intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần biết khi mua máy DSLR

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

116
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không chỉ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những người yêu ảnh hẳn không còn xa lạ với loại máy DSLR. Đây là loại máy ảnh thông dụng cho ra những bức ảnh đẹp đầy tính nghệ thuật. Với giá thành không còn quá cao như trước đây, nhiều người yêu ảnh đã có khả năng mua được một chiếc máy DSLR. Song để việc đầu tư là xứng đáng và hiệu quả, bạn cần biết một số điều về loại máy ảnh này. Tại sao lại là máy DSLR? Bạn quyết định mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần biết khi mua máy DSLR

  1. Những điều cần biết khi mua máy DSLR Không chỉ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những người yêu ảnh hẳn không còn xa lạ với loại máy DSLR. Đây là loại máy ảnh thông dụng cho ra những bức ảnh đẹp đầy tính nghệ thuật. Với giá thành không còn quá cao như trước đây, nhiều người yêu ảnh đã có khả năng mua được một chiếc máy DSLR. Song để việc đầu tư là xứng đáng và hiệu quả, bạn cần biết một số điều về loại máy ảnh này. Tại sao lại là máy DSLR? Bạn quyết định mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số mới và xác định là máy DSLR. Nhưng chắc hẳn vô số dòng máy với những chức năng khó hiểu sẽ khiến bạn bối rối khi lựa chọn. Đừng hoảng sợ, bài viết này sẽ giúp bạn chọn một chiếc máy ảnh DSLR phù hợp, dù cho bạn là người đã từng chụp ảnh hay mới lần đầu tiên tìm hiểu về loại máy này. Trước khi đề cập vào vấn đền chính, ta dừng lại một chút cho câu hỏi nhỏ mà quan trọng: tại sao bạn lại thích máy DSLR trong khi một chiếc máy kỹ thuật số thông dụng nhỏ gọn hơn nhiều mà giá thành rẻ? Câu trả lời có thể được gói gọn trong 2 cụm từ: tính đa năng và chất lượng ảnh. Tính đa năng không chỉ là bạn có thể thay đổi ống kính và gắn vào các loại phụ kiện – từ những thứ căn bản như flashgun và thiết bị điều khiển từ xa cho đến những phụ kiện chuyên dụng cho phép máy SLR bắt được tất cả mọi vật, từ những con côn trùng bé tin hin cho đến những vì sao xa tít tắp. Tính đa năng còn là sự linh hoạt tiện dụng khi chụp ảnh có được nhờ vào điều khiển cao cấp và các chi tiết chất lượng vượt bậc.
  2. Từ đó nảy sinh cụm từ thứ 2: chất lượng ảnh. Trong một ngày ánh sáng đẹp thì sự chênh lệch giữa một chiếc máy ảnh compact tốt và một chiếc DSLR là không đáng kể; cả hai đều cho ra những bức ảnh sắc nét, màu sắc rạng rỡ mà không cần quá nhiều kỹ năng chụp. Nhưng khi độ khó tăng lên một chút, như chụp ảnh trong ánh sáng yếu, chụp những cử động nhanh trong các môn thể thao hoặc động vật hoang dã, hay là khi bạn muốn thử nghiệm với độ sâu của anh thì rõ ràng máy DSLR với bộ cảm biến rộng và nhạy hơn có ưu thế hơn hẳn. Hiện tại giá máy đã giảm đi khá nhiều nên việc sở hữu loại máy “cao cấp” này không còn quá khó nữa. Máy SLR là gì? Thiết kế kỹ thuật cơ bản của SLR về căn bản là không thay đổi qua nửa thế kỷ nay. “Single Lens Reflex” (phản xạ một ống kính) để chỉ tấm gương di chuyển được, đặt giữa ống kính và phim/sensor để chiếu hình ảnh thấy được qua ống kính lên màn ảnh mờ để người chụp lấy nét. Như lược đồ trên, tấm gương bên trong SLR phản chiếu hình ảnh tạo thành bởi ống kính (lens) lên ống ngắm (qua màn ảnh và lăng kính). Khi bức ảnh được chụp, tấm kính hạ xuống để ánh sáng đi trực tiếp vào sensor/phim. Tấm kính sẽ được nhấc lên để ngắm. Bạn cần gì? Đứng trước rất nhiều dòng máy DSLR với đủ loại mức giá, bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về việc mình thực sự cần gì ở một chiếc máy ảnh. Bạn muốn sự đơn giản dễ dùng giống như máy compact hay bạn thuộc loại nhiếp ảnh gia muốn tận dụng tất cả các chức năng của chiếc máy ảnh. Có nhiều dòng máy DLSR có các chế độ chụp nhanh trong khi các dòng khác thì không. Bạn có hay chụp ảnh thể
  3. thao hay thiên nhiên không? Nếu có thì bạn cần chiếc máy ảnh có tốc độ chụp nhanh và có thể là với khổ sensor nhỏ hơn. Nếu bạn phải chụp trong ánh sáng rất yếu bạn sẽ cần t ìm chiếc máy ảnh có thông số ISO cao và dễ ổn định. Nếu bạn thường xuyên chụp ảnh studio, chân dung hoặc macro, tốt hơn hết là chiếc máy có chức năng ngắm ảnh sống “live view” chất lượng. Cuối cùng, có rất nhiều băn khoăn rất thực tế, thân máy có khả năng chống mưa chống nắng không? Kích thước và trọng lượng của máy có quan trọng đối với bạn? Bạn có cần các loại ống kính chuyên dụng và các loại phụ kiện khác? Không phải hệ thống máy ảnh nào cũng sử dụng chung một loại ống kính và không phải máy ảnh nào cũng tương thích với các loại phụ tùng chuyên dụng. Cũng đừng quên rằng hầu hết các máy DSLR chấp nhận được nhiều loại ống kính và phụ kiện được thiết kế dành cho máy phim SLR (từ cùng một nhà sản xuất), vì thế nếu bạn có ý định đầu tư nghiêm túc vào một dòng máy phim, bạn cũng có thể tái sử dụng các loại phụ kiện đi kèm khi chuyển sang dùng máy kỹ thuật số. Kích thước của bộ cảm biến Trước hết là kích thước của bộ cảm biến (sensor) CCD hay CMOS được dùng để chụp ảnh. Mặc dù sự khác nhau là không nhiều, trên thực tế tất cả các sensor của DSLR đều vừa với 3 loại kích thước (thứ tự thấp dần): Full Frame, APS-C và Four-Thirds. Kích thước sensor không quan trọng như nhiều người nghĩ, nhưng cũng có một số điều cần lưu ý. Thứ nhất là “crop factor” (hệ số cúp nhỏ). Như lược đồ bên dưới, khi sensor nhỏ hơn thì khu vực nó chụp được cũng nhỏ hơn, kết quả là bức ảnh trông như được chụp với độ dài tiêu cự dài (hơn 1.5 hay 1.6 lần với APS-C, hơn 2 lần với Four-Thirds).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2