
của vấn đề ô nhiễm môi trường,... ôtô hybrid đã trở<br />
thành một trong những hướng phát triển của ngành<br />
công nghiệp ôtô được nhiều nước quan tâm [2].<br />
Toyota và Honda được xem là những hãng chế tạo<br />
1<br />
2<br />
<br />
ôtô tiên phong và thành công nhất trong lĩnh vực<br />
ôtô hybrid. Dòng ôtô hybrid hiện đại đầu tiên có tên<br />
Toyota Prius xuất hiện trên thị trường Nhật Bản vào<br />
năm 1997, sau đó là Honda Insight vào năm 1999.<br />
Hiện nay, hầu hết các hãng chế tạo ôtô hàng đầu<br />
đều đã cho ra đời các phiên bản ôtô hybrid của mình<br />
và ôtô hybrid đã được khẳng định là một phần cốt lõi<br />
của thị trường ôtô trong tương lai [4].<br />
Ở Việt Nam, mặc dù chưa chế tạo sản xuất<br />
nhưng ôtô hybrid đã được quan tâm nghiên cứu<br />
từ đầu những năm 2000 thể hiện qua các đồ án<br />
tốt nghiệp bậc đại học, luận văn thạc sĩ, đề tài<br />
nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên,<br />
nhất là ở trường đại học. Hiện nay, công nghiệp ô<br />
tô là ngành rất quan trọng đang được ưu tiên phát<br />
<br />
Nguyễn Văn Định: Khoa Cơ khí - Trường Đại học Nha Trang<br />
PSG.TS. Nguyễn Văn Nhận, 3 ThS. Vũ Thăng Long: Khoa Cơ khí - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình<br />
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực<br />
an ninh, quốc phòng của đất nước [1]. Ngành kỹ<br />
thuật ô tô và công nghệ cơ điện tử của Trường Đại<br />
học Nha Trang là một trong những ngành góp phần<br />
đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nhanh nền<br />
công nghiệp ô tô nội địa. Trong chiến lược phát triển<br />
của Trường Đại học Nha Trang, các ngành kỹ thuật<br />
cũng hướng tới các sản phẩm có tính ứng dụng cao<br />
gắn liền với phương châm làm chủ về công nghệ<br />
chế tạo sản xuất.<br />
Đề tài nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình<br />
ôtô hybrid hai chỗ ngồi sẽ tạo điều kiện cho việc<br />
tiếp cận sâu hơn trong lĩnh vực ôtô hybrid bổ sung<br />
<br />
Số 4/2013<br />
tư liệu và thiết bị góp phần nâng cao chất lượng đào<br />
tạo kỹ sư các ngành kỹ thuật ôtô và công nghệ cơ<br />
điện tử.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nhằm mục tiêu phục vụ đào tạo tại Trường Đại<br />
học Nha Trang, mô hình xe ô tô hybrid hai chỗ ngồi<br />
được nghiên cứu chế tạo dựa trên phương pháp<br />
tính toán lý thuyết, đồng thời kế thừa kinh nghiệm<br />
của những mô hình có sẵn trên thực tế. Bên cạnh<br />
đó, kết hợp với mục tiêu đào tạo của khối ngành kỹ<br />
thuật ô tô và ngành công nghệ cơ điện tử. Đối tượng<br />
và phương pháp nghiên cứu được thực hiện theo<br />
trình tự như hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Phương pháp và trình tự thực hiện<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết cấu tổng thể của ôtô hybrid<br />
Sau khi khảo sát, tính toán các yêu cầu kỹ thuật, tác giả đã xây dựng được phương án chế tạo mô hình<br />
xe ô tô hybrid hai chỗ ngồi có kết cấu tổng thể như hình 2. Trong đó, kích thước chiều Dài x Rộng x Cao tối đa<br />
là 1800 x 1400 x 1500 (mm). Phần khung làm bằng thép mạ kẽm, đảm bảo độ cứng vững và an toàn.<br />
<br />
(1)- Khung xe;<br />
(2)- Modun động cơ điện + bánh xe;<br />
(3)- Động cơ đốt trong;<br />
(4)- Máy phát điện;<br />
(5)- Trục các đăng;<br />
(6)- Vi sai và các bán trục.<br />
<br />
Hình 2. Kết cấu tổng thể của ôtô hybrid 2 chỗ ngồi<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Động cơ đốt trong (ICE): Dùng để khởi<br />
động cho máy phát, là quá trình khởi tạo năng<br />
lượng điện<br />
Máy phát: Khi hoạt động sẽ cung cấp năng<br />
lượng điện để nạp vào acquy, phục vụ cho việc cung<br />
cấp điện cho 2 động cơ ở 2 bánh xe.<br />
Ly hợp: Có nhiệm vụ kết nối/ngắt truyền động<br />
giữa động cơ đốt trong và trục các đăng.<br />
Vi sai: Phân phối lực dẫn động từ động cơ đến<br />
2 bánh sau.<br />
Modun động cơ điện + bánh trái, phải: Truyền<br />
chuyển động ra 2 bánh xe, có thể thay đổi tốc độ<br />
theo ý muốn của người sử dụng. Chọn động cơ điện<br />
Brushless DC có sẵn trên thị trường.<br />
Trục các đăng: Kết nối truyền động giữa ICE<br />
và vi sai.<br />
<br />
Số 4/2013<br />
Ắc quy: Tích trữ điện và cung cấp cho việc điều<br />
khiển 2 động cơ ở 2 bánh xe.<br />
ECU: Bộ điều khiển trung tâm. Điều khiển quá<br />
trình khởi động/ngắt ICE, mạch công suất (PCB) để<br />
phân phối điện năng đến động cơ bánh trái và động<br />
cơ bánh phải. Khi ắc quy đã nạp đầy, ECU có nhiệm<br />
vụ ngắt ICE và máy phát. Khi điện áp ắc quy xuống<br />
thấp thì ECU có nhiệm vụ khởi động ICE và máy phát<br />
để nạp điện vào cho ắc quy. Đồng thời ECU còn làm<br />
nhiệm vụ điều khiển tốc độ cho 2 động cơ điện. Trong<br />
suốt quá trình tăng tốc và leo dốc, cả ICE và động cơ<br />
điện sẽ cung cấp năng lượng đến các bánh xe nhằm<br />
đảm bảo được công suất tốt nhất.<br />
2. Mạch điều khiển<br />
2.1. Mạch công suất điều khiển điều khiển động cơ<br />
Brushless DC [3]<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển động cơ Brushless DC<br />
<br />
Để điều khiển được động cơ Brushless DC phải<br />
cấp nguồn cho từng pha của động cơ để đảo pha ở 3<br />
đầu cuộn dây động cơ theo những trạng thái đảo pha<br />
<br />
12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
của nó bằng cách đưa các tín hiệu kích vào các chân<br />
điều chế độ rộng xung (PWM - Pulse Width Modulation).<br />
Tốc độ của động cơ phụ thuộc vào tần số đảo pha.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
2.2. Mạch giám sát và điều khiển trung tâm<br />
<br />
Hình 4. Mạch điều khiển trung tâm<br />
<br />
Mạch sử dụng vi điều khiển ATmega32, dùng<br />
để hiển thị các thông số như: điện áp ắc quy, vị trí<br />
bàn đạp chân ga, tốc độ xe. Dựa vào các thông số<br />
trên, mạch sẽ điều khiển tự động khi nào sử dụng<br />
động cơ điện, khi nào sử dụng động cơ đốt trong<br />
hoặc khi nào cần sử dụng cả hai.<br />
<br />
Hình 5. Mô hình ôtô hybrid sau khi chế tạo<br />
<br />
2.3. Mô hình ô tô hybrid hai chỗ ngồi và kết quả<br />
thực nghiệm<br />
Mô hình ô tô hybrid hai chỗ ngồi được chế tạo<br />
<br />
như hình 4. Sản phẩm được chế tạo có những tính<br />
năng sau:<br />
Hệ thống truyền động: 02 động cơ điện dẫn<br />
động 02 bánh trước, động cơ nhiệt (xăng) dẫn động<br />
bánh sau thông qua bộ truyền các đăng - vi sai. Hệ<br />
truyền động hoạt động êm dịu.<br />
Hệ thống điều khiển dùng trên mô hình xe ô tô<br />
hybrid bao gồm:<br />
+ Máy biến áp để kích điện áp từ 12VAC (của<br />
máy phát) thành 60VAC, thông qua mạch nạp để<br />
nạp cho acquy 48VDC.<br />
+ Các cảm biến: đo tốc độ ôtô, vị trí bàn đạp<br />
chân ga.<br />
+ Hệ thống kiểm tra trạng thái của động cơ nhiệt<br />
và dung lượng của acquy 48V.<br />
+ Hệ thống khởi động/ngắt động cơ nhiệt.<br />
+ Bộ điều khiển động cơ Brushless DC.<br />
Kết quả thực nghiệm:<br />
Mô hình ôtô hybrid 2 chỗ ngồi với tổng khối lượng<br />
2 người ngồi tối đa là 130kg sau khi chế tạo đã được<br />
chạy thử nghiệm và thu được kết quả như sau:<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
Bảng 1. Các thông số thực nghiệm mô hình ôtô hybrid trên mặt đường bằng phẳng (ắc qui đầy điện)<br />
Điều kiện hoạt<br />
động<br />
<br />
Nguồn động lực<br />
Động cơ đốt<br />
trong<br />
<br />
Động cơ<br />
điện<br />
<br />
Động cơ đốt trong và động<br />
cơ điện<br />
<br />
x<br />
Đường bằng<br />
phẳng<br />
<br />
x<br />
x<br />
<br />
Thời gian tăng<br />
tốc từ<br />
0-100m (s)<br />
<br />
Tốc độ<br />
lớn nhất (km/h)<br />
<br />
16<br />
<br />
35<br />
<br />
20<br />
<br />
25<br />
<br />
14<br />
<br />
40<br />
<br />
Bảng 2. Các thông số thực nghiệm mô hình ôtô hybrid trên mặt đường dốc (ắc qui đầy điện)<br />
Điều kiện hoạt<br />
động<br />
<br />
Nguồn động lực<br />
Động cơ đốt<br />
trong<br />
<br />
Động cơ<br />
điện<br />
<br />
Động cơ đốt trong và động<br />
cơ điện<br />
<br />
Góc vượt dốc<br />
(độ)<br />
<br />
x<br />
Đường dốc<br />
<br />
25<br />
10<br />
<br />
x<br />
x<br />
<br />
18<br />
x<br />
<br />
15<br />
x<br />
<br />
12<br />
x<br />
<br />
18<br />
x<br />
<br />
Kết quả thu được cho thấy, trong tất cả các chế<br />
độ hoạt động của mô hình ôtô hybrid, khi sử dụng<br />
phối hợp cả 2 nguồn động lực (nhiệt, điện) thì tốc<br />
độ ôtô cao hơn so với khi sử dụng từng nguồn động<br />
lực riêng lẻ.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết quả đạt được và hạn chế<br />
1.1. Kết quả đạt được<br />
Sản phẩm của nghiên cứu là mô hình xe ô tô<br />
hybrid hai chỗ ngồi, có đầy đủ tính năng quay trở<br />
và có thể chạy với vận tốc tối đa là 40km/h trong địa<br />
hình bằng phẳng, có khả năng di chuyển được trong<br />
địa hình dốc lên đến 18%. Nguồn năng lượng của<br />
xe hybrid là sự kết hợp của động cơ xăng và năng<br />
lượng từ bình ắc quy.<br />
Mô hình xe ô tô hybrid hai chỗ ngồi được chế<br />
tạo mang tính đột phá và mở ra một kỷ nguyên<br />
mới cho việc nghiên cứu xe hybrid tại Trường Đại<br />
học Nha Trang. Có thể nói, kết quả của nghiên<br />
cứu này là nền tảng cho các nghiên cứu khác về<br />
xe hybrid.<br />
<br />
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
10<br />
22<br />
<br />
x<br />
Đường dốc<br />
<br />
15<br />
30<br />
<br />
x<br />
Đường dốc<br />
<br />
Tốc độ lớn<br />
nhất (km/h)<br />
<br />
5<br />
16<br />
<br />
Trên cơ sở xe mô hình, tác giả cũng đã xây<br />
dựng được các bài thực hành phục vụ việc đào tạo.<br />
Đây là những bài thực hành bám sát với nội dung<br />
và mục tiêu đào tạo. Hơn hết, sản phẩm của nghiên<br />
cứu là mô hình trực quan, giúp sinh viên tiếp thu<br />
kiến thức của các học phần chuyên ngành kỹ thuật<br />
ô tô và cơ điện tử một cách dễ dàng hơn.<br />
1.2. Hạn chế<br />
Mô hình xe ô tô hybrid hai chỗ ngồi được chế<br />
tạo lần đầu tiên tại Trường Đại học Nha Trang đã<br />
đạt được kết quả thiết thực, có thể ứng dụng ngay<br />
vào việc đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học.<br />
Tuy nhiên, tốc độ tối đa của xe mô hình còn thấp,<br />
khả năng leo dốc còn hạn chế do công suất của<br />
động cơ nhiệt và động cơ điện còn nhỏ. Khi chuyển<br />
phối hợp giữa động cơ điện và nhiệt chưa được êm<br />
do thiếu bộ phận ly hợp. Bên cạnh đó, mô hình xe<br />
ô tô hybrid chưa thực hiện được nhiều chế độ phối<br />
hợp điều khiển.<br />
2. Kiến nghị<br />
Để phát triển mô hình này vào thực tế ứng dụng<br />
cần cải tiến và bổ sung thêm các yếu tố như sau:<br />
<br />