intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những chuyện đời thường quanh ta 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những chuyện đời thường quanh ta 3 Khoảng lặng giữa phố Lê Thiện Toàn (đứng) phục vụ khách tại quán cà phê Lặng Trong muôn hình vạn trạng quán cà phê ở TP, có những nơi bạn đến để lắng nghe và suy ngẫm chính mình... Trở thành một trào lưu, đặc biệt là một bộ phận giới trẻ, trong tuần thế nào họ cũng ghé đến những quán cà phê do những người có hoàn cảnh đặc biệt phục vụ. Với họ, đi uống cà phê cũng là cách “góp gió, cùng đồng hành và chia sẻ”. Hơn thế, họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những chuyện đời thường quanh ta 3

  1. Những chuyện đời thường quanh ta 3 Khoảng lặng giữa phố Lê Thiện Toàn (đứng) phục vụ khách tại quán cà phê Lặng Trong muôn hình vạn trạng quán cà phê ở TP, có những nơi bạn đến để lắng nghe và suy ngẫm chính mình... Trở thành một trào lưu, đặc biệt là một bộ phận giới trẻ, trong tuần thế nào họ cũng ghé đến những quán c à phê do những người có hoàn cảnh đặc biệt phục vụ. Với họ, đi uống cà phê cũng là cách “góp gió, cùng đồng hành và chia sẻ”. Hơn thế, họ còn học được nhiều điều bất ngờ từ cuộc sống quanh mình. Chia sẻ Nằm chìm khuất giữa con đường huyên náo Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, quán cà phê mang một cái tên khá đặc biệt: “Lặng” - nhưng vẫn được nhiều người tìm đến. Trang trí đơn giản với gam màu chủ đạo là trắng, nổi bật trên tường bức ảnh nổi tiếng của tác giả Lưu Ngọc về một bé gái khiếm thính đang tập phát âm. Một góc khác là bức ảnh người khiếm thính đang biểu đạt qua động tác thủ ngữ hai chữ “công bằng”. Đặc biệt hơn, 3 nhân viên phục vụ đều là người khiếm thính. Khách đến đây phải dùng giấy viết hay ra hiệu thay cho lời nói. Không có những tiếng gõ ly lanh canh kêu tính tiền như quán cà phê bình thường, mọi người đều nhẹ tay ra hiệu như muốn chia sẻ những khiếm khuyết của người phục vụ.
  2. Theo chủ nhân của quán, quán vừa mở cửa vào dịp cuối năm 2005. Những người phục vụ khiếm thính đã nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và làm việc khá hiệu quả. Anh Lê Thiện Toàn, nhân viên phục vụ, cho biết ngoài việc kiếm tiền phụ giúp gia đình, anh còn có niềm vui là chỉ dẫn mọi người sử dụng thủ ngữ để trò chuyện, bày tỏ tình cảm với nhau. Nơi đây còn là “điểm tập kết” truyện và sách cho trẻ em bất hạnh. Đồng cảm Một địa chỉ cũng trở nên thân thuộc là quán cà phê Hoa Anh Đào trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1. Ra đời gần 2 năm, Hoa Anh Đ ào vẫn âm thầm tạo cơ hội việc làm cho những người chậm phát triển trí tuệ, giúp họ hòa nhập cộng đồng. “Mình đến quán vừa thư giãn, vừa ủng hộ những bạn bị khuyết tật. Sự có mặt của mình và các bạn như là cách “góp gió “, tiếp thêm sức cho các bạn kém may mắn tự tin để khẳng định mình” - anh Phạm Mạnh Thương, nhân viên Công ty LG, cho biết như thế. Nhiều vật trang trí ở Hoa Anh Đào giờ đã phôi pha theo thời gian nhưng lượng khách đến vẫn đông. Sinh viên, nhân viên văn phòng, doanh nhân... mỗi người một cách nghĩ, một tâm tư nhưng đều hội tụ tại quán. Cái cảm giác tới quán để làm “thượng đế” dường như không hiện diện. Và cả khoảng cách giữa những người phục vụ chậm phát triển trí tuệ với khách cũng chan h òa. Khách chẳng bận lòng với những lúng túng của nhân viên. Đồng cảm trở thành bầu không khí thân thiện thổi hồn vào quán, chan hòa theo âm nhạc, theo tâm trạng mỗi người và những giọt cà phê đặc quánh chậm rãi buông rơi.
  3. Học lắng nghe, học yêu thương Ở cà phê Hoa Anh Đào chúng tôi bắt gặp những dòng chữ lưu niệm quý giá là những lời đồng cảm, động viên cô chủ quán người Nhật Esaki Chisato cùng những nhân viên phục vụ đặc biệt của mình. Nhiều người thổ lộ sau khi đến quán, họ tìm thấy một cách nghĩ mới: Tự thay đổi chính mình, biết yêu thương cuộc sống, yêu thương mọi người hơn. Bạn Đình Chương, email dinhchuong... @yahoo.com, tâm sự: “Từ lâu mình đã để nỗi đau vì tình yêu của mình chiếm hết cuộc sống. Nhưng khi đến Hoa Anh Đào mình biết còn nhiều điều, nhiều người xung quanh để mình học hỏi và yêu thương hơn như những người phục vụ ở đây”. “Tôi đã lắng nghe im lặng đời tôi...” lời nhạc của Trịnh Công Sơn đã được chủ nhân quán Lặng mượn làm slogan của quán. Thật vậy, khách đến đây phải học cách lắng nghe, chăm chú với từng chữ viết, khẩu hình của người phục vụ. Mọi việc dường như chậm lại nhưng ẩn chứa suy tư, ẩn chứa khát vọng và cả những quãng lặng để nhìn lại chính mình. Chị là chị dâu tôi hay là thánh thần Chúng tôi đều nghĩ rằng, chính vì chị đã mang căn bệnh chết người đến cho anh tôi nên chị phải làm tất cả trong im lặng, không một lời kêu ca như để chuộc tội. Nhưng rồi đến một ngày, anh tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện về anh. Kính gửi Tòa soạn Báo ANTG Cuối tháng! Hôm nay, tôi xin được viết lá thư này gửi đến Tòa soạn. Lời đầu thư, tôi kính chúc Báo ANTG Cuối tháng an khang thịnh vượng và mỗi ngày một hay hơn. Trong lá
  4. thư này, tôi xin được kể câu chuyện về một người phụ nữ mà cho đến bây giờ tôi không biết đấy là chị dâu tôi hay là thánh thần. Tôi nói vậy vì tất cả những gì tôi đã chứng kiến về người phụ nữ này ở ngay trong gia đình tôi gần mười năm. Chỉ trước khi anh tôi mất chừng một tháng, anh mới kể cho tôi nghe câu chuyện này. Câu chuyện xảy ra đã lâu những tôi vẫn không thể nào quên từng chi tiết nhỏ anh kể cho tôi nghe. Anh tôi mất vì nhiễm căn bệnh thế kỷ. Khi biết anh tôi mắc căn bệnh đó, cả gia đình tôi bàng hoàng, đau đớn. Rồi không ai bảo ai, các thành viên trong gia đình tôi đều nghi chị dâu tôi là người đã truyền căn bệnh đó cho anh tôi. Những ngày tháng đó, một không khí thù hận đối với chị dâu tôi luôn luôn trùm lên gia đình tôi. Chúng tôi đã gặng hỏi, thậm chí truy ép anh tôi nhiều lần về chuyện đó. Nhưng lần nào anh cũng nổi giận và nói gia đình tôi không được phép nghi oan cho chị ấy. Anh tôi nói tất cả là do anh ấy và rất có lỗi với vợ và gia đình nhà vợ. Không một ai trong gia đình chúng tôi tin chị dâu tôi trong sáng mà vẫn sẵn sàng làm vợ một người mắc căn bệnh thế kỷ. Vì trong mắt của gia đình, anh trai tôi là người con ngoan, người anh gương mẫu và còn là một công chức sáng giá thì làm sao dính vào căn bệnh đó được. Vả lại, những người mắc bệnh này tuổi thọ của họ không cao, bệnh dễ lây và điều quan trọng là khi người đời biết họ sẽ dè bỉu và xa lánh, một căn bệnh nói lên một lối sống sa đọa. Tất cả chúng tôi đều nghĩ, nếu không phải chị dâu tôi truyền căn bệnh cho anh thì sao chị dâu tôi phải chung sống và chăm sóc anh hết mực suốt gần mười năm cho đến ngày anh tôi ra đi.
  5. Tuy gần mười năm sống trong gia đình tôi, chị dâu tôi hết lòng chăm sóc anh tôi và đối xử hết sức hiếu thảo đối với cha mẹ chồng nhưng chúng tôi vẫn mang trong lòng một mối hận vì nghĩ chị dâu tôi đã đưa anh tôi tới cái chết. Chúng tôi đều nghĩ rằng, chính vì chị đã mang căn bệnh chết người đến cho anh tôi nên chị phải làm tất cả trong im lặng, không một lời kêu ca như để chuộc lại một phần tội lỗi của mình. Nhưng rồi đến một ngày, anh tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện về anh. Trước khi cưới khoảng hai tháng, anh tôi thấy vô cùng mệt mỏi và sút cân. Anh tôi đi khám và vô cùng kinh hoàng khi biết rằng anh có HIV. Sau một tuần, anh cố trấn tĩnh và đã nói hết sự thật với chị dâu tôi. Anh xin chị dâu tôi tha thứ và xin hủy bỏ đám cưới. Nghe tin ấy, chị dâu tôi đã suy sụp tưởng không thể đứng lên được nữa. Nhưng sau đó một tháng, chị gặp anh tôi và nói: "Em muốn chúng ta tổ chức lễ cưới". Anh tôi kiên quyết chối từ. Anh nói lúc đó anh không hiểu vì sao chị lại có thể làm như thế. Nhưng chị dâu tôi đã khuyên giải anh và nói chị ấy không thể bỏ anh trong lúc này. Chị ấy nói vẫn yêu anh và càng thương anh hơn nhiều. Chị muốn ở bên anh tôi để động viên và giúp đỡ anh. Gia đình tôi không hề hay biết chuyện gì và náo nức chuẩn bị lễ cưới cho anh tôi. Chị đã về làm dâu nhà tôi lạ lùng như thế mà chính anh tôi cũng không dám tin đó là sự thật. Sau khi trở thành vợ anh tôi, chị muốn được sống với anh như một người vợ thực sự. Tất nhiên, chị dâu tôi biết hai người không thể sinh con vì khi quan hệ sinh lý với người mắc căn bệnh này phải dùng phương tiện để ngăn ngừa sự truyền nhiễm bệnh. Tất cả những chuyện đó chị dâu tôi hoàn toàn chủ động. Nhưng anh tôi đã khước từ biết bao nhiêu lần trong gần mười năm chung sống. Chị dâu tôi đã
  6. an ủi, động viên và cả giải thích với anh tôi. Nhưng anh tôi đã khóc mang ơn chị và xin chị tha thứ. Có lần anh quỳ trước chị dâu tôi vái lạy và nói: "Em không phải là người, em là thánh thần. Chỉ có thánh thần mới đối xử như thế với anh. Anh xin em, anh lạy em. Kiếp kiếp anh mang ơn em". Anh tôi cũng là một người đàn ông như bao người đàn ông khác. Trong hai, ba năm đầu của đời sống vợ chồng, nhiều lúc đòi hỏi sinh lý làm anh tôi không sao chịu được. Nhưng trước chị dâu tôi, càng ngày anh tôi càng mang ý nghĩ chị là vị thánh. Chính sự kính trọng đến thiêng liêng mà anh tôi không cho phép mình làm bất cứ điều gì khác. Anh tôi không hiểu vì sao biết mình mắc căn bệnh hiểm nghèo và sẽ chết dù sớm hay muộn mà anh vẫn cưới chị. Anh tôi vô c ùng đau khổ vì chuyện đó. Có phải anh là người ích kỷ chỉ biết đến mình không. Nhưng chị dâu tôi nói là đến với anh tự nguyện, chị yêu anh, hiểu anh. Chị biết lúc này anh đang rất cần có người thân yêu hiểu anh ở bên cạnh. Chính vì tình thương yêu vô bờ của chị đối với anh tôi mà anh không bao giờ nghĩ đến việc chăn gối với chị. Bởi anh hoàn toàn coi chị như một vị thánh và anh tôi chỉ còn sự kính trọng vô cùng thiêng liêng trước chị dâu tôi mà thôi. Gia đình tôi không hay biết gì về chuyện đó mà chỉ thấy anh tôi sống vui hơn và tự tin hơn. Anh thường nói với mẹ tôi là anh tôi có chết cũng không ân hận gì lắm, vì anh đang được sống những năm tháng có ý nghĩa thật sự. Khi kể câu chuyện của anh chị cho tôi nghe, anh tôi đã hứa với chị dâu tôi không kể câu chuyện này cho ai. Nhưng anh tôi thấy phải kể cho tôi biết chị dâu tôi là một người như thế nào. Quả thực lúc đầu tôi hết sức bàng hoàng. Tôi không
  7. nghĩ trên đời này lại có những con người dám hy sinh cá nhân mình và có một tấm lòng nhân ái rộng lớn đến như vậy mặc dù chị dâu tôi cũng chỉ là một người phụ nữ bình thường như hàng triệu người phụ nữ khác trên thế giới. Sau khi đoạn tang chồng, chị dâu tôi xin được trở về nhà mẹ đẻ. Lúc ấy gia đình tôi đã biết được chị hy sinh cho anh tôi như thế nào. Ngày chị dâu tôi rời gia đình tôi, cả nhà tôi khóc tiễn chị. Tôi đã quỳ xuống trước chị như anh tôi ngày nào và rập đầu lạy chị. Bản thân lòng tôi lúc đó cũng đã coi chị như Phật sống. Chỉ có một tấm lòng đầy Phật tính mới có thể sống nhân ái và dám hy sinh vì sự đau khổ của người khác như chị dâu tôi. Kính thưa Tòa soạn! Sau đó, chị dâu tôi có đi bước nữa tuy lúc đó chị đã 37 tuổi. Một người đàn ông đã thực sự thương yêu chị và bước qua mọi dị nghị, đồn đại để đến với chị. Thế rồi họ đã sinh được một đứa con trai kháu khỉnh. Gia đình nhỏ của chị đã sống thật hạnh phúc cho đến bây giờ. Tôi viết lá th ư này và muốn được đăng trên báo không phải để thanh minh một điều gì đó cho chị mà để một lần nữa cúi lạy trước chị. Tôi cũng muốn mọi người biết câu chuyện n ày và hiểu rằng trong cuộc đời có những con người đã hy sinh vì người khác như vậy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhiều lúc thẫn thờ và tự hỏi: Chị là chị dâu tôi hay là thánh thần. chúc Tòa soạn an khang thịnh vượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2