intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

78
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý riêng biệt. Khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non, giáo viên và ba mẹ sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, giao tiếp, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn. Dưới đây là Những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non mời ba mẹ và thầy cô tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non

  1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ MẦM NON
  2. Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý riêng biệt. Khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non, giáo viên và ba mẹ sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, giao tiếp, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn. Trẻ tò mò khám phá thế giới xung quanh Nhận thức của trẻ được hình thành nên trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các vật xung quanh mình bằng cả 5 giác quan. Trẻ thích các trò chơi như nghịch nước, ném bóng, đồ chơi, nếm thử mùi vị của đồ ăn… Ở giai đoạn này, các học cụ cần đảm bảo an toàn, phong phú, đảm bảo những trải nghiệm luôn mới mẻ đối với trẻ. Trẻ bắt đầu giao tiếp và học theo Giao tiếp là một trong những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng với việc giao tiếp với mọi người. Trẻ sẽ quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, cha mẹ, người thân và giáo viên để học theo. Ở giai đoạn này, ngoài việc đảm bảo ngôn từ giao tiếp chuẩn mực, nội dung giáo dục cần cung
  3. cấp vốn từ phong phú, gần gũi với trẻ, tiếp cận tự nhiên qua các câu chuyện phù hợp độ tuổi mầm non. Trẻ thích được yêu thương Các em bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Đối với những trẻ này, người lớn cần tránh “gắn mác” trẻ với những từ như “nhút nhát” mà nên động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tự nhận ra vấn đề của mình. Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân Tuy còn nhỏ nhưng ở giai đoạn mầm non, trẻ đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân của mình. Trẻ có thể tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay. Ngoài ra, trẻ cũng rất chú ý đến những lời nhận xét của người khác dành cho mình. Đây là “giai đoạn vàng” phát triển các kỹ năng về cảm xúc và xã hội cho trẻ. Với đặc điểm tâm lý trẻ như vậy, giáo viên và cha mẹ nên quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành ý thức, tránh cổ xúy cho những hành động sai hoặc chưa đúng của trẻ, tránh khen, chê, trách phạt trẻ trước mặt người khác để tránh làm trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân.
  4. Trẻ bắt đầu tự lập Trẻ thích được thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích tự mình làm những việc như mặc quần áo, đánh răng, rửa tay, tự ăn, sắp xếp đồ chơi, đi vệ sinh… Chính vì vậy, các giáo viên nên để trẻ tự làm những việc trong khả năng của mình và khuyến khích các em giúp đỡ gia đình với những việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2