intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập môn Điện tử công suất

Chia sẻ: Trần Văn Thắng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

141
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Nội dung ôn tập môn Điện tử công suất giới thiệu các nội dung ôn tập môn Điện tử công suất: chỉnh lưu, biến đổi một chiều, nghịch lưu độc lập. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Điện - điện tử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập môn Điện tử công suất

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 1. CHỈNH LƯU (4 điểm/câu) Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện của chỉnh lưu: (một loại trong số tất cả các loại chỉnh lưu đã học, ví dụ: chỉnh lưu bán điều khiển cầu một pha; chỉnh lưu điều khiển cầu một pha; chỉnh lưu điều khiển tia ba pha; chỉnh lưu điều khiển tia hai pha (hay m ột pha v ới bi ến áp có điểm giữa); chỉnh lưu điều khiển tia một pha; chỉnh lưu điều khiển cầu ba pha...) Cho các tham số nguồn điện, tải, mạch điện... Ví dụ: tải thuần trở R = 10 Ω , điện áp nguồn xoay chiều U2 = 110 V, tần số 50 Hz, góc mở α của các thyristơ bằng 450.... Yêu cầu: (1) Giải thích nguyên lý làm việc và vẽ biểu đồ định lượng của: (2) điện áp nguồn xoay chiều, (3) dòng điện tải, (4) dòng điện của một thyristơ (tùy chọn) trong nhóm catốt, và (5) chọn thyristơ theo dòng điện và điện áp cực đại. 2. BIẾN ĐỔI MỘT CHIỀU (3 điểm/câu) Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện của biến đổi một chiều hạ áp (hay chặn áp) hoặc tăng áp; đảo áp; đảo cực dùng tranzistơ lưỡng cực hoặc tranzistơ trường (MOSFET); Cho các tham số nguồn điện, tải, mạch điện... Ví dụ: tải thuần trở R=15 Ω , điện áp nguồn u0 = 60V, hệ số khuếch đại dòng của tranzistơ β=10, tần số làm việc f=400Hz, hệ số đi ền xung γ = 0,5. Yêu cầu: (1) Giải thích nguyên lý làm việc và vẽ biểu đồ định lượng của: (2) dòng điện tải, (3) dòng điện cực gốc và (4) điện áp uce của tranzistơ; điện áp trên tải được coi như san lý tưởng. Hoặc: vẽ biểu đồ định lượng của: (2) dòng điện iC của tranzistơ, (3) điện áp trên điốt ngược, và (4) điện áp ra trên tải; điện áp trên tải được coi như san lý tưởng. Hoặc: vẽ biểu đồ định lượng của: (2) điện áp cực cửa, (3) điện áp máng-nguồn uDS của tranzistơ, và (4) điện áp trên tải; điện áp trên tải được coi như san lý tưởng. Hoặc: vẽ biểu đồ định lượng của: (2) dòng điện máng iD của tranzistơ, (3) điện áp trên điốt ngược, và 1
  2. (4) điện áp ra trên tải; điện áp trên tải được coi như san lý tưởng. Hoặc: vẽ biểu đồ định tính của: (2) điện áp cực gốc, (3) điện áp góp-phát của tranzistơ, và (4) dòng điện của điện cảm; bộ biến đổi làm việc ở chế độ biên gián đoạn. Hoặc: vẽ biểu đồ định tính của: (2) điện áp cực gốc, (3) điện áp máng-nguồn của tranzistơ, và (4) dòng điện của điện cảm; bộ biến đổi làm việc ở chế độ biên gián đoạn. 3. NGHỊCH LƯU ĐỘC LẬP (3 điểm/câu) Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện của nghịch lưu: Một trong số các loại nghịch lưu đã học (ví dụ: Nghịch lưu độc lập bán cầu; nghịch lưu độc lập kiểu tia; nghịch lưu độc lập cầu một pha; nghịch lưu độc lập cầu ba pha...) dùng tranzistơ lưỡng cực hoặc tranzistơ trường; Cho các tham số nguồn điện, tải, mạch điện... Ví dụ: tải điện trở R = 10 Ω , điện áp nguồn mỗi nửa (U0/2) bằng 50V, hệ số khuếch đại của tranzistơ β = 5, tần số làm việc = 50 Hz. Hoặc ví dụ: tải nối sao và mỗi pha có R = 10 Ω , điện áp nguồn (U0) bằng 50V, tần số làm việc f= 50 Hz. Yêu cầu: (1) Giải thích nguyên lý làm việc và vẽ biểu đồ định lượng: (2) dòng điện cực gốc, (3) dòng điện tải iR và (4) điện áp góp-phát uCE của một trong các tranzistơ. Hoặc: vẽ biểu đồ định lượng của: (2) điện áp cực cửa, (3) điện áp ra và (4) dòng điện máng của một trong các tranzistơ. Hoặc: vẽ biểu đồ định lượng của: (2) dòng điện cực gốc, (3) dòng điện của một trong các tranzistơ và (4) điện áp tải. Hoặc: vẽ biểu đồ định lượng của: (2) điện áp cực gốc , (3) điện áp máng-nguồn của một trong các tranzistơ và (4) dòng điện tải. Mối đề thi có 3 câu, mỗi phần 01 câu, thời gian làm bài 90 phút. KHÔNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU! 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2