Đề bài: Phân tích lối sống của tác giả bài thơ Bài ca ngất ngưởng<br />
Hướng dẫn<br />
Trong xã hội phong kiến, cái tôi cá nhân, bản thân nó không được xem là một giá trị đáng <br />
coi trọng, thì trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu <br />
thế kỷ XIX xuất hiện một nhà thơ với cái tôi cá nhân hết sức rõ ràng. Đó là Nguyễn Công <br />
Trứ với tác phẩm Bài ca ngất ngưởng.<br />
Bao trùm toàn bộ bài thơ là lối sống ngất ngưởng, khinh đời ngạo thế của tác giả. Những <br />
điều kiện lịch sử thời Nguyễn Công Trứ không cho phép đất nước chuyển sang một thời <br />
kỳ mới. Vậy là tính cách thì lớn nhưng khuôn khổ vẫn chật hẹp. Nguyễn Công Trứ tuy <br />
nhiên với một thứ khuôn phép chuẩn mực của xã hội đẳng cấp phong kiến đã trở thành <br />
trái tự nhiên, phi đạo lý bằng những vần thơ ngang ngược, oái oăm, bằng cái tôi ngông <br />
nghênh, ngất ngưởng đầy kiêu ngạo của mình:<br />
Đô môn giải tổ chi niên,<br />
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.<br />
Kìa núi phau phau mây trắng,<br />
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.<br />
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,<br />
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Được mất dương dương người tái thượng, Khen <br />
chê phơi phới ngọn đông phong.<br />
Bao trùm bài ca là hình tượng con người ngất ngưởng. Nhưng đó không phải là cái ngất <br />
ngưởng của người gàn dở, hợm mình và hợm người mà là cái ngất ngưởng của một con <br />
người đầy tự tin và bản lĩnh. Con người ấy ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của <br />
mình. Cái ngất ngưởng rất Nguyễn Công Trứ không phải là kiểu sống ngất ngưởng thông <br />
thường mà là một lối sống độc đáo, một vẻ đẹp ngang tàng, phóng túng của một tâm hồn <br />
lớn, một nhân cách lớn.<br />
Thái độ sống ngất ngưởng của ông không chỉ lúc làm quan ‘Khi Thủ khoa, khi Tham tán, <br />
khi Tổng đốc Đông’ mà ngay cả khi rũ áo từ quan, thái độ ấy càng thêm đậm nét. Ông <br />
ngất ngưởng trong cung cách sống. Một cách sống khác người, Nguyễn Công Trứ cưỡi <br />
bò, đeo nhạc ngựa ung dung trong tư thế:<br />
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.<br />
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,<br />
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.<br />
Nguyễn Công Trứ vốn là quan võ quyền sinh sát trong tay, khi đã tháo cũi sổ lồng trở nên <br />
từ bi. Và càng độc đáo hơn nữa ngất ngưởng hơn nữa, đủng đỉnh một đôi dì đi thăm chùa <br />
chiền trong tâm trạng hết sức thảnh thơi. Nguyễn Công Trứ còn khác người hơn nữa, dẫn <br />
theo vài cô đầu đi cùng mình đến nơi vốn chỉ dành cho nam nhi. Có phải nhìn thấy cảnh <br />
tượng đó mà Bụt cũng bật cười. Bụt cười, hay người đời cười cái sự ngất ngưởng của <br />
mình.<br />
Thái độ khinh đời ngạo thế của ông còn được thể hiện rất rõ ràng trong quan niệm được <br />
mất và sự lạc quan bình thản trước cuộc đời:<br />
Được mất dương dương người tái thượng,<br />
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.<br />
Trong xã hội phong kiến, một xã hội đầy những khuôn mẫu, lễ nghi hết sức chặt chẽ, <br />
quan niệm về cách sống hết sức ngông nghênh, ngất ngưởng rất Nguyễn Công Trứ quả <br />
là một sự thách thức, chọc ghẹo cuộc đời. đường như ông muốn chống lại sự vùi dập và <br />
bóp nghẹt cái tôi cá nhân của xã hội phong kiến.<br />
Cái vẻ đẹp ngất ngưởng từ bài ca và cuộc đời Nguyễn Công Trứ đã trở thành một cách <br />
sống, một mẫu hình in đậm trong các nhà thơ sau này. Ta còn gặp lại cốt cách ấy, hình <br />
bóng của ông ở một Tản Đà, một Nguyễn Tuân và một Tú Xương sau này.<br />