intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngón tay cò súng – bệnh thường gặp trên bệnh nhân tiểu đường

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

318
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu: Ngón tay cò súng là một tình trạng đau do kẹt các ngón tay tư thế nắm hay mở bàn, nó thường xảy ra ở bất cứ ngón tay của bàn tay như ngón cái, ngón nhẫn, ngón giữa có tư thế như cò súng, khi được kéo ra thì nó phát ra tiếng kêu ‘cục’ , khi bị nặng thì nó sẽ bị khoá chặt ở tư thế cong. Thông thường, ngón tay cò súng bị gây ra bởi sự hẹp bao giữ gân mà nó cuốn quanh để gân khỏi bị căng ra tư thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngón tay cò súng – bệnh thường gặp trên bệnh nhân tiểu đường

  1. Ngón tay cò súng – bệnh thường gặp trên bệnh nhân tiểu đường Giới thiệu: Ngón tay cò súng là một tình trạng đau do kẹt các ngón tay tư thế nắm hay mở bàn, nó thường xảy ra ở bất cứ ngón tay của bàn tay như ngón cái, ngón nhẫn, ngón giữa có tư thế như cò súng, khi được kéo ra thì nó phát ra tiếng kêu ‘cục’ , khi bị nặng thì nó sẽ bị khoá chặt ở tư thế cong. Thông thường, ngón tay cò súng bị gây ra bởi sự hẹp bao giữ gân mà nó cuốn quanh để gân khỏi bị căng ra tư thế gấp. Ngón tay cò súng hay gặp ở nữ nhiều hơn nam và gặp bất cứ ai nếu người ấy bị đái tháo đường.
  2. 1. Dấu hiệu lâm sàng: Thường có những dấu hiệu sau - Đầu tiên bạn cảm thấy ngón tay hơi cứng khó gập, và nghe tiếng cục khi bạn duỗi thẳng, tại nơi nghe tiềng cục đó bạn sẽ sờ thấy khối u ở dưới, đó là vị trí mà gân bị ket. - Sau đó, nếu không được diều trị thi nó trở nên nặng hơn, bạn phải dùng lực của bàn tay khác để kéo ra khi ngón tay đó bị kẹt. - Cuối cùng, ngón tay dính chắc mà không thể duỗi ra được. - Thông thường hơn, ngón tay cò súng diễn ra đối với những ngón tay hay vận động hơn, chẳng hạn như ngón cái, ngón trỏ, có thể xuất hiện cùng một lúc nhiều ngón tay và có thể xảy ra trên hai bàn tay. 2. Nguyên nhân - Nguyên nhân của ngón tay cò súng là hẹp bao giữ gân gập các ngón tay, những sợi gân này được nối liền giữa gân và xương. Mỗi một gân được bao bọc một bao bảo vệ, bao bảo vệ này có chứa một chất dịch bôi trơn còn được gọi là bao hoat dịch, chất dịch này làm cho gân trược qua lại một cách dễ dàng trong bao bảo vệ đó khi bạn co hoặc duỗi ngón tay. Nhưng nếu bao hoạt dịch đó bị viêm, do
  3. công việc cứ lập đi lập lại nhiều lần, hay do chấn thương, hay do các bệnh viêm đa khớp, thấp khớp cấp làm cho khoảng không bên trong bị phù nề hẹp lại và siết chặt, do đó gân rất khó khăn khi di chuyển và làm cho nó bị kẹt lại ở tư thế co ngón tay. Cứ mỗi lần như vậy gân đó có thể bị phù nề sưng tấy thêm, điều đó làm cho chúng ngày càng tồi tệ hơn. 3. Những yếu tố nguy cơ - Nắm chặc thường xuyên một vật cứng trong tay, chẳng hạn như trang thiết bị địên, nhạc cụ thì ngón tay cò súng dễ dàng xảy ra hơn. - Bạn có nguy cơ cao hơn nếu như bạn có vấn đề về sức khoẻ như bệnh đái tháo đường, viêm đa khớp, những bênh nội tiết, những bệnh nhiễm trùng như lao. - Giới tính nữ gặp nhiều hơn nam. 4. Điều trị Việc điều trị ngón tay cò súng phụ thuộc vào nhiều tình trạng bệnh tật và thời gian bị bệnh A. Những trường hợp nhẹ
  4. Đối với những trường hợp nhẹ hoặc lúc có lúc không thì có thể thực hiện những cách sau: - Nghỉ ngơi: Bạn có thể tạm dừng công việc trong vòng 4 đến 6 tuần, nếu như công việc của bạn có thể tiếp tục ảnh hưởng đến bàn tay của bạn thì tốt hơn hết bạn có thể đổi công việc, hoặc giảm thời gian làm việc với bàn tay đó. - Nẹp ngón tay: Bác sĩ của bạn có thể đặt ngón tay của bạn trong nẹp và giữ cố định trong vòng 6 tuần ở tư thế duỗi ngón tay, nhờ vào nẹp mà ngón tay của bạn tránh được sự co duỗi trong lúc ngủ, tránh được sự kích ứng khi va chạm.
  5. - Tập thể dục: Bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng để tránh cứng khớp - Tránh cầm nắm chặt thường xuyên - Tránh ít nhất 3 đến 4 tuần, không nên cầm nắm chặt, không nên làm những máy rung - Ngâm tay vào nước ấm: Bạn có thể ngâm tay vào nước ấm, đặt biệt là vào buổi sáng, nó có thể làm giảm đau hoặc có thể làm giảm dính cả ngày, bạn có thể ngâm vài ba lần trong ngày. - Xoa bóp lòng bàn tay cũng làm cho bạn giảm đau B. Những trường hợp nặng hơn Những trường hợp nặng hơn bác sĩ của bạn có thể đề nghị thực hiện những việc cần làm sau - Uống thuốc kháng viêm giảm đau - Chích kháng viêm giảm đau, chích trực tiếp vào bao gân gập thường rất hiệu quả nếu như điều trị sớm.
  6. - Phẫu thuật được chỉ đặt ra khi các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng BS. VƯƠNG HỮU ĐỊNH Khoa cơ xương khớp - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2