
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 4/2024 45
NGUYÊN NHÂN PHÁ HỦY BỀ MẶT GẠCH THÁP KHƯƠNG MỸ
VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HƯ HỎNG GẠCH PHỤC CHẾ, SỬ DỤNG
GIA CƯỜNG KHỐI XÂY THÁP TRONG MÔI TRƯỜNG BIỂN
CAUSES OF SURFACE DESTRUCTION OF KHUONG MY TOWER BRICKS AND
SOLUTIONS TO LIMIT SURFACE DESTRUCTION OF RESTORED BRICKS, USED TO
REINFORCE TOWER BLOCKS IN MARINE ENVIRONMENTS
NGUYỄN TIẾN BÌNHa,*, MAI XUÂN HIỂNa
aViện Khoa học công nghệ xây dựng
*Tác giả đại diện: Email: binhtntibst@gmail.com
Ngày nhận 9/10/2024, Ngày sửa 20/11/2024, Chấp nhận 25/11/2024
https://doi.org/10.59382/j-ibst.2024.vi.vol4-6
Tóm tắt: Hiện tượng bề mặt tháp Champa bị
mủn do quá trình kết tinh một số hợp chất hóa học
là hiện tượng phổ biến, xảy ra ở tất cả các tháp dọc
miền duyên hải, làm nhiều tháp có nguy cơ sụp đổ.
Việc gia cường khối xây các tháp tại những khu vực
xung yếu bằng gạch phục chế (Gạch phục chế trong
bài báo này được hiểu là gạch sản xuất mới, có
hình dáng và màu sắc gần giống như gạch cổ, đã
được đưa vào gia cường khối xây tháp Khương Mỹ
và thuộc đối tượng được thực hiện kiểm định) đã
được thực hiện, song tốc độ tác động hoá lý trên bề
mặt gạch của các khối xây từ gạch phục chế xảy ra
nhanh hơn nhiều so với các khối xây gạch cổ. Bài
báo này sẽ cung cấp một số thông tin về nguyên
nhân gây ra hiện tượng mủn bề mặt gạch tháp
Khương Mỹ-Quảng Nam do quá trình tái kết tinh
một số hợp chất hóa học, giải thích lý do làm cho
các khối xây gia cường có tốc độ mủn mục nhanh
hơn so với các khối xây gạch cổ, đồng thời đưa ra
một vài kiến nghị để hạn chế tốc độ mủn đối với các
khối xây gia cường bằng gạch phục chế.
Từ khóa: tháp Champa, tháp Khương Mỹ, mủn
gạch, gạch phục chế
Abstract: The phenomenon of the surface of
Champa towers being decayed due to the
crystallization of some chemical compounds is a
common phenomenon, occurring in all towers along
the coastal region, causing many towers to be at
risk of collapse. Reinforcing the towers in vulnerable
areas with restored bricks has been carried out, but
the speed of physical impact on the brick surface of
the restored bricks occurs much faster than that of
the ancient bricks. This article will provide some
information on the cause of the decay of the surface
of the Khuong My-Quang Nam tower bricks due to
the crystallization of some chemical compounds,
explain the reason why the reinforced blocks decay
faster than the ancient bricks, and then give some
recommendations to limit the decaying rate of the
reinforced blocks made of restored bricks.
Key words: Champa tower, Khuong My Tower,
decaying bricks, restored bricks
Một thực trạng trong công tác bảo tồn và phát
huy giá trị các đền tháp Champa hiện nay là hiện
tượng gạch phục chế (sử dụng khi gia cường các
khối xây bị hư hại) bị nổi lớp màng màu trắng, sau
đó là mặt ngoài của các khối xây gia cường bị mủn
với tốc độ nhanh chóng. Hiện tượng này xảy ra ở
tất cả các tháp nằm ở khu vực ven biển như tháp
Po Dam, Po Sah Inu (Bình Thuận), Hòa Lai, Po
Rome, Po Klong Garai (Ninh Thuận), Po Nagar
(Nha Trang), tháp Nhạn (Phú Yên), tháp Cánh Tiên,
tháp Đôi (Bình Định), Mỹ Sơn, Khương Mỹ (Quảng
Nam)… [1].
Hình 1. Bề mặt gạch khối xây gia cường tháp Po Nagar – Nha Trang bị mủn