intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway - Nguyễn Thị Yến

Chia sẻ: Truong Kien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu phân tích tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway với 4 nội dung: ước mơ lớn lao của một ông lão kém may mắn; sự kiên trì đã mang đến cho ông lão một con cá lớn hơn cả trong mơ; ý nghĩa của hình tượng con cá kiếm ý nghĩa về hành trình chinh phục con cá kiếm. Qua đó hiểu hơn về nội dung, nghệ thuật và những nét độc đáo của tác phẩm "Ông già và biển cả", mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway - Nguyễn Thị Yến

  1. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn MS787 - Phân tích tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway Author : Viết Văn Categories : Bài viết của cộng tác viên, Văn mẫu lớp 12 MS787 - Phân tích tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway Dàn ý chi tiết 1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả và sự nghiệp sáng tác: là Nhà văn người Mỹ. Nổi tiếng với nguyên lý “tảng băng trôi”. Tác phẩm “Ông già và biển cả” được nhận giải Nobel văn học năm 1954. Là tác phẩm tiêu biểu cho nguyên lý “tảng băng trôi” của tác giả: Giản dị, chân thực mang ý nghĩa hàm ẩn lớn lao. 2. Thân bài: 2.1. Ước mơ lớn lao của một ông lão kém may mắn: Từng là một người thủy thủ, từng săn được những con cá lớn hơn bao giờ hết và từng có sức khỏe phi thường đến mức vật tay suốt một ngày đêm với một tên thanh niên nhưng vẫn dành phần thắng. Nhưng khi về già vận may của ông trên biển ngày càng giảm và đã 84 ngày ông lão không câu được một con cá nào. thằng bé đi theo ông cũng bị gia đình bắt trở về. => ông lão vẫn ra khơi dù cho xung quanh không ai tin tưởng và ủng hộ => hành trình nhọc nhằn dũng cảm của người lao động giữa xã hội vô tình. Không ngừng hi vọng và không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn thử thách. Luôn tin vào tương lai dù cho chỉ là một hi vọng nhỏ bé Tin tưởng vào bản thân và tin tưởng vào ước mơ của mình. 2.2. Sự kiên trì đã mang đến cho ông lão một con cá lớn hơn cả trong mơ: Tầm vóc to lớn, đẹp đẽ: nặng gần nửa tấn, đuôi lớn như lưỡi hái,... Tài liệu chia sẻ tại https://vietvanhoctro.vn Khí chất hùng dũng, mạnh mẽ không dễ dàng khuất phục: ngoan cường chiến đấu đến phút
  2. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn cuối. Mượn hình ảnh đẹp đẽ, oai hùng của con cá kiếm gián tiếp khen ngợi khí chất của ông lão đánh cá: một con người kiên nhẫn, thông minh và sức khỏe phi thường. 2.3. Ý nghĩa của hình tượng con cá kiếm: Hình ảnh đẹp đẽ và sức mạnh to lớn của thiên nhiên. Tượng trưng cho ước mơ lớn của đời người. Là một khó khăn thử thách dành cho cuộc đời con người. 2.4. Ý nghĩa về hành trình chinh phục con cá kiếm: Một người kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Không thành công nào dễ dàng có được. 3. Kết bài: Nghệ thuật miêu tả chi tiết sinh động, giản dị và giàu sức gợi. Nội dung tư tưởng đoạn trích: con người luôn cô độc trên con đường chinh phục ước mơ. muốn thành công đều phải trả giá. Bài viết tham khảo Mỗi sự vật sự việc tồn tại trên đời này ngoài nội dung hiện hữu bên ngoài thì luôn tiềm tàng một ý nghĩa hàm ẩn lớn lao hơn ở phía sau. Nắm được nguyên lý sâu sắc này nhà văn Hemingway đã tạo nên nét đặc sắc trong sáng tác của mình bằng cách viết văn theo nguyên lý “tảng băng trôi”. Những thứ sự vật sự việc thể hiện cho chúng ta thấy chỉ là một phần nổi còn ý nghĩa sâu xa hơn là bảy phần đang chìm dưới mặt biển sâu. Nắm vững theo nguyên lý này, nhà văn hemingway đã viết nên những tác phẩm để đời của mình như: giã từ vũ khí, chuông nguyện hồn ai,... hay truyện ngắn đặc sắc nhất của ông đã đạt giải Nobel văn học năm 1954 là “Ông già và biển cả”. Tác giả tập trung viết vào những điều cốt lõi nhất, lược bỏ đi những thứ rườm rà xung quanh để cho độc giả tự mình tìm lấy những cái đẹp được ẩn sâu trong “một tảng băng trôi” nghệ thuật. Truyện ngắn “Ông già và biển cả” có một nội dung vô cùng giản dị. Truyện kể về hành trình một ông lão ngoài bảy mươi kiên trì bắt con cá kiếm lớn nhất đời mình giữa đại dương bao la. Nhưng nội dung đó không phải là tất cả những gì tác giả muốn truyền tải bởi ý nghĩa “bảy phần chìm” trong tác phẩm này còn rộng hơn và sâu sắc hơn nhiều những từ ngữ mà tác giả thể hiện. TàiÔng lão ngoài liệu chia bảy mươi đã từng là thủy thủ trên một con tàu đánh cá lớn. Từng là ngôi sao sẻ tại https://vietvanhoctro.vn may mắn với sức khỏe phi thường. Ông lão từng thi đấu vật tay với một thanh niên suốt một
  3. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn ngày đêm nhưng vẫn dành chiến thắng. Trên con tàu đánh cá của ông chưa bao giờ thiếu những con cá to. Nhưng giờ đây khi ở cái tuổi xế chiều, ngôi sao may mắn của ông lão đã biến mất. Lần trước lão đã mất hơn bốn mươi ngày để câu được con cá lớn. Và lần này lão đã ròng rã ra khơi hơn tám mươi ngày nhưng không câu được gì. Nhà văn miêu tả rất chi tiết về sự nghèo đói và cô độc của một lão già không gia đình, không người thân và không có tiền vô cùng đáng thương. Nếu là một người khác, có lẽ lão ta không thiết sống làm gì và cũng chẳng có ước mơ gì nữa. Thế nhưng lão vẫn có ước mơ, bên trong lão vẫn luôn cháy bỏng một khát khao phi thường. Nó giống như một mạch núi lửa ngầm đang âm ỉ chảy trong lòng một cao nguyên cằn cỗi. Lão vẫn thường nằm mơ về những con sư tử, đó là giấc mơ thể hiện khát khao làm chủ cuộc đời, làm chủ số mệnh mình. Sống một cuộc sống thật oai phong và kiên cường như loài sư tử bên bờ sông Nin. Lão vẫn tin rằng rồi lão sẽ câu được một con cá lớn, lão tin rằng mình vẫn còn đủ sức khỏe để ra khơi và câu một con cá lớn mà không phải dựa dẫm vào ai. Bên cạnh hình ảnh một lão già khọm kém may mắn, tác giả khéo léo đặt kế bên lão một ngôi sao bé nhỏ là thằng bé Manolin có một trái tim ấm áp và một lòng tận tụy, trung thành với lão. Vả chỉ có một mình thằng bé là luôn tin vào khả năng của lão, luôn truyền cảm hứng cho lão để lão có thể hoàn thành ước mơ của mình. Ngay cả khi lão mệt mỏi nhất, khi lão bị con cá kiếm làm cho đuối sức thì thứ mà lão cầu mong có ở bên cạnh vẫn là thằng bé Manolin may mắn. Khi câu được con cá, người đầu tiên lão muốn khoe điều hạnh phúc này cũng chỉ có mình thằng bé ấy mà thôi. Có lẽ lý do khiến nhà văn để thằng bé Manolin trở thành niềm an ủi dành cho ông lão Santiago chính là vì sự trẻ trung trong cậu bé. Ở một người trẻ, họ có thể không có kinh nghiệm, không có năng lực, nhưng thứ họ có nhiều nhất chính là ước mơ và tham vọng. Đối với người trẻ, họ có quyền và được phép hi vọng về tương lai dù cho vấp ngã nhiều lần. Mà cái ông lão thiếu bây giờ đó chính là hi vọng. Tất cả những người ở làng chài trừ thằng bé Manolin thì họ đều đã coi ông lão là kẻ vô dụng. Người thì khinh ghét, kẻ lại thương hại cho số phận của lão. Hình ảnh này cũng giống như chúng ta, ai cũng có lúc theo đuổi một ước mơ tưởng như xa vời mà xung quanh không có lấy một người nào tin vào thành công của chúng ta. Nhưng ở lão Santiago có một ý chí vô cùng mạnh mẽ mà không phải chúng ta ai cũng có thể làm được. Ông lão vượt qua mọi kì thị, vượt qua cảm giác cô độc của bản thân và chỉ chú tâm đến một việc duy nhất thôi, đó chính là đánh cá. Lão sinh ra là để đi biển, ngoài việc đó ra lão nghĩ rằng lão không thể làm việc gì khác. Lão vẫn ra khơi dù cho xung quanh không có một ai ủng hộ. Và cuối cùng ông lão cũng bắt được một con cá như mong ước. Một con cá kiếm không chỉ lớn mà còn là một con cá kiếm kiêu hùng nhất giữa đại dương mà trước giờ lão được chứng kiến. Con cá kiếm được miêu tả với kích thước đồ sộ nặng hơn nửa tấn, cái đuôi lớn như lưỡi hãi. Một con cá lớn và đẹp đến từng lớp da và những chiếc vây. Con cá kiếm không chỉ được miêu tả ở vẻ đẹp mà còn được miêu tả ở nét tính cách kiên cường và không dễ dàng khuất phục số phận. Nó là một con cá thông minh và oai dũng, có lẽ đã trật lưỡi câu của khá nhiều thợ câu nhưng lại vướng vào lưới câu của một lão già quá nhiều Tàikinh nghiệm. liệu chia sẻ tạiNếu nói con cá là một người hùng giữa đại dương thì cái chết của nó cũng khá vĩ https://vietvanhoctro.vn đại vì nó chết trong tay của một người không phải tầm thường. Tác giả mượn cái đẹp phi
  4. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn phàm, kiêu dũng của con cá nhằm gián tiếp nói lên vẻ đẹp oai phong của ông lão. Giữa đại dương mênh mông, ông lão và con cá thực sự là hình ảnh đẹp đẽ của hai đấu sĩ một bên đại diện cho thiên nhiên hùng vĩ, một bên đại diện cho con người kiên cường. Nhà văn dùng hình tượng con cá kiếm với những miêu tả tầm cỡ lớn lao cùng với những phẩm chất hơn người không đơn thuần để nói rằng sau những kiên trì của ông lão thì cuối cùng ông ta cũng bắt được con cá như mong ước của đời mình. Bên trong bề nổi ấy, hình ảnh con cá kiếm còn mang ý nghĩa về một giấc mơ lớn lao của mỗi con người chúng ta. Mỗi người đều có một giấc mơ lớn, một kế hoạch lớn và mục đích sống cao cả. Nhưng không phải ai cũng đủ kiên trì để đi đến cùng với giấc mơ lớn ấy. Không phải ai cũng kiên cường để gìn giữ và đạt được giấc mơ ấy đến cùng như lão Santiago. Có những người ban đầu có ước mơ và hoài bão rất lớn nhưng vì định kiến xã hội, vì tác động của môi trường xung quanh mà dần dần thay đổi giấc mơ của mình. Nói cho dễ hiểu, có thể giấc mơ ban đầu của họ là con cá nửa tấn, nhưng vì tác động xung quanh, vì bản thân không tự tin vào chính mình nên từ một con cá nửa tấn, cuối cùng họ chỉ mong bắt được vài con cái nhỏ đủ sống qua ngày chẳng hạn. Cũng có những người kiên trì đến cùng và chạm đến giấc mơ lớn của đời mình. Nhưng rồi vì áp lực để gìn giữ giấc mơ ấy quá khó. Bản thân chưa đủ phẩm chất để có thể sở hữu điều trong mơ ấy nên cuối cùng họ cũng buông tay. Nếu như ông lão không có đủ thông minh, tài trí và sức khỏe thì có lẽ đời ông ta có thể nhìn thấy con cá kiếm lớn ấy đã là quá may mắn. Nếu ông lão không đủ khôn khéo, không đủ tinh anh thì có lẽ sợi dây câu đã đứt từ lâu trước khi lão nhìn thấy con cá và cũng chẳng có giây phút ông lão đâm ngọn lao vào giữa trái tim con cá ấy. Ông lão ước gì mình có thể câu được con cá lớn, lão đã làm được. Nhưng muốn bắt được cá lớn đâu chỉ dựa vào mồi ngon và lưỡi câu sắc. Làm sao để con cá ấy không hoảng sợ? làm sao để con cá ấy không kéo đứt sợi câu mảnh? làm sao để con cá không lôi tuột lão đi quá xa nơi đại dương và mất phương hướng trở về nhà? Khi con cá đã hoàn toàn khuất phục trước lão già kiên cường, khi con cá thực sự là của lão rồi nhưng thử thách vẫn chưa dừng lại ở đó. Lão còn phải chiến đấu với lũ cá mập đói ăn đang rình rập trên suốt hành trình dài lúc lão trở về nhà với thành quả của mình. Giống như chúng ta khi đạt được ước mơ của mình rồi đâu chỉ ngồi đó hưởng thụ thành quả mà còn phải nỗ lực gìn giữ thành quả đó trước sự ganh ghét đố kị của rất nhiều người khác. Phải mạnh mẽ chiến đấu để giữ gìn thành quả của mình trước những cám dỗ của cuộc đời. Mặc dù toàn bộ tác phẩm của nhà văn Hemingwey đơn giản chỉ là những màn đối thoại của ông lão với thằng bé Manolin, đối thoại với con cá và tập trung chủ yếu vào sự độc thoại nội tâm của ông lão khi một mình giữa biển cả. Nhưng mỗi hành động, mỗi suy nghĩ của ông lão là những hành động chung nhất, cốt lõi nhất của một người nào đó đang cô độc chinh phục lý tưởng riêng cho mình. Lời lẽ ngôn từ nhà văn sử dụng giản dị nhưng lại rất sinh động. Ông lão đang nghĩ về con cá ở câu trước, nhưng câu sau ông ta lại đang nghĩ về những con sư tử trong mơ. Ông ta đang nghĩ về trận bóng chày rồi ngay lập tức lại nghĩ đến việc mình phải ăn con cá dorado trước khi nó hỏng mất,... Bằng cách viết này, nhà văn đưa người đọc đến gần nhất với cảm xúc của ông lão đánh cá. cách miêu tả chi tiết của con cá, của nỗi đau từ sợi Tàidây liệu hằn chia lên vaihttps://vietvanhoctro.vn sẻ tại lão cũng khiến người đọc cảm nhận được nỗi đau đâu đó râm ran trên da thịt mình.
  5. Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn Đối với một lão già cô độc ở làng chài ước mơ chỉ là bắt được một con cá thật lớn. Vậy đối với chúng ta, với mỗi người sinh ra ở một nơi khác nhau, làm việc với nhiều ngành nghề khác nhau thì có bao nhiêu người còn nuôi cho mình một giấc mơ lớn? Có những ai đang trên đường chinh phục những thử thách để đạt được giấc mơ? Và có bao nhiêu người đã vội từ bỏ khát vọng ban đầu chỉ vì áp lực của thử thách quá nặng nề? Điều nhắn nhủ của Hemingwe nhỏ bé thôi: Đến một lão già hơn bảy mươi tuổi đời, gần đất xa trời còn có thể kiên định giữ lấy giấc mơ của mình; dũng cảm chiến đấu để dành được thành công của mình thì tại sao chúng ta lại không? Không có con đường nào đi đến vinh quang được trải đầy những cánh hồng, mà chỉ có những con đường dày đặc những gai nhọn để đưa chúng ta đến đóa hồng đẹp nhất. Nguyễn Thị Yến Tài liệu chia sẻ tại https://vietvanhoctro.vn Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2