intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan hệ hôn nhân và một số vấn đề về mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

152
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gia đình là một tế bào của xã hội, nhận định đó vẫn đúng cho đến ngày nay. Và từ mối quan hệ gia đình, mới dần nảy sinh các mối quan hệ xã hội rộng lớn như khu phố, xóm phường, hay theo những cách gọi khác như thôn xóm, làng xã - tùy từng địa phương, rồi đến các quan hệ cộng đồng. Tất cả những mối quan hệ ấy đều phản ánh tính chất giao lưu giữa con người với con người, là mối quan hệ tất yếu khi nhìn nhận sự tồn tại của xã hội....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan hệ hôn nhân và một số vấn đề về mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân

  1. Quan hệ hôn nhân và một số vấn đề về mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân � Gia đình là một tế bào của xã hội, nhận định đó vẫn đúng cho đến ngày nay. Và từ mối quan hệ gia đình, mới dần nảy sinh các mối quan hệ xã hội rộng lớn như khu phố, xóm phường, hay theo những cách gọi khác như thôn xóm, làng xã - tùy từng địa phương, rồi đến các quan hệ cộng đồng. Tất cả những mối quan hệ ấy đều phản ánh tính chất giao lưu giữa con người với con người, là mối quan hệ tất yếu khi nhìn nhận sự tồn tại của xã hội. Như vậy, mối quan hệ gia đình chiếm vai trò hạt nhân trong đó. � Từ trước đến nay, khi nhắc đến “gia đình” mỗi người chúng ta đều có một cách hiểu, suy nghĩ và nhìn nhận khác nhau, tùy vào sự quan tâm của mình. Hầu như mỗi chúng ta đều có hai gia đình: gia đình bố mẹ sinh ra chúng ta cùng với anh chị em, nơi ta sống ít nhất đến hết thời gian thơ ấu và được các nhà chuyên môn gọi là “gia đình xuất thân”, mà gia đình chúng ta lấy vợ lấy chồng lập ra, rồi sinh con đẻ cái, mệnh danh
  2. là “gia đình sinh đẻ”. Mặc dù các nhà nghiên cứu đều vững tin rằng gia đình là đơn vị cơ bản như đã nói trên, nhưng thuật ngữ này vẫn là một trong những thuật ngữ khá lỏng lẻo khi được xem xét. Một nhà xã hội học, Kinsley Davids, định nghĩa: “Gia đình là một nhóm người mà quan hệ giữa họ với nhau dựa trên quan hệ máu mủ, do đó họ là ruột rà thân thích với nhau”. Nhưng cái lý giải này xem ra vẫn chưa đủ, vì chưa đề cập đến sự giúp đỡ lẫn nhau – một tiêu chuẩn đạo đức, một dấu hiệu nói lên gia đình thực sự. Song phần lớn các gia đình ngày nay nhiều khi các thế hệ sống tách biệt nhau, dù bổ sung tiêu chuẩn “giúp đỡ lẫn nhau” thì vẫn chỉ đúng với mô hình gia đình trước đây, khi gia đình là đơn vỉ sản xuất (nhà ở chung, ngân sách chung) chứ chưa chắc có thể vận dụng với gia đình hiện tại. Định nghĩa thường được trích dẫn nhiều nhất trên sách báo là của các nhà xã hội học E. Berges và H. Locker: “Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bởi những mối quan hệ hôn nhân, máu mủ hay nhận con nuôi, tạo thành một hệ riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua các vai trò xã hội của từng người: là chồng, là vợ, là cha, là mẹ, là con trai, con gái, anh chị em, tạo thành một nền văn hóa chung”. Một số nhà xã hội học khác, tiêu biểu là M. Enmur và G.
  3. Liekpateric, lại coi gia đình là một thể chế. � Tựu trung lại, khi nghiên cứu các quá trình hình thành và phát triển gia đình trong lịch sử, ta thấy những nhân tố tạo nên gia đình một mặt là nhu cầu của xã hội về việc tái sinh sản và xã hội hóa các thế hệ đang lớn, mặt khác là nhu cầu cá nhân muốn được thừa nhận về mặ xã hội và bảo trợ xã hội đối với sự kết hôn của họ - nhu cầu làm cha, làm mẹ. � Nhu cầu xã hội đối với gia đình được đáp ứng bằng cách thể chế hóa quan hệ hôn nhân – gia đình dưới hình thức nhaững chuẩn mực đạo đức, pháp luật, tôn giáo… cùng những phương tiện để thực hiện chuẩn mực đó. Nhu cầu cá nhân về gia đình thường được liên hệ với tình yêu giới tính, tìn yêu cha mẹ - con cái cũng như trách nhiệm của cặp vợ chồng, của cha mẹ và con cái đối với nhau và được thỏa mãn trong quá trình chung sống, giúp đỡ lẫn nhau. Khi xem xét gia đình trong bối cảnh những đòi hỏi của xã hội, người ta coi nó là một thể chế xã hội. Còn khi tìm hiểu mối liên hệ của gia đình
  4. với nhu cầu của cá nhân, người ta gọi nó là một nhóm tâm lý – xã hội nhỏ. Như vậy, với góc nhìn gia đình như một nhóm tâm lý – xã hội nhỏ, cùng với những đặc điểm riêng biệt về mặt tâm lý nói lên diện mạo của một gia đình, chúng ta thấy có những mối quan hệ sau diễn ra trong nó: � • Quan hệ hôn nhân: đây là nền tảng đầu tiên xây dựng nên hệ thống các mối quan hệ trong gia đình, xuyên suốt từ gia đình hạt nhân, đa thế hệ cho đến gia đình hiện đại như bây giờ. Đây chính là quan hệ giữa 2 vợ chồng, một mối quan hệ rất phức tạp cả về mặt tâm – sinh lý và mặt thể chế xã hội. Từ quan hệ vợ chồng mới mở ra quan hệ cha – mẹ, quan hệ giữa 2 người trụ cột trong gia đình, quyết định sự tồn tại của một gia đình. � • Quan hệ ruột thịt: là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. � • Quan hệ gia tộc, huyết thống: hình thành nên thứ bậc của các thành viên trong gia đình, và là cơ sở mở rộng từ gia đình truyền thống thành gia đình đa thế hệ. � • Quan hệ tình cảm gia đình: là loại quan hệ giúp gắn bó thân tình
  5. giữa các thành viên. � • Quan hệ xã hội: qui định chung tính chất của các mối quan hệ giữa con nguời với con người trong bối cảnh tồn tại của gia đình. � � Nhìn chung, những mối quan hệ trên rất phức tạp, thể hiện rất rõ tính chất đa dạng của sự phát triển mô hình gia đình trong xã hội, qua các thời kỳ khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta cùng đề cập đến mối quan hệ hôn nhân, tức mối quan hệ vợ chồng, để thấy được ý nghĩa quan trọng của nó trong việc quyết định sự tồn vong của một gia đình. Nếu mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp, sẽ là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc. Ngược lại nếu quan hệ hôn nhân rạn nứt, không kể trong giai đoạn nào của gia đình, cũng là một nguyên nhân to lớn trong sự đổ vỡ một gia đình. � Trong xu hướng phát triển của xã hội ngày nay, tính hiện đại của gia đình tỉ lệ thuận với tính hiện đại của xã hội. Ngày càng nhiều những yếu tố từ xã hội can thiệp, làm nảy sinh những biến động trong đời sống gia
  6. đình, song song với nhũng biến động của chính xã hội đó. Và những yếu tố đó phần lớn tác động trực tiếp đến quan hệ hôn nhân, làm xuất hiện những hệ quả không nhỏ, dẫn đến những xung đột, và đội khi tan vỡ của một gia đình. Nói đến mâu thuẫn, hay xung đột gia đình, là nói đến một hiện tượng tâm lý rất đặc biệt. Bởi chắc chắn không một gia đình nào trong sự sinh ra và trưởng thành của mình, lại không trải qua khó khăn, sóng gió. Nhưng sự đón nhận, xử lý những hệ quả của xung đột sẽ là giải pháp quan trọng của những người làm chủ gia đình, trên con đường lèo lái con thuyền hạnh phúc. � Vì thế, bàn đến quan hệ hôn nhân và một số vấn đề xung đột trong quan hệ hôn nhân luôn là một điều cần thiết. Trước hết, chúng ta cùng nói đến những vấn đề cơ bản nhất trong quan hệ hôn nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2