Đề bài: Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa <br />
trông rộng của Quang Trung<br />
Hướng dẫn<br />
Năm 1788, triều Lê – Trịnh sụp đổ, vua Quang Trung xây dựng lại đất nước nhưng còn <br />
gặp nhiều trở ngại do đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặc khác, vẫn <br />
không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn. <br />
Trước tình hình ấy, Quang Trung đã ban Chiếu cầu hiền để thuyết phục trí thức Bắc Hà <br />
hiểu đúng vai trò và sứ mệnh xây dựng đất nước. Mặc dù người trực tiếp viết chiếu thư <br />
là Ngô Thì Nhậm nhưng nội dung tư tưởng vẫn là của vua Quang Trung.<br />
Bằng lối văn nghị luận cổ, Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm thể hiện thành công qua <br />
cách viết súc tích, thiết thực. Văn bản được chia làm 4 phần rõ ràng theo bố cục của một <br />
bài chiếu cũng là theo cách thuyết phục người hiền của vua Quang Trung.<br />
Mở đầu bài chiếu, tác giả đã đưa ra quy luật xử thế của người hiền bằng hình ảnh so <br />
sánh độc đáo: người hiền như ngôi sao sáng còn thiên tử như sao Bắc thần. Chỉ khi quy <br />
phục sao Bắc thần thì những ngôi sao kia mới sáng thật sự cũng như chỉ khi phụng sự <br />
vua, phục vụ cho nhân dân thì bản lĩnh và tài năng của họ mới thật sự phát huy. Thế nên <br />
việc người hiền quay về, tìm đến dưới trướng vua là thuận theo lẽ tự nhiên, hợp lòng <br />
dân, ý trời. Để tăng sức thuyết phục, tác giả đưa ra phản đề đánh đúng tâm lý những kẻ sĩ <br />
đang ở ẩn. Bên cạnh đó, Ngô Thì Nhậm còn mượn cứ liệu từ sử sách Trung Quốc như <br />
luận ngữ của Khổng Minh vừa hợp lòng sĩ tử vừa cho thấy Quang Trung cũng là người <br />
hiền, từng đọc sách thánh hiền.<br />
Sau khi khẳng định cách xử thế đúng đắn của hiền tài, Ngô Thì Nhậm đã đưa ra những <br />
chứng cứ xác thực trực tiếp từ việc ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà.<br />
“Trước đây thời thế suy vi…lẩn tránh suốt đời” là những ví dụ điển hình trước đây kẻ sĩ <br />
mai danh ẩn tích, trốn tránh việc đời hoặc chọn nhầm con đường…Qua đó, tác giả cũng <br />
thể hiện rõ quan điểm của nhà vua. Quang Trung cho những điều đó là sai lầm nhất thời, <br />
là vạn bất đắc dĩ, không truy cứu, không trách cứ những chuyện đã qua. Đối với sĩ phu <br />
Bắc Hà từng nhận lộc của vua Lê – Trịnh, nặng chữ trung nên khó chấp nhận việc thay <br />
đổi triều đại, Quang Trung cũng đề cập đến một cách rất chi tiết bằng việc phân tích <br />
nguyên nhân và lí giải thấu tình. Tác giả Ngô Thì Nhậm đã truyền đạt lại suy nghĩ của <br />
vua bằng những lời lẽ châm biếm nhưng không hề khiến người nghe phẫn uất. Ngược <br />
lại những điều chiếu ban trở thành ân tình mà lẽ ra các sĩ phu phải đón nhận từ sớm. Tấm <br />
lòng của bậc minh vương thánh đế thể hiện qua cách cư xử và thái độ trân trọng người <br />
hiền dù trước kia người ấy có ý đối nghịch với chính mình.<br />
Kẻ sĩ là những người học hành để phụng sự cho đất nước. Vậy đang lúc xã tắc đang cần <br />
há chẳng phải là lúc thích hợp nhất để người hiền trong thiên hạ bộc lộ khả năng của <br />
mình? Để chỉ ra nhu cầu của đất nước trong thời điểm hiện tại, người viết không giấu <br />
giếm những yếu kém về kinh tế, chính trị, xã hội nhưng lại có cách nói khéo léo. Đất <br />
nước gặp rất nhiều khó khăn, bao nhiêu nhiệm vụ mới mẻ chưa hoàn tất, từ việc binh <br />
đao nơi biên cương đến việc học hành, chỉnh đốn văn hóa đều rất cần người tài giúp sức. <br />
Đã vậy mà nội bộ triều đình lại rối ren, một vị minh quân dù có tài giỏi đến nhường nào <br />
cũng không thể quán xuyến hết một đất nước nếu không có những cánh tay đắc lực. <br />
Giọng điệu vừa tha thiết, chân thành vừa khiêm nhường, hiểu biết khiến người hiền <br />
không thể không giúp triều đình. Qua đấy ta cũng thấy được tấm lòng và trí tuệ của vua <br />
Quang Trung.<br />
Sau khi đánh đúng tâm lý trung quân ái quốc của các sĩ phu Bắc Hà, nhà vua đã vạch ra <br />
đường lối cầu hiền từ việc chỉ ra đối tượng đất nước đang cần đến những biện pháp, <br />
cách thức mà hiền tài nên thực hiện để đóng góp sức lực cho triều đình. Theo đó mọi viên <br />
quan trăm họ đều được dâng sớ tấu để trình bày kế hoạch, cho phép viên quan văn võ tiến <br />
cử hiền tài đồng thời khuyến khích người có tài tự tiến cử. Mọi tư tưởng tiến bộ trong <br />
chính sách trị nước của Quang Trung thể hiện rõ ràng. Nhà vua không chỉ trong tầng lớp <br />
trí thức như trước đây mà còn đãi ngộ với những thợ thủ công, nghệ nhân lành nghề giỏi <br />
thực hành. Qua những chính sách rất thiết thực, cụ thể và rất khả thi, chúng ta thấy rằng <br />
Quang Trung là chẳng những là vị vua anh minh tài giỏi về mặt quân sự, chính trị mà còn <br />
là một nhà quản lý, tổ chức khéo léo.<br />
Để kết thúc bài Chiếu, tác giả một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của hiền tài đối <br />
với đất nước và tính cấp thiết của vấn đề qua lời kêu gọi tha thiết, khích lệ cùng chung <br />
một gánh giang sơn “Nay trời trong sáng, đất thanh bình chính là lúc người hiền gặp hội <br />
gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình..”<br />
Bằng lời văn sáng tạo, súc tích, lập luận chặt chẽ, khúc chiết nhưng thấu tình đạt lý, Ngô <br />
Thì Nhậm đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài <br />
phụng sự cho đất nước. Thông qua đó, chúng ta nhìn rõ hơn về tài năng và đức độ của <br />
một vị vua áo vải.<br />