intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý vốn gián tiếp chặt chẽ hơn

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

105
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp và các khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ nhằm đảm bảo ổn định tiền tệ và an toàn cho hệ thống tài chính. Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ hàng tháng, hàng quí phải tổng hợp, báo cáo Chính phủ về các biện pháp ổn định cán cân thanh toán quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý vốn gián tiếp chặt chẽ hơn

  1. Quản lý vốn gián tiếp chặt chẽ hơn - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp và các khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ nhằm đảm bảo ổn định tiền tệ và an toàn cho hệ thống tài chính. Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ hàng tháng, hàng quí phải tổng hợp, báo cáo Chính phủ về các biện pháp ổn định cán cân thanh toán quốc tế. Theo đó, để tăng cường việc thu hút và tận dụng lợi thế của nguồn vốn gián tiếp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Bộ Tài chính, NHNN cần có
  2. các biện pháp tăng cường quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp và các khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ phù hợp với khả năng sử dụng và mức dự trữ ngoại hối nhằm đảm bảo ổn định tiền tệ tỷ giá, lãi suất và ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính. Siết chặt quản lý nguồn vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán.(Ảnh: Phước Hà) Để quản lý vốn gián tiếp và ổn định hoạt động thanh toán quốc tế nhằm góp phần kìm chế lạm phát, ổn định cán cân thanh toán và phát triển thị trường chứng khoán, Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện các văn bản quy định và hướng dẫn hoạt động đối với nguồn vốn này.
  3. Theo đó, NHNN cần sớm hoàn thiện chế độ mở tài khoản với hoạt động đầu tư gián tiếp và chế độ báo cáo lưu chuyển vốn trên các tài khoản này. Đồng thời, cơ quan này phải xây dựng chế độ thu thập, báo cáo, cung cấp thông tin về nguồn vốn vay nợ trung, ngắn hạn bằng ngoại tệ và đầu tư gián tiếp; có biện pháp quản lý các khoản vay nợ của doanh nghiệp đặc biệt là các công cụ huy động vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ, các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn không có đảm bảo các giao dịch hoán đổi và kỳ hạn bằng ngoại tệ; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về các biện pháp quản lý luồng vốn ngắn hạn. Bộ Tài chính sẽ cần sớm sửa đổi quy chế góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, về tỷ lệ tham gia của nước ngoài vào thị trường chứng khoán theo hướng quy định rõ việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần hoá và việc nắm giữ cổ phần của các công ty niêm yết, công ty đại
  4. chúng trên thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính cũng được yêu cầu hoàn tất việc trình Thủ tướng quy định về việc cho phép chi nhánh công ty quản lý quỹ chứng khoán 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để quản lý các quỹ này; ban hành quy định về các văn phòng đại diện các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam theo hướng không được kinh doanh và không được uỷ quyền hoạt động đầu tư chứng khoán qua cá nhân. Trong 2 năm lại đây, nguồn vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam khá mạnh nhưng việc quản lý còn thiếu nhiều quy định và chưa chặt chẽ. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về khả năng mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và vấn đề thiếu chặt chẽ trong việc quản lý luồng vốn gián tiếp là một trong những nguyên nhân có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.
  5. Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã từng có ý kiến chính thức với Chính phủ về vấn đề này. Ông nói, quản lý vốn gián tiếp đang là vấn đề lớn. Dòng vốn này như bơm áp lực nhưng rút ra thì ầm ầm, nếu ta không quản lý được các tài khoản vốn và dòng tiền gián tiếp một cách đồng bộ, linh hoạt mà giải pháp này không chỉ của riêng NHNN thì giả thiết có biến cố xảy ra, thị trường tài chính sẽ rất nguy hiểm”. Vì thế, Việt Nam cần có sự kiểm soát sự vận động tài khoản vốn và thị trường vốn, kịp thời, bổ sung dự trữ ngoại hối đủ lớn để tránh các cú sốc khi dòng vốn ngoại đảo chiều. Thâm hụt thương mại và ngân sách của Việt Nam tăng cao đang tiềm ẩn những rủi ro hết sức lớn, đặc biệt nếu thị trường tài chính thế giới tiếp tục bất ổn hay dòng vốn ngoại có sự đảo chiều. Nền kinh tế Việt Nam hiện đáng lo nhất là về lạm phát bởi lạm phát có tính sống còn với quốc gia và có kiềm chế được lạm phát mới có thể thu hút được các nhà đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, tính không bền vững của thị trường, trong đó có tiền tệ, cho thấy kinh tế Việt Nam chưa có năng lực vững vàng để chống
  6. lại các cuộc khủng hoảng, ông Hà nhấn mạnh. Phước Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2