Tài liệu: Ôn luyện Ngữ văn 9- Cô Trần Thị Vân Anh<br />
<br />
Sang thu<br />
<br />
“Sang thu”<br />
-Hữu ThỉnhMùa thu quả nhiên là mùa nhạy cảm bậc nhất trong năm. Con người cùng tạo vật tất thảy đều<br />
nhạy cảm. Tuy nhiên, cái thời điểm mà sự nhạy cảm của hồn tạo vật luôn thách thức với sự nhạy cảm<br />
của hồn người vẫn là thời khắc giao mùa - chớm thu. Các kênh cảm giác và cả tâm cảm nữa của mỗi hồn<br />
thơ dường như đều được huy động tối đa để nắm bắt những làn sóng, những tín hiệu mơ hồ nhất từ<br />
những giao chuyển âm thầm trong vạn vật.<br />
Chả thế mà, bao đời nay luôn có sự đua ganh giữa hồn thơ với hồn tạo vật. Chỉ cần điểm sơ qua<br />
những tín hiệu từng được hồn thơ từ cổ chí kim nắm bắt trong những thi ảnh không thôi, cũng khó đủ<br />
giấy mực rồi. Gọn nhẹ hơn, chỉ điểm qua những thi tứ nổi bật dành cho nhịp chuyển mùa thôi, chắc<br />
cũng không xuể. Cho nên, tôi sẽ không nấn ná làm cái việc rút tỉa những thi ảnh và thi tứ tiêu biểu về<br />
thời điểm nhạy cảm ấy của thơ ca các thời, nghĩa là không tái hiện lại một truyền thống, một tiền đề<br />
nữa. Mà cùng Hữu Thỉnh, bước ngay… “Sang thu”:<br />
“Bỗng nhận ra hương ổi<br />
Phả vào trong gió se<br />
Sương chùng chình qua ngõ<br />
Hình như thu đã về<br />
<br />
Sông được lúc dềnh dàng<br />
Chim bắt đầu vội vã<br />
Có đám mây mùa hạ<br />
Vắt nửa mình sang thu<br />
<br />
Vẫn còn bao nhiêu nắng<br />
Đã vơi dần cơn mưa<br />
Sấm cũng bớt bất ngờ<br />
Trên hàng cây đứng tuổi”<br />
Thu, 1977<br />
Tôi mừng cho Hữu Thỉnh và bài thơ, nó vừa giành được một chỗ xứng đáng trong chương trình<br />
Văn và Tiếng Việt của nhà trường. Kể từ nay, “hương ổi” của thi phẩm sẽ phả vào tâm hồn của nhiều thế<br />
<br />
Tài liệu: Ôn luyện Ngữ văn 9- Cô Trần Thị Vân Anh<br />
<br />
Sang thu<br />
<br />
hệ học trò, sẽ được những tâm hồn ấy mang tới bao nẻo thu, đến cả những miền chưa từng có mùa thu<br />
nữa.<br />
1. Từ cấu trúc …<br />
Trước tiên, thử đi vào cấu trúc của thi phẩm. Hình thái tổ chức của “Sang thu” đâu dễ nhận diện.<br />
Về bố cục, ai chẳng thấy chính tác giả đã tự chia bài thơ thành ba khổ khúc chiết. Nhưng về ý tứ ? Xem<br />
chừng ý khổ này cứ “dính” vào khổ kia, chả chịu rành mạch gì cả. Thì quanh đi quẩn lại vẫn là thế :<br />
“hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình”, “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “nắng vẫn còn”, “mưa đã vơi”,<br />
“sấm bớt bất ngờ”, “hàng cây đứng tuổi”… chẳng dáng nét thu về, thì hình sắc thu sang, đấy thay đổi<br />
tinh vi, đây đổi thay tinh tế. Ý đâu có khác gì nhau. Đến nỗi, ngay cả “Sách giáo viên” hướng dẫn người<br />
dạy khai thác và soạn giảng chừng như cũng “ bí” trong việc phân định . Hay việc chia thành ba khổ thế<br />
chỉ hoàn toàn do cảm tính lúc viết của thi sĩ, còn ý thơ thì vốn thiếu rành mạch, vô tổ chức ? Không hẳn.<br />
Đọc kĩ hơn thì thấy rằng: cùng viết về thiên nhiên lúc giao mùa, nhưng mỗi khổ thơ vẫn nghiêng về một<br />
ý. Về cảnh vật, khổ một nghiêng về những tín hiệu mách bảo sự hiện diện đây đó của mùa thu, từ góc<br />
nhìn vườn ngõ : “Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào trong gió se/Sương chùng chình qua ngõ/Hình như<br />
thu đã về”. Khổ hai lại nghiêng về những cảnh sắc trời mây sông nước đang chuyển mình sang thu, với<br />
tầm nhìn rộng xa vào bầu trời mặt đất: “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã/Có đám mây<br />
mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Trong khi đó, khổ ba lại nghiêng về những biến đổi bên trong các<br />
hiện tượng thiên nhiên và tạo vật : “Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa/Sấm cũng bớt bất<br />
ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”. Như vậy, ba khổ thơ đã được liên kết thành một chỉnh thể nhuần nhị<br />
nhờ vào một trật tự khá tự nhiên: từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ ngoài vào trong,<br />
với các lớp cảnh càng ngày càng đi vào chiều sâu… Một trật tự hợp lí tự nhiên bao giờ cũng là điều sinh<br />
tử để một sản phẩm nghệ thuật hiện ra như một sinh thể! Nhưng, cả người khờ khạo nhất cũng phải<br />
thấy rằng : thơ thiên nhiên không đơn thuần chỉ có cảnh. Cùng với cảnh, bao giờ cũng là tình, dù đậm<br />
hay nhạt, dù kín hay lộ. Tình trong cảnh, cảnh trong tình. Cho nên, đồng hành với mạch cảnh sắc trên<br />
đây, là tâm tư của thi sĩ. Cụ thể là mạch cảm nghĩ trước mùa thu. Sự đan xen các mạch này là một khía<br />
cạnh phức tạp không thể thiếu của cấu trúc. Sau một thoáng ngỡ ngàng ở khổ một (… “Hình như thu đã<br />
về”), là đến niềm say sưa ở khổ hai (… “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”), và kết lại ở khổ<br />
ba với vẻ trầm ngâm(… “Sấm cũng bớt bất ngờ / trên hàng cây đứng tuổi”). Không chỉ có thế. Tương<br />
ứng với những cung bậc của mạch cảm, là các cấp độ của mạch nghĩ. Khổ đầu: bất giác, khổ hai: tri giác,<br />
khổ ba: suy ngẫm. Mạch cảm và mạch nghĩ bao giờ cũng song hành và chuyển hoá sang nhau trong<br />
cùng một dòng tâm tư. Chúng đan bện với nhau khiến cấu trúc nghệ thuật càng tinh vi phức tạp. Rõ<br />
<br />
Tài liệu: Ôn luyện Ngữ văn 9- Cô Trần Thị Vân Anh<br />
<br />
Sang thu<br />
<br />
ràng, từ khổ một đến khổ ba, thi phẩm là sự đồng hành và hoá thân vào nhau của ba mạch nội dung vừa<br />
rõ nét vừa sống động. Có thể nôm na hoá qua sơ đồ sau:<br />
<br />
Thế đấy, cấu trúc của thi phẩm này, bề ngoài, có vẻ “dính”, nhưng bề sâu, đâu phải là thiếu rành<br />
mạch. Trái lại là đằng khác ấy chứ ! Rõ ràng, qua phân tích trên đây cũng đủ thấy rằng : một tiếng thơ<br />
dù bình dị hồn nhiên thế nào đi nữa, vẫn là một kiến trúc ngôn từ với một cấu trúc thật tinh vi.<br />
2. … đến điệu tâm hồn<br />
Cảm nhận tạo vật lúc sang thu, đa phần các thi sĩ nghiêng về vẻ biến suy một chiều của cảnh. Vì<br />
thế, thần thái của cảnh thu thường hiện lên qua vẻ tiêu sơ. Ví như bài Thu cảm, tiếng thơ khá tinh tế của<br />
một thi sĩ đương thời : “Mướp tàn sen cũng đi tu / Lá tre đã thả một mùa heo may / Con sông không ốm<br />
mà gầy / Mắt em chưa tối đã đầy hoàng hôn”. Cảm nhận của Hữu Thỉnh khác, không đơn tuyến. Tôi cho<br />
rằng, một trong những nét đặc sắc của bài Sang thu là có hai hệ thống tín hiệu báo mùa có vẻ phản trái<br />
nhau, song cả hai đều thuộc về thần thái của mùa thu. Tạm đặt tên là nhịp mạnh và nhịp nhẹ. Nhịp<br />
mạnh bao gồm những động thái, sắc thái dương tính (mạnh, nhanh, nhiều…): “hương ổi phả” – “chim<br />
vội vã” – “vẫn còn bao nhiêu nắng”… Nhịp nhẹ thì nghiêng về âm tính (êm, chậm, ít…): “sương chùng<br />
chình”, “sông dềnh dàng”, “mưa vơi dần”… Lúc bất giác nhận ra hương ổi “phả” vào trong gió se, thì<br />
cũng là lúc bắt gặp sương “chùng chình” qua ngõ. Chính lúc sông “dềnh dàng” là lúc chim “vội vã”. Khi<br />
nắng “còn” cũng là khi mưa “vơi”. Đừng nghĩ thi sĩ cố ý đặt bày hai mạch tương phản nhằm chơi trò lạ<br />
hoá. Nó chính là hiện tượng trái chiều mà cùng hướng ta vẫn thường thấy trong mỗi cuộc đổi thay.<br />
Chẳng phải thế sao? Chẳng phải bao mạch sống đang cần mẫn chuyển lưu trong lòng tạo vật làm nên<br />
cõi sống trường cửu này vốn vẫn tương sinh tương khắc như vậy sao? Và chẳng phải những vận động<br />
<br />
Tài liệu: Ôn luyện Ngữ văn 9- Cô Trần Thị Vân Anh<br />
<br />
Sang thu<br />
<br />
trái chiều mà cùng hướng vẫn thường đem đến cho sự sống thế quân bình ngay trong lòng mỗi nhịp<br />
biến thiên hay sao? Cho nên, thật thú vị mà cũng thật hiển nhiên là hai nhịp mạnh - nhẹ với hệ thống<br />
hưng- suy, tiêu- trưởng kia lại đan dệt trong nhau khá nhuần nhuyễn tạo nên cái bản giao hưởng gợi<br />
cảm của đất trời thu. Có thể xem đó là nét phức điệu trong cảm nhận ngoại giới của hồn thơ Hữu Thỉnh.<br />
Toàn cảnh thu trong bước chuyển mùa, nhờ lối cảm ấy, đã hiện ra không chỉ có biến thiên, mà đây đó<br />
còn cả thế quân bình. Luôn thấy được thế quân bình ngay giữa những biến thiên thì ít bất ngờ chao đảo.<br />
Trong thiên nhiên đã vậy. Trong cuộc đời cũng thế. Và, tôi ngờ rằng cảm quan quân bình về đời sống đã<br />
ngấm ngầm xui thi sĩ tìm đến cái kết điềm tĩnh trước ba động, giấu cương sau nhu này:<br />
“Sấm cũng bớt bất ngờ<br />
Trên hàng cây đứng tuổi?”<br />
Nói đến câu kết kia, không thể không thêm vài lời về cách lập tứ dẫn tới kết. Nó rõ nhất ở khổ ba :<br />
“Vẫn còn bao nhiêu nắng /Đã vơi dần cơn mưa /Sấm cũng bớt bất ngờ /Trên hàng cây đứng tuổi”. Để ý<br />
một chút, sẽ thấy rằng đến đây, tâm thế thi sĩ không còn ngỡ ngàng bất giác như khổ một, say sưa tri<br />
giác như khổ hai, mà lòng đã nặng hơn, đã ra chiều trầm ngâm với suy ngẫm rồi. Lớp từ mang sắc thái<br />
đong đếm ở đây mách với ta điều đó. Hệ thống các từ còn (-hết), vơi (-đầy), bớt (-thêm) bảo rằng thi sĩ<br />
đang suy xét, đúc kết, chiêm nghiệm. Chiêm nghiệm điều gì ? Về một lẽ đời trong hai chiều biến đổi trái<br />
nhau. Ba câu trên : nắng “vẫn còn”, tức là đã giảm ; mưa “vơi dần” rõ là giảm ; sấm “bớt bất ngờ” càng<br />
giảm. Cả ba nghiêng về chiều giảm. Nhưng, khi câu ba nối vào câu kết, thì chiều giảm đột ngột thành<br />
chiều tăng, một chiều tăng kín đáo: “Sấm cũng bớt bất ngờ /Trên hàng cây đứng tuổi”. Ấy là sự từng trải<br />
tăng lên, là cây đã trưởng thành. Nhờ lối viết nén, mấy chữ “bớt bất ngờ” như một nút buộc, câu thơ<br />
bỗng có “cú pháp dính”, lời thơ súc tích hẳn nhờ các làn nghĩa giao nhập ràng néo nhau : sấm bớt gây<br />
bất ngờ (sấm đã e cây), hay cây bớt bị bất ngờ (cây thôi e sấm)? Có lẽ là cả hai, nhưng xem chừng, cái vế<br />
sau mới là chốt hạ. Nhờ ngữ pháp ấy mà cái ý cương kia liền được giấu kín nhẹm, thậm chí được nhu<br />
hoá. Có thể nói, đây là lối kết theo kiểu “đảo phách”. Một cú đảo phách ngoạn mục. Bởi đảo mà cứ như<br />
không.<br />
*<br />
“Sang thu” là bài thơ tinh tế. Điều này khỏi bàn thêm. Chẳng thế mà các chi tiết gợi cảm của thi<br />
phẩm đã cuốn hút nhiều người yêu thơ. Nào những hương ổi phả vào trong gió se, nào sương chùng<br />
chình qua ngõ, rồi thì sông được lúc dềnh dàng… xem ra, thi ảnh nào cũng tài hoa. Mà ấn tượng nhất<br />
hẳn phải là cảnh tượng: “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”. Làm xác định cái không xác<br />
định, khiến cái vô hình thành hữu hình, làm định dạng cái vốn mơ hồ, là lối viết đâu có gì lạ về thi pháp.<br />
<br />
Tài liệu: Ôn luyện Ngữ văn 9- Cô Trần Thị Vân Anh<br />
<br />
Sang thu<br />
<br />
Thế mà thi ảnh lại mới, hình sắc lại gợi. Đám mây thực thế mà ảo thế ! Cái cách “vắt nửa mình” kia sao<br />
mà thi vị ! Có thật chăng một đám mây vốn của mùa hè đang mải mê lấn sân sang mùa thu ? Có mà<br />
không có, thật mà không thật. Cứ y như giữa mùa thu và mùa hè vẫn có một lằn ranh làm bằng sợi dây<br />
vô hình giăng ra giữa thinh không, khiến đám mây yêu kiều và đỏng đảnh kia có thể vắt nửa mình qua<br />
đó mà khoe sắc phô duyên vậy !<br />
Mà đâu chỉ trong quan sát, ở thi phẩm này, Hữu Thỉnh còn tỏ ra tinh hơn nữa trong sự đồng điệu<br />
với nhịp chuyển mùa. Những hiện tượng riêng lẻ thì gồm cả hai hệ thống tín hiệu trái chiều, có chậm có<br />
nhanh. Nhưng cái nhịp luân chuyển chung chi phối vạn vật thì bao giờ cũng khẩn trương và mau lẹ.<br />
Nhịp luân chuyển ấy dường như đã nhập vào mấy chữ tưởng rất không đâu mà lại thần tình này: “Sông<br />
được lúc dềnh dàng/Chim bắt đầu vội vã ; Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa”. Mấy chữ ấy đi<br />
với nhau thành cặp, hô ứng và tiếp ứng nhau làm hiển thị cái nhịp luân chuyển trong tạo vật vốn mải<br />
mê mà vô hình.<br />
Người đọc cũng dễ say với những nét tài hoa trong việc sử dụng nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển của<br />
thi sĩ. Đọc Hữu Thỉnh, có một chất rất dễ nhận : dân gian. Còn có một chất khác, luôn cặp kè, mà xem ra<br />
lại khó thấy : Đường thi. Sao lại cặp kè ? Thì một trong những chiêu rất Hữu Thỉnh chẳng phải là chế tác<br />
thi liệu dân gian bằng thi pháp Đường ư ? Cố nhiên, anh không chỉ có chiêu này. Ở “Sang Thu”, cái súc<br />
tích Đường thi kết hợp với chất hồn nhiên thơ trẻ cứ loáng thoáng đâu đó trong cách nhìn tạo vật, trong<br />
cách kiệm lời, mà hiển lộ nhất là ở phép đối ngẫu được dùng khá nhuyễn: “Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vã ; Vẫn còn bao nhiêu nắng-Đã vơi dần cơn mưa”. Có lẽ khi đọc các cặp ấy, tâm trí ta<br />
bị trôi theo lời thơ bình đạm, ít ai để ý đến nghệ thuật tổ chức, chỉ lúc chợt ngoái lại, thì mới vỡ lẽ: ồ, ra<br />
là phép đối ! Thế là nhuyễn, là tinh chứ sao !<br />
Tuy nhiên, đó vẫn là những tinh tế tiểu tiết và dễ viết.<br />
Đôi khi quá chú mục vào cái tinh tế trong tiểu tiết có thể quên sự tinh vi trong đại cục. Tôi muốn<br />
nói đến điều khác : ý tưởng bao trùm. Nó mới là nét tinh vi thuộc về đại cục. Ý tưởng Sang thu được gói<br />
kín vào thi tứ. Một thi tứ đa tầng khiến hình tượng thơ thành đa nghĩa. Nhờ đó, thi phẩm nhỏ đã mang<br />
thi tứ lớn.<br />
“Sang thu” đa nghĩa, vì ít nhất, có sự chất chồng và giao thoa của ba lớp nghĩa : trời đất sang thu,<br />
đời sống sang thu và đời người sang thu. Lớp nghĩa thứ nhất dễ thấy. Vì nó ở bề nổi của văn bản thơ. Nó<br />
khiến bài thơ như một bức tranh thiên nhiên. Không. Có lẽ như những thước phim về cảnh vật thiên<br />
nhiên thì phải hơn. Tranh thì tĩnh, phim mới động. Sự mẫn cảm của tâm hồn thi sĩ đã được dịp phô diễn<br />
qua những thi ảnh giàu mỹ cảm trong việc nắm bắt bao vận động, chuyển động, biến động âm thầm và<br />
<br />