intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết bàn về việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên thế giới đang ngày càng trở nên phổ biến. IFRS mang lại những lợi ích to lớn trong việc nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán, góp phần tạo ra ngôn ngữ kế toán mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình áp dụng IFRS của các quốc gia trên thế giới cũng gặp không ít khó khăn. Những khó khăn, thách thức ấy lại càng lớn hơn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam NHỮNG THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CÁC TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP #Ths. NCS Nguyễn Ngọc Lan - Ths. Nguyễn Thị Cúc Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên thế giới đang ngày càng trở nên phổ biến. IFRS mang lại những lợi ích to lớn trong việc nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán, góp phần tạo ra ngôn ngữ kế toán mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình áp dụng IFRS của các quốc gia trên thế giới cũng gặp không ít khó khăn. Những khó khăn, thách thức ấy lại càng lớn hơn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chính vì thế, để thực hiện được quyết tâm, nỗ lực tiến tới vận dụng IFRS trong giai đoạn 2017 – 2020 của Chính phủ Việt Nam, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực kế toán cần phải có bước chuyển mình thật sự. Từ đó, đặt ra yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, cập nhật kiến thức của các trường Đại học và các Tổ chức nghề nghiệp kế toán của Việt Nam. Từ khóa: IFRS, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế; nhân lực kế toán, tổ chức nghề nghiệp kế toán. Những thách thức khi áp dụng IFRS Việt Nam là quốc gia đang hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới và khu vực. Hệ thống kế toán Việt Nam đã từng bước hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên,Việt Nam vẫn là quốc gia đang áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán nội địa trong khi đã có hơn 130 quốc gia cam kết IFRS là hệ thống chuẩn mực toàn cầu. Đứng trước xu thế đó thì việc tiến tới sử dụng IFRS tại Việt Nam là vấn đề tất yếu. Ngoài sức ép của xu thế áp dụng IFRS trên thế giới, thì Việt Nam cũng đã nhận thức được lợi ích của việc vận dụng IFRS trong việc nâng cao chất lượng thông tin. Áp dụng IFRS góp phần cải thiện chất lượng, tính minh bạch và tính so sánh của báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng IFRS sẽ làm tăng cường sự tin cậy của các nhà đầu tư, dẫn đến góp phần nâng cao khả năng huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài. Ngoài ra, việc áp dụng IFRS sẽ làm giảm sự điều tiết thu nhập, ghi nhận các khoản thiệt hại kịp thời hơn và thông tin kế toán có giá trị phù hợp hơn. Việc áp dụng IFRS giúp các nhà đầu tư tiết kiêm chi phí phân tích và xử lý thông tin; có thể dễ dàng nắm bắt được sức khỏe tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán để có các quyết định đầu tư nhanh chóng. Với cộng đồng nghề nghiệp kế toán và kiểm toán thì việc được trang bị kiến thức nghề nghiệp được công nhận toàn cầu sẽ gia tăng cơ hội nghề nghiệp và vị thế. Phát triển kế toán hướng về IFRS là điều tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa và đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP. Tuy nhiên, tham gia quá trình hội tụ kế toán quốc tế không phải là vấn đề dễ dàng cho các quốc gia. Khó khăn, thách thức đó lại càng lớn hơn đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Những rào cản về mặt pháp lý, về văn hóa, về 268
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam môi trường kinh doanh, về ngôn ngữ đã trực triếp áp lực lên Chính phủ, các doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực kế toán và các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp kế toán. Trong đó, những thách thức lớn mà Việt Nam gặp phải trong tiến trình cải cách kế toán theo hướng IFRS trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, hiểu biết và kinh nghiệm về IFRS tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, đây được coi là một trong những thách thức lớn. Cho đến nay, việc hiểu biết và vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa nói đến về kiến thức và kinh nghiệm về IFRS. Theo nghiên cứu, tại Việt Nam mới chỉ có 4 ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng Việt Nam (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu, tập đoàn Bảo Việt) là áp dụng IFRS trong việc lập BCTC. Duy nhất có 1 tổ chức phi tín dụng là Vingroup Joint Stock Company công b ố thông tin BCTC theo cả VAS và IFRS. Đây là một con số còn hết sức khiêm tốn. Thứ hai, mức độ phức tạp của IFRS tương đối cao. IFRS được sử dụng chủ yếu cho các công ty đại chúng, các công ty có quy mô lớn, bàn nhiều về các nghiệp vụ kinh tế phức tạp, như các nghiệp vụ phái sinh và kế toán phòng ngừa rủi ro; kế toán theo phương pháp mua, bao gồm cả sự nhận dạng và đo lường tài sản vô hình tách biệt, kiểm tra giảm giá trị của tài sản. Các thuật ngữ trong IFRS còn gây nhiều khó hiểu, hướng dẫn một cách tổng quát, theo các nguyên tắc chung nhất. Do đó, đòi hỏi người đọc và hiểu IFRS nói riêng và người làm kế toán phải hiểu theo nguyên tắc, bản chất của nghiệp vụ kinh tế hơn là học thuộc các quy tắc ghi chép. Thứ ba, hạn chế trong công tác hướng dẫn sử dụng IFRS từ các Tổ chức nghề nghiệp kế toán. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã hình thành các tổ chức nghề nghiệp như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hội tư vấn thuế Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam... Bên cạnh đó, tại Việt Nam cũng có các văn phòng đại hiện của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như: Hội Kế toán công chứng Anh quốc, Hội Kế toán viên công chứng Australia, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales... Trong đó, các tổ chức nghề nghiệp chưa có chương trình đào tạo IFRS một cách có hệ thống; có chăng chỉ là chương trình đào tạo với số lượng học viên còn rất mỏng. Các tổ chức nghề nghiệp chưa có sự phổ biến tích cực và hỗ trợ hướng dẫn thường xuyên IFRS. Thứ tư, những rào cản, khó khăn về yếu tố ngoại ngữ. IFRS do được biên soạn bằng tiếng Anh; trong khi đó khả năng đọc, hiểu bằng ngôn ngữ này của Việt Nam còn hết sức hạn chế. Theo đánh giá, trình độ tiếng Anh của người Việt Nam nói chung và lao động hành nghề kế toán nói riêng chỉ ở mức trung bình và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng IFRS tại Việt Nam. Thứ năm, nguồn nhân lực kế toán kế cận chưa được đào tạo về IFRS. Việt Nam có hơn 300 trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo về kế toán theo các hệ đại học, cao học và nghiên cứu sinh. Mặc dù, phương pháp cũng như nội dung đào tạo của các trường đào tạo kế 269
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam toán luôn được thay đổi và ngày càng hoàn thiện song rất ít trường đại học, cao đẳng giảng dạy hướng về vận dụng IFRS. Gần như, việc dạy và học kế toán tại các trường Đại học và Cao đẳng, chủ yếu là các quy tắc ghi chép mà không quan tâm nhiều đến các chuẩn mực dựa trên các nguyên tắc cũng như khả năng phán xét, suy luận của một kế toán viên. Ngoài ra, việc áp dụng IFRS còn gặp không ít khó khăn xuất phát từ cơ sở hạ tầng thông tin còn hạn chế, chi phí áp dụng phương pháp kế toán theo IAS/IFRS (chi phí thu thập thông tin định giá tài sản vận hành hệ thống đánh giá …) có thể lớn hơn lợi ích mang lại; nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán….) chưa có nhu cầu sử dụng. Thói quen của người Việt Nam là thận trọng, ngại rủi ro nên ngại thay đổi. Với những thách thức đó, Việt Nam cần phải xây dựng lộ trình phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho việc áp dụng IFRS trong thời gian tới một cách có hiệu quả. Việc tiến tới áp dụng IFRS tại Việt Nam phải được đi cùng với kế hoạch đào tạo kế toán – một vấn đề được coi là chìa khóa cho sự thành công trong quá trình hướng về IFRS. Yêu cầu đặt ra cho các trường đại học, các tổ chức và hội nghề nghiệp Với trọng trách đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán, trong thời gian qua các trường Đại học và các Tổ chức nghề nghiệp kế toán đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển của hoạt động kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế trong công tác đào tạo kế toán đó chính là chất lượng chưa cao. Tại Việt Nam, chưa có trường đại học nào được được xếp hạng về kế toán theo QS World University ranking; số lượng sinh viên ra trường hàng năm rất lớn nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao; chưa có Chương trình đào tạo kế toán có bao gồm IFRS và số lượng hội viên của các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế còn chưa nhiều. Thực trạng nguồn nhân lực kế toán thể hiện bảng sau: Bảng 1: Nguồn nhân lực kế toán ở Việt Nam Tiêu chí Việt Nam Số lượng kế toán chuyên nghiệp (*) 9.350 Yêu cầu về đào tạo Tốt nghiệp đại học Yêu cầu sát hạch để được công nhận Có Yêu cầu về số năm kinh nghiệm để được công nhận 5 Yêu cầu về tham gia chương trình phát triển nghề nghiệp (CPE) 40/1 Nguồn: World Bank, 2014 (*) Số lượng nằm trong tổ chức nghề nghiệp quốc gia, không bao gồm những người có chứng chỉ nghề nghiệp nước ngoài. Chính vì thế, cơ hội tìm kiếm việc làm ở các quốc gia phát triển như Singapore, Thái Lan... hay cạnh tranh với lao động nước ngoài tại chính thị trường lao động Việt Nam trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi mà hướng về IFRS là xu hướng của cả thế giới. Bởi vậy, công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực kế toán, kiểm toán của các trường Đại học và các Tổ chức nghề nghiệp ở Việt Nam cần có sự đổi mới, chuyển mình thật sự. 270
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Các trường Đại học phải thay đổi cách thức tiếp cận trong học tập và giảng dạy kế toán, phải theo hướng dạy và học theo nguyên tắc chứ không phải theo “cách ghi chép” như lâu nay. Trong xu thế IFRS được thiết kế theo nguyên tắc và có sự thay đổi liên tục cũng như sự phức tạp của hoạt động kinh tế thì việc giảng dạy kế toán theo cách ghi chép là không phù hợp. Theo đó, nội dung và chương trình giảng dạy cần được thiết kế bao gồm các học phần về Chuẩn mực kế toán Việt Nam và tiến tới IFRS cả về lý thuyết và thực hành. Người dạy kế toán phải thay đổi cách thức giảng dạy kế toán theo phương pháp dựa trên các nguyên tắc, tăng khả năng phán xét, đánh giá nghề nghiệp. Cần tập trung giảng dạy các khái niệm cơ bản thay vì các quy tắc, giúp cho sinh viên có khả năng phát hiện và tự tìm ra các giải pháp mà không phải thông qua việc học thuộc lòng các quy tắc và bút toán hạch toán kế toán. Cần phải thay đổi phương pháp kiểm tra và đánh giá theo hướng suy luận bản chất của vấn đề, kiểm tra khả năng xét đoán của một người hành nghề kế toán chứ không phải là kiểm tra việc định khoản kế toán. Trong giảng dạy cần khơi dậy sự sáng tạo của người học và khuyến khích người học đưa ra quan điểm xử lý của mình. Các trường Đại học cần thường xuyên kết hợp với doanh nghiệp và các Hiệp hội nghề nghiệp để tạo ra môi trường trải nghiệm, nắm bắt thực tế cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo phải khẩn trương nâng cao nhận thức cho sinh viên về yêu cầu phát triển kế toán hướng về IFRS; từ đó giúp người học có tâm lý sẵn sàng chuẩn bị cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán. Với kỹ năng ngoại ngữ, Nhà trường cần đưa ra tiêu chuẩn tiếng Anh để xét điều kiện tốt nghiệp của sinh viên cũng như tuyển dụng giáo viên. Đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành cần được chú trọng để có thể hiểu và vận dụng IFRS một cách tốt nhất. Các Hiệp hội nghề nghiệp cũng như các trường đại học cần phải có chương trình khẩn trương giảng dạy về IFRS. Các Hiệp hội nghề nghiệp cần có sự hỗ trợ đối với các trường đại học trong việc nghiên cứu về IFRS và xây dựng lộ trình giảng dạy hướng về IFRS thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo cho các giảng viên các trường đại học, tổ chức các cuộc hội thảo về IFRS. Từ đó sẽ tiến tới nhân rộng việc giảng dạy IFRS cho các đối tượng khác nhau (sinh viên, doanh nghiệp, các nhà đầu tư…) Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo phải xây dựng tài liệu giảng dạy một cách phù hợp. Tài liệu giảng dạy có thể sử dụng nội dung các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) bao gồm cả bản tiếng Anh và dịch ra tiếng Việt đồng thời xây dựng cả các tài liệu giảng dạy lý thuyết và thực hành kế toán. Các tài liệu cần được biên soạn dễ hiểu để đảm bảo người học và người dạy dễ tiếp cận. Các tài liệu về IFRS cần phải được đăng tải trên phương tiện truyền thông đại chúng; cung cấp miễn phí cho người học. Người giảng dạy cần phải không ngừng rèn luyện và tích lũy kiến thức, đặc biệt là kiến thức về IFRS thông qua việc học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ; tích cực nghiên cứu IFRS và sáng tạo hơn trong giảng dạy; hướng người học phát triển cả kiến thức và kỹ năng, khả năng đánh giá và khả năng xử lý vấn đề. Đặc biệt, cần sớm có các nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy IFRS, nguồn tài liệu giảng dạy, đánh giá sinh viên trong việc hiểu và vận dụng IFRS. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của 271
  5. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam những người làm nghề kế toán và kiểm toán tại Việt Nam, cần phải tích cực trong việc tham gia với các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về Tài chính, Kế toán, Kiểm toán và cụ thể hóa, hướng dẫn các chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán; tổ chức và tham gia nghiên cứu khoa học về Tài chính, Kế toán và Kiểm toán; tư vấn, và giám định xã hội đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Kiểm toán khi có yêu cầu; tổ chức thông tin, cập nhật kiến thức cho Hội viên; tập hợp, đoàn kết , giúp đỡ Hội viên nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán. Hội cũng cần tích cực tham gia và đóng góp ý kiến trong việc xây Chiến lược phát triển hệ thống Kế toán, Kiểm toán Việt Nam; phối hợp chủ trì nhiều cuộc hội thảo Kế toán hướng tới IFRS. Để nâng cao nhận thức về xu thế hội tụ kế toán cũng như giúp Việt Nam xây dựng được lộ trình tiến tới vận dụng IFRS, VAA cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo bàn về vấn đề này. Bên cạnh đó, Hội cần tổ chức nhiều khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về Chuẩn mực kế toán Việt Nam, về kinh nghiệm vận dụng IFRS trên quốc tế cũng như những vấn đề cần chuẩn bị để Việt Nam áp dụng IFRS cho các hội viên, cho các trường Đại học thông qua hội thảo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ tài liệu, các công trình nghiên cứu hướng về IFRS. VAA cần tích cực hơn nữa trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho người giảng dạy có cơ hội nhiều hơn trong việc nghiên cứu về IFRS thông qua các khóa đào tạo ngắn, tập huấn cho giảng viên các trường Đại học, tham gia tọa đàm và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu IFRS cho sinh viên, tổ chức các chương trình hội thảo, cung cấp và hướng dẫn sử dụng tài liệu về IFRS, thông dịch các tài liệu IFRS tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, cập nhật thường xuyên sự thay đổi của IFRS. Ngoài ra, Hội cần đẩy mạnh một cách có hiệu quả hơn nữa công tác tư vấn nghề nghiệp, phản biện; nâng cao tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề tiến tới tiêu chuẩn quốc tế. Phải xây dựng kế hoạch tổng thể và toàn diện về việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức về IFRS như: việc xây dựng chương trình giảng dạy IFRS và tổ chức thi, cấp chứng chỉ cho những người tham gia học tập. Hội cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá nhằm giới thiệu về Hội, liên kết với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, tham gia đầy đủ các hoạt động, diễn đàn của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và khu vực từ đó nâng cao hơn nữa vị thế của Hội trong và ngoài nước. Kết luận Lợi ích của việc vận dụng IFRS cũng như xu thế chung của các quốc gia trên thế giới trong việc áp dụng IFRS đã đặt ra yêu cầu Việt Nam phải tích cực, khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới áp dụng IFRS trong thời gian sắp tới. Chính vì thế, rất nhiều yêu cầu đã đặt ra cho các trường Đại học và Hiệp hội nghề nghiệp kế toán của Việt Nam trong công tác đào tạo và cập nhật kiến thức IFRS, tạo được bước đà quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán trước thềm vận dụng IFRS tại Việt Nam. --------------------------- 272
  6. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Tài liệu tham khảo 1. Adams H. A. & Đ. Thị Linh (2004), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Dự định và mục tiêu so với chuẩn mực kế toán quốc tế:ACW. 2. Hà Thị Ngọc Hà (2016), Kế toán Việt Nam trong điều kiện hội nhập TPP và AEC, Kỷ yếu hội thảo quốc gia – Đại học Kinh tế quốc dân 3.Vũ Hữu Đức (2016), Năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực kế toán – nghiên cứu so sánh Singapore và Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc gia – Đại học Kinh tế quốc dân 4. Pham Hoai Huong (2010), De-jure convergence between Vietnamese and international accounting standards.Journal of Science and technology (in Vietnamese)(40),155-164. 5.http://vaa.net.vn/Tin-tuc/Tin-chi-tiet 6.http://www.ifrs.org/Alerts/PressRelease/Pages/China-to-explore-further-use-of-IFRS.aspx. 7.http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/Pages/Analysis-of-the-IFRS-jurisdictional-profiles.aspx 273
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
48=>0