Đề bài: Phân tích sáu câu đầu bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ<br />
Hướng dẫn<br />
Ngay từ tên đầu bài thơ, hai chữ “ngất ngưởng” đã khiến cho ta cảm nhận được những <br />
điều khác lạ của tác giả. ít có một tác giả nào vào thời đại ấy lại đặt hai chữ “ngất <br />
ngưởng” vào ngay cái đề bài thơ. Đó hẳn cũng là một điều ngất ngưởng.<br />
Rồi sau đó ngay câu đầu tiên tác giả đã nhận định:<br />
Vũ trụ nội mạc phi phận sự<br />
Không có việc gì trong nhân gian này, trong vũ trụ này không phải việc của ông. Việc nào <br />
cũng là việc của ông. Đó không phải sự kiêu ngạo, sự tự cao mà chính là sự đánh giá đúng <br />
nhất về bản thân mình, về sự nghiệp của mình. Không một chút tự ti, ông đã đứng lên chỉ <br />
rõ vai trò to lớn của mình, chẳng phải ông đã nói rằng:<br />
Đã mang tiếng ở trong trời đất<br />
Phải có danh gì với núi sông đó sao?<br />
Nhưng cũng chính vì cái phận sự đó, phải có cái danh với đời, với người đó lẽ ra ông phải <br />
sung sướng khi được ra làm quan, làm người cai quản, trông coi cuộc sống của nhân dân, <br />
nhưng không ông coi như khi đó ông đã “vào lồng”.<br />
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng<br />
Tại sao được làm công việc mình mong muốn, ao ước mà ông coi như sự đè nén, gò bó. <br />
“Cái lồng” ở đây chính là cái bộ máy, cái xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cái xã hội mà <br />
việc đổi trắng thay đen, sự ganh ghét, đố kỵ xảy ra như cơm bữa. Khi bước chân vào <br />
chốn quan trường cũng là lúc Nguyễn Công Trứ biết rằng ông sẽ bị chi phối, sẽ phải làm <br />
những việc mà bản thân không muốn. Mặc dù có tài nhưng Nguyễn Công Trứ biết rằng <br />
một mình ông thì đâu có thể thay đổi nổi một chế độ đã tồn tại lâu đến như vậy. Tuy <br />
nhiên trong câu thơ này, Nguyễn Công Trứ vẫn thể hiện được cái “ngất ngưởng” của <br />
mình. Ông đã dám gọi chốn quan trường, xã hội lúc bấy giờ là cái lồng. Đó gần như một <br />
cái tát vào mặt bộ máy quan lại, triều đình vì trước nay có ai dám ngông cuồng như vậy. <br />
Trong xã hội phong kiến cũng không ít những nhà nho tiến bộ, những người có ý tưởng <br />
phản kháng lại chế độ. Nhưng cũng chẳng mấy ai dám khẳng định lại điều đó trước toàn <br />
thể mọi người mà nhất là trên giấy trắng mực đen như Nguyễn Công Trứ. Đó phải chăng <br />
chính là sự phá cách của Nguyễn Công Trứ.<br />
Nguyễn Công Trứ có được sự “chơi ngông” đó cũng bởi một phần ông biết là ông có tài, <br />
điều đó chẳng cần giấu giếm:<br />
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.<br />
Một lần nữa Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng”, lần này ông “ngất ngưởng” vì hãnh diện <br />
về cái tài của ông. Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được rất rõ cái tôi của mình trong câu <br />
thơ này.<br />
Nhưng cũng chính vì có tài, lại mang những tư tưởng tiến bộ nên Nguyễn Công Trứ đã <br />
không ít lần phải “lên voi, xuống chó”:<br />
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,<br />
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,<br />
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.<br />
Đó cũng là điều dễ hiểu trong chốn quan trường đầy ghen ghét đố kỵ, mưu hại lẫn nhau. <br />
Nguyễn Công Trứ tỏ ra rất thản nhiên đón nhận điều đó. Điệp từ “khi… khi” tuy dồn dập <br />
nhưng lại mang hơi thở bình thản, đón nhận một cách tự nhiên, vì vậy mà ông cũng đã <br />
nói:<br />
Được mất dương dương người tái thượng<br />
Khen chê phơi phới ngọn đông phong<br />
Với Nguyễn Công Trứ, sự nghiệp là quan trọng nhưng ông cũng không quá coi trọng danh <br />
lợi. Với ông dù làm ở vị trí nào miễn là được đem sức giúp đời, giúp dân là ông đã thoả <br />
được cái chí làm trai. Đó cũng chính là sự khác biệt của ông với quan lại bấy giờ và thể <br />
hiện được sự “ngất ngưởng” của ông.<br />
Bài ca ngất ngưởng như một câu chuyện kể về cuộc đời của tác giả Nguyễn Công Trứ. <br />
Nhưng qua đó ta lại thấy hiện lên hình ảnh một con người, với chí làm trai cao cả, một <br />
cái tôi sánh ngang với trời đất, một sự “ngất ngưởng” không hề gây khinh ghét mà là cả <br />
một sự đáng kính nể, khâm phục.<br />
<br />