intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

179
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bạn tham dự những buổi học theo phương pháp giảng dạy từ nước ngoài hay đi du học nước ngoài, thì hầu như môn học nào cũng có phần thuyết trình nhóm trước lớp. Đây là phương pháp học rất hiệu quả cho học viên trong việc hấp thụ và thấu hiểu các vấn đề trong bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình

  1. Phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình Khi bạn tham dự những buổi học theo phương pháp giảng dạy từ nước ngoài hay đi du học nước ngoài, thì hầu như môn học nào cũng có phần thuyết trình nhóm trước lớp. Đây là phương pháp học rất hiệu quả cho học viên trong việc hấp thụ và thấu hiểu các vấn đề trong bài học. Mặc dù nhiều người đã từng làm nhiều bài thuyết trình trước lớp với những đề tài khác nhau, nhưng dường như trước mỗi buổi thuyết trình mới thì họ vẫn có tâm lý e dè hoặc hồi hộp, lo lắng, mất tự tin. Kết quả
  2. là bài thuyết trình của nhóm tuy đã được thảo luận, chuẩn bị nội dung kỹ trước đó nhưng vẫn có thể thất bại trong lúc thuyết trình. Tại sao vậy? Câu trả lời là: Chúng ta chưa chuẩn bị tốt kỹ năng thuyết trình. Phân công rõ trách nhiệm từng thành viên Nhóm của bạn cần có một trưởng nhóm để chịu trách nhiệm phân chia công việc, chuẩn bị, chỉ huy diễn tập, liên lạc chính, tập hợp viết báo cáo. Từng thành viên phải được chia nhiệm vụ rõ ràng và đảm bảo họ nắm vững những nội dung mà họ phải thuyết trình. Trang phục khi thuyết trình Không nhất thiết bạn phải ăn mặc thật trịnh trọng khi thực hiện bài thuyết trình. Trang phục cần gọn gàng, lịch sự, tránh màu mè hay kiểu dáng gây phản cảm. Đối với nam thường thì áo sơ-mi bỏ thùng, cà-vạt, quần tây; với nữ thường thì váy ngắn, áo khoác vest. Nếu nhóm có đồng phục hay cùng tông màu sao cho phù hợp với nội dung bài thì sẽ có ưu thế hơn.
  3. Cấu trúc bài thuyết trình: Cho dù bài thuyết trình của nhóm có thời lượng dài bao nhiêu đi chăng nữa thì cấu trúc hợp lý nhất được phân chia như sau: Phần giới thiệu: thời lượng cũng như số trang nên chiếm từ 10% - 20% trong cấu trúc bài. Phần nội dung chính: chiếm khoảng 60% - 80% trong cấu trúc bài. Phần tóm tắt hay kết luận: chiếm khoảng 10% - 20% trong cấu trúc bài. Những kỹ thuật thuyết trình 1. Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người nghe hiểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời câu hỏi. Nếu có thêm phần biểu đồ minh họa hay vật dụng minh họa cụ thể sẽ tốt hơn. 2. Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục đích của các câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàng theo sát được nội dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghe tiện theo dõi và tránh được sự rườm rà. Mỗi trang thuyết trình (slide) cần từ 3 đến 5 câu là hợp lý.
  4. 3. Kiểm soát tốt thời lượng và nội dung thuyết trình, tránh lan man, làm mất thời gian của người trình bày kế tiếp cũng như người nghe. 4. Giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp và lòng vòng một vấn đề. Nét mặt tươi vui, đừng quên những nụ cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin hơn và lấy thiện cảm với người nghe. Những câu nói dí dỏm, thông minh có liên quan đến nội dung thuyết trình rất sẽ cần thiết. 5. Đừng quên giới thiệu đề tài của bài thuyết trình cũng như phần tóm tắt hay kết luận. Giới thiệu rõ ràng tên và nội dung sẽ trình bày của từng thành viên. 6. Kết thúc bài thuyết trình đừng quên lời cảm ơn đến với người nghe, đồng thời bày tỏ nguyện vọng nhận được những câu hỏi từ người nghe về những vấn đề họ chưa thông suốt hoặc góp ý mở rộng thêm cho vấn đề.
  5. 7. Cần tập trung nghe kỹ câu hỏi được đặt ra và phân công trả lời dựa trên nội dung của từng thành viên phụ trách. Trả lời câu hỏi theo ý ngắn gọn, rõ ràng và sẵnsàng đón nhận những vấn đề có liên quan mà mình chưa nghiên cứu đến từ người nghe. Phối hợp, hỗ trợ cùng nhau trả lời câu hỏi theo hướng hợp tác, tránh việc đánh đố hay "đấu khẩu" nhau trên lớp. Luôn nhớ kèm theo câu cảm ơn đối với người đặt câu hỏi và đánh giá mức độ thỏa mãn của họ đối với bài thuyết trình cũng như câu trả lời của nhóm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2