Ludwig Eduard Boltzmann (20 tháng 2 năm 1844 – 5 tháng 9 năm 1906) là một nhà vật lý nổi tiếng người Áo, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Áo, ông là người bắc cầu cho vật lý hiện đại,
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Nhà vật lý thống kê Ludwig Boltzmann
- Nhà vật lý thống kê Ludwig Boltzmann
Ludwig Boltzmann
Ludwig Eduard Boltzmann (1844-1906)
20 tháng 2, 1844
Sinh
Viên, Đế quốc Áo
5 tháng 9, 1906 (62 tuổi)
Mất
Duino, Ý
Nơi cư trú Áo, Đức
- Quốc tịch 20px Người Áo
Ngành Vật lý
Đại học Graz
Đại học Wien
Nơi công tác
Đại học München
Đại học Leipzig
Học trường Đại học Wien
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Josef Stefan
Paul Ehrenfest
Các sinh viên nổi tiếng Philipp Frank
Gustav Herglotz
Hằng số Boltzmann
Phương trình Boltzmann
Nổi tiếng vì
Phân bố Boltzmann
Định luật Stefan-Boltzmann
- Ludwig Eduard Boltzmann (20 tháng 2 năm 1844 – 5 tháng 9 năm 1906) là
một nhà vật lý nổi tiếng người Áo, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học
Hoàng gia Áo, ông là người bắc cầu cho vật lý hiện đại, với những công trình
đặt nền móng cho các lĩnh vực khoa học gồm cơ học thống kê và nhiệt động
lực học thống kê. Ông là một trong những nhân vật có đóng góp lớn, bảo vệ
cho thuyết nguyên tử khi mô hình nguyên tử vẫn còn đang gây ra sự tranh cãi
cao. Ngoài Max Planck ra, ông cũng là người có công đầu đề xuất ý tưởng
cho thuyết lượng tử.
Mục lục
1 Tiểu sử
o 1.1 Thời trẻ và sự giáo dục
o 1.2 Sự nghiệp
2 Đóng góp trong vật lý
3 Phương trình Boltzmann
4 Liên kết ngoài
- Tiểu sử
Thời trẻ và sự giáo dục
Boltzmann sinh ra ở Viên, khi đó là thủ đo của Đế quốc Áo. Cha của ông,
Ludwig George Boltzmann, là một công chức ngành thuế. Mẹ của ông,
Katharina Pauernfeind, từ Salzburg. Từ nhỏ, Boltzmann được một thầy tư
dạy học tại nhà. Sau đó ông học tại trường trung học ở Linz. Khi ông 15 tuổi,
cha của ông qua đời.
Từ năm 1863, Boltzmann nghiên cứu vật lý ở trường Đại học Wien. Một số
giáo viên của ông là Johann Josef Loschmidt, Joseph Stefan, Andreas von
Ettingshausen và Jozef Petzval. Boltzmann nhận bằng tiến sỹ năm 1866.
Công trình luận án tiến sĩ của ông về thuyết động học các chất khí do Stefan
hướng dẫn. Năm 1867, Boltzmann đã là giảng viên đại học. Sau khi có bằng
tiến sĩ, Boltzmann làm việc hai năm trong vai trò là trợ lý của Stefan. Sau đó
Stefan đã giới thiệu ông vào các công trình của James Clerk Maxwell.
Sự nghiệp
Năm 1869, ở tuổi 25, ông đã được bổ nhiệm là giáo sư vật lý toán, giảng viên
của trường Đại học Graz. Năm 1869 ông đã làm việc vài tháng với Robert
Bunsen và Leo Königsberger tại Heidelberg. Năm 1871, ông làm việc cùng
Gustav Kirchhoff và Hermann von Helmholtz ở Berlin. Năm 1873
Boltzmann tới Đại học Wien làm giáo sư giảng dạy về toán học và ở đây đến
năm 1876.
- Ludwig Boltzmann và các đồng nghiệp ở Graz, năm 1887
Năm 1872, ông gặp Henriette von Aigentler, một giáo viên dạy toán và vật lý
ở Graz. Năm 1876, Ludwig Boltzmann cưới Henriette von Aigentler; họ có
ba con gái và hai con trai. Boltzmann quay trở lại Graz làm trưởng khoa Vật
lý. Ông đã sống 14 năm hạnh phúc ở Graz và tại đây ông đã phát triển khái
niệm về thống kê tự nhiên của mình. Năm 1885, ông trở thành một thành
viên của Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia đế quốc Áo và năm 1887, ông trở
thành Hiệu trưởng trường Đại học Graz.
Năm 1890, Boltzmann làm trưởng khoa vật lý lý thuyết của trường Đại học
München tại Đức.
Năm 1893, Boltzmann kế nhiệm Joseph Stefan làm Giáo sư Vật lý lý thuyết
của Đại học Wien.
- Đóng góp trong vật lý
Boltzmann là một nhà vật lý cổ điển, nhưng ông đã có ảnh hưởng lớn đến các
lĩnh vực vật lý hiện đại gồm cơ học thống kê và nhiệt động lực học thống kê.
Các phương trình Boltzmann là những ý tưởng trọng yếu cho nhiệt động lực
học không cân bằng và các quá trình thuận nghịch. Boltzmann cũng có công
lớn trong việc xây dựng và bảo vệ định luật hai của nhiệt động lực học, phát
triển định nghĩa entropy từ quan điểm thống kê thuần túy và đánh đổ quan
điểm chết nhiệt vũ trụ.
Phương trình entropy, được khắc trên bia mộ, là thành tựu khoa học vĩ đại
của Boltzmann:
Phương trình entropy :
Phương trình Boltzmann
Bài chi tiết: Phương trình Boltzmann
- Phương trình Boltzmann mô tả động lực học của một chất khí lý tưởng.