intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá nhiều bài tập về nhà gây hại cho trẻ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

108
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá nhiều bài tập về nhà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ như thế nào? Trẻ không có thời gian để làm trẻ con theo đúng nghĩa vì các em đang bị sa lầy với bài tập về nhà. Bên cạnh đó, do trẻ luôn phải bận rộn với hàng đống bài tập được giao nên vô hình chung việc học tập đã trở thành một nhiệm vụ phải hoàn thành chứ không phải là một trải nghiệm tích cực và mang tính xây dựng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá nhiều bài tập về nhà gây hại cho trẻ

  1. Quá nhiều bài tập về nhà gây hại cho trẻ Quá nhiều bài tập về nhà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ như thế nào? Trẻ không có thời gian để làm trẻ con theo đúng nghĩa vì các em đang bị sa lầy với bài tập về nhà. Bên cạnh đó, do trẻ luôn phải bận rộn với hàng đống bài tập được giao nên vô hình chung việc học tập đã trở thành một nhiệm vụ phải hoàn thành chứ không phải là một trải nghiệm tích cực và mang tính xây dựng. Bên cạnh đó, việc trẻ bị quá tải với bài tập về nhà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt chung của gia đình. Nhiều em thậm chí không thể ăn tối cùng bố mẹ. Và kết quả là, những giao tiếp và tương tác duy nhất giữa trẻ và bố mẹ lại chính là những tranh luận liên quan đến bài tập về nhà. Dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị quá tải bài tập về nhà? Nếu trẻ bắt đầu ghét trường học, giống như con gái của Kalish, hoặc trẻ có dấu hiệu bị kích động mỗi đêm vì bài tập về nhà thì đó có thể là một bằng chứng cho thấy trẻ đang bị quá tải. Vấn đề cốt lõi và quan trọng đó là trẻ sẽ hiểu được vấn đề tốt hơn nếu trong cùng thời gian đó trẻ chỉ cần xử lý 5 vấn đề thay vì chạy sô qua 50 vấn đề.
  2. Cha mẹ có thể làm gì? Đầu tiên, cha mẹ cần nói chuyện với cô giáo của con với tâm niệm rằng cô giáo/thầy giáo đó chỉ muốn những gì tốt nhất cho con của mình. Thường là các giáo viên không nhận thức được về những hậu quả nặng nề, về sự "tàn phá" mà bài tập về nhà có thể gây ra cho học trò của mình. Và nếu việc nói chuyện với giáo viên của con không mang lại chuyển biến thì phụ huynh có thể gặp trực tiếp hiệu trưởng của trường để chia sẻ về những lo lắng của mình. Người hiệu trưởng đó có thể đồng ý với quan điểm của phụ huynh và đưa ra những thay đổi tích cực. Hoặc, nếu việc một phụ huynh đơn lẻ đi gặp giáo viên hoặc hiệu trưởng có thể không hiệu quả thì các phụ huynh nên tập trung lại và thành lập ra một ban phụ huynh để "xử lý" việc này. Có thể việc ngăn chặn làn sóng bài tập về nhà không phải là nhiệm vụ đơn giản nhưng hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn điều này và nếu họ đồng lòng nhất trí thì vấn đề có thể được giải quyết. Trẻ học cách nhìn mọi vật theo cách khác, đầy những bí mật, học cách trân trọng những điều nhỏ nhặt xung quanh và biết bảo vệ môi trường, ví dụ như khi đi lặn không lấy san hô, khi sưu tầm hoa lá chỉ lấy những cái mình có hay đã hỏi xin không vặt của người khác... Trẻ cũng học thưởng thức cái đẹp từ những điều giản dị, như một bông hoa me nhỏ xíu màu vàng tươi thắm, hay lá me dại hình trái tim xinh xắn ven đường. Bé nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng phần người từ
  3. những điều đơn giản, trân trọng cái đẹp xung quanh và bảo vệ để những điều đó còn lại cho những người khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0