Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU<br />
QUAN NIỆM NHÂN SINH MỚI MẺ CỦA XUÂN DIỆU QUA BÀI THƠ VỘI<br />
VÀNG<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
I/ Mở bài :<br />
Tác giả →Sự nghiệp →Vội vàng (hoàn cảnh ra đời → chủ đề →Quan niêm nhân sinh)<br />
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông để lại hàng chục tập thơ với<br />
trên dưới 1000 bài thấm thía tình yêu cuộc sống nồng nàn. Một trong số những bài thơ tiêu biểu<br />
cho thơ Xuân Diệu là bài Vội vàng in trong tập Thơ thơ. Tập thơ được sáng tác trong những năm<br />
mười tám đôi mươi của của nhà thơ. Vội vàng là bài thơ thể hiện tình yêu nồng nàn của Xuân<br />
Diệu đối với cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ tự thấy phải gấp gáp nhận lấy.<br />
II/ Thân bài :<br />
1/<br />
*/ Bài thơ được mở đầu bằng bốn dòng thơ ngũ ngôn ngắn gọn, mạnh mẽ như lời<br />
tuyên bố về khát vọng của mình, về ước muốn của mình : Tôi muốn tắt nắng đi …đừng bay<br />
đi.<br />
→Muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại là nhà thơ muốn đoạt quyền của tạo hóa, muốn trái<br />
đất ngừng quay để lưu giữ mãi vẻ đẹp của đất trời.<br />
→Một loạt các điệp ngữ « Tôi muốn », « đi », « cho » ; kết hợp với kết cấu lặp, Xuân<br />
Diệu không chỉ khiến cho cái tôi trữ tình của mình hiện lên đầy kiêu hãnh tự hào mà còn thể hiện<br />
dõng dạc tuyên ngôn sống táo bạo mãnh liệt của mình<br />
*/ Sở dĩ có ước muốn táo bạo đó là bởi cái nhìn mới mẻ của nhà thơ với cuộc đời<br />
–<br />
Nếu cha ông ta cho rằng cuộc sống trần gian là bể khổ thì với cái nhìn trẻ trung tươi<br />
mới Xuân Diệu lại nhận thấy cuộc sống xung quanh mình là một thế giới tràn đầy hương sắc, một<br />
thiên đường trên mặt đất :<br />
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật…gõ cửa”<br />
→ Ở đây có ong bướm trong tuần tháng mật, khoảng thời gian ngọt ngào nhất, đẹp đẽ<br />
nhất;có hoa cỏ đồng nội với sắc màu tươi thắm nhất; có lá đang ở độ non tơ nhất và chim muông<br />
đang ca những khúc ca hạnh phúc nhất. Tất cả đang thấm đẫm một tình yêu say đắm ngọt ngào..<br />
Thực ra thế giới tươi đẹp này, vườn xuân tươi đẹp này đâu phải bây giờ mới có.Nhà thơ không<br />
tạo ra thế giới mới nhưng có con mắt mới nhìn cuộc sống . Thoát khỏi hệ thống ước lệ phi ngã<br />
của văn chương cổ, cặp mắt non xanh của Xuân Diệu đã ngơ ngác và sung sướng trước<br />
một thiên đường phong phú và giàu có trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi người<br />
→ Những câu thơ tám tiếng trải dài ra kết hợp nghệ thuật điệp cú pháp, đặc biệt một loạt<br />
điệp từ “này đây” đặt song song với nhau khiến lời thơ không chỉ là liệt kê, gợi mở mà nó còn là<br />
sự mời chào những món ăn tinh thần sẵn có trong cái thiên đường phong phú và hấp dẫn ấy . Để<br />
rồi qua đó, nhà thơ muốn nói với chúng ta : Sao người ta cứ phái đi tìm bồng lai ở tận đâu đâu, cứ<br />
phải kiếm cõi niết bàn cực lạc ở mãi chốn mung lung hão huyền nào ? Nó ở ngay cuộc sống<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 1<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
quanh ta đây, ngay trong giây phút hiện tại đây. Nó là cái hiện hữu, nhỡn tiền. Vậy còn chờ gì<br />
nữa, hãy yêu mến nó, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thực tại này.Đây cũng là quan<br />
niệm nhân sinh mới mẻ chưa từng có trong văn học trung đại.<br />
_ Đối với ông, trong cõi trần gian, đẹp nhất là con người, đặc biệt là con người ở tuổi trẻ<br />
và tình yêu. Vì vậy, Xuân Diệu đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, làm thước đo của<br />
cái đẹp:<br />
“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.<br />
→Ánh sáng buổi sớm mai như được phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của nàng công chúa<br />
có tên là Bình minh. Nàng vừa tỉnh giắc nồng suốt đêm qua. Nàng chớp chớp hàng mi rồi mở ra<br />
muôn ngàn tia sáng hào quang. Rõ ràng đây là hình ảnh so sánh mới mẻ độc đáo, lãng mạn giàu<br />
cảm xúc khác hẳn chuẩn mực thẩm mĩ của văn chương cổ<br />
Đặc biệt là hình ảnh thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”<br />
→Tháng giêng là tháng mở đầu của mùa xuân, mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm<br />
mới nên tháng giêng gợi vẻ thanh tân, mơn mởn, tràn trề sức sống. Tháng giêng là khái niệm chỉ<br />
thời gian trừu tượng nhưng đã được cụ thể hóa bằng tính từ chỉ vị giác ngon và phép so sánh<br />
“như một cặp môi gần”, cặp môi chín mọng, đợi chờ của người thiếu nữ. Từ “gần” gợi lên sự ấm<br />
áp, cái đẹp như kề bên, mời mọc, quyến rũ. Từ “ngon” gợi sự tận hưởng cái đẹp đến tuyệt đối.<br />
Phép so sánh “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” không chỉ diễn tả một tháng giêng tươi<br />
đẹp mà còn cho ta thấy cái nhìn đê mê, đắm say của Xuân Diệu trước cuộc đời. Ai đó thấy cuộc<br />
đời là buồn đau, vô nghĩa, ai đó cầu xin được chết… với Xuân Diệu cuộc đời là niềm vui. Mỗi<br />
ngày mới là thần vui đến gõ cửa. Mỗi mùa xuân đến lại bắt đầu bằng tháng giêng với nụ hôn mời<br />
mọc. Chưa ai có cái nhìn về cuộc đời đắm say và hân hoan như Xuân Diệu : Thiên đường ngay<br />
trên mặt đất, trong tầm tay của mỗi người. Và trong thiên đường ấy Con người hồng hào mơn<br />
mởn giữa tuổi yêu đương là đẹp nhất là thước đo thẩm mĩ của vũ trụ. Vẻ đẹp của con người trần<br />
thế là tác phẩm diệu kì nhất của tạo hóa toàn năng.Đó là ý nghĩa nhân bản mĩ học Xuân Diệu.<br />
2/<br />
*/ Đang ngây ngất tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời trong niềm vui hân hoan, phấn<br />
khởi thì cảm xúc của tác giả bất ngờ chuyển hướng<br />
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa<br />
→ Dấu chấm giữa dòng ngắt câu thơ thành hai phần, mạch cảm xúc bị đứt đoạn diễn tả<br />
cảm giác ngỡ ngàng, sững sờ khi bất chợt nhà thơ nhận ra bước đi nghiệt ngã của thời gian: Tạo<br />
hóa sinh ra con người, nhưng nó ngắn ngủi, mong manh. Con người không phải còn mãi để<br />
hưởng lạc thú ở chốn địa đàng trần gian này<br />
*/ Nhưng với một con người khao khát sống như Xuân Diệu, ông không chịu khuất<br />
phục trước bước đi của thời gian: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”<br />
Nhà thơ không hoài xuân khi tuổi xuân đã tàn, đã hết mà ông hoài xuân khi tuổi xuân đang<br />
mơn mởn, tràn đầy.<br />
*/ Và trong sự hoài xuân ấy,<br />
_ Nhà thơ suy tư về mối quan hệ giữa cái hữu hạn (cuộc sống của cá nhân ) với cái vô<br />
hạn( thời gian, đất trời )<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 2<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua…lần thắm lại<br />
→ Mùa xuân là danh từ chỉ thời gian trừu tượng nhưng đã được cụ thể hóa, vật chất hóa<br />
bằng các cụm từ: đương tới – đương qua, còn non – sẽ già. Sự trôi chảy của thời gian được diễn<br />
tả qua điệp từ “xuân” và các từ ngữ đối lập. Xuân đi qua sẽ mang theo thời gian và tuổi trẻ,<br />
không có gì bền vững trước thời gian:<br />
→ lời thơ là lời tự bộc bạch của tác giả về mối quan hệ giữa mùa xuân và thời gian trôi<br />
chảy, giữa tuổi trẻ và thời gian trôi qua, giữa tôi và đất trời.<br />
_Và trong sự trôi chảy của thời gian, nhà thơ phát hiện ra mâu thuẫn giữa tôi và đất trời<br />
“Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại – Còn đất trời nhưng chẳn còn tôi mãi”<br />
→Vũ trụ có thể còn vĩnh viễn, mùa xuân của đất trời có thể tuần hoàn, nhưng tuổi trẻ một<br />
đi không bao giờ trở lại, đời người không thể còn mãi với thời gian.<br />
→Thực ra từ xa xưa, văn chương cổ đã từng than thở về sự ngắn ngủi của kiếp người.<br />
Người ta gọi là áng phù vân hoặc là bóng câu qua cửa sổ. Nhưng hồi ấy người ta vẫn ung dung<br />
bình tĩnh, vì cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng. Con người gắn làm một với vũ trụ, cho nên con<br />
người chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể cùng cộng đồng và trời đất tuần hoàn. Nhưng niềm tin<br />
ấy đâu còn ở các thế hệ nhà thơ mới. Họ đã ý thức được cái tôi cá nhân, ý thức được sự thật đáng<br />
buồn<br />
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại<br />
Còn đất trời nhưng chẳn còn tôi mãi<br />
→ do sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân nên ông đã có những quan niệm mới mẻ về thời<br />
gian và kiếp người. Với ông, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mất thời gian là mất<br />
tuyệt đối:<br />
*/ Trong cái bao la của vũ trụ, cái vô hạn của thời gian, sự có mặt của con người quá<br />
ư là ngắn ngủi nên nhà thơ ngậm ngùi, xót xa:<br />
“Còn trời đất nhưng … Nên bâng … độ phai tàn sắp sửa”<br />
→Ý thức được sự hữu hạn của con người trong cái bất tận của thời gian nên mỗi ngày<br />
qua, nhà thơ lại bị giằng xé giữa niềm vui và nỗi đau: Vừa mới buổi sớm thần vui đến gõ cửa mà<br />
buổi chiều đã rớm vị chia phôi, khắp sông núi đã than thầm tiễn biệt. Nhà thơ như nghe trong mỗi<br />
cơn gió, tiếng chim là khúc biệt li. Mỗi ngày qua là quĩ đời ngắn lại. Yêu đời và tiếc đời là hai<br />
mạch cảm xúc của Xuân Diệu với cuộc đời.<br />
3/<br />
Nếu như lòng ham sống đã khiến thi sĩ lo âu trước bước đi của thời gian thì cũng chính<br />
lòng ham sống ấy đã khiến Xuân Diệu tìm ra một lối thoát. Lối thoát ấy nằm gọn trong hai chữ<br />
“vội vàng”.<br />
Đoạn thơ cuối là khao khát sống vội vàng. Ám ảnh sống vội vàng đã thúc giục nhà thơ<br />
sống cao độ, mạnh mẽ ngay trong những giây phút của tuổi thanh xuân. Câu thơ cuối đoạn hai<br />
như một hiệu lệnh:<br />
Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm<br />
Giữa những câu thơ dài, câu thơ đầu đoạn ba lại là một câu thơ ngắn chỉ gồm ba chữ: “Ta<br />
muốn ôm” thắp ngay giữa bài thơ làm ta liên tưởng đến một vòng tay lớn như muốn quấn quýt,<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 3<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
níu giữ cả đất trời. Cách xưng hô của Xuân Diệu cũng thay đổi từ “tôi” sang “ta”. Nhà thơ như<br />
muốn bứt ra khỏi giới hạn của cái tôi chật chội để trở thành cái ta rộng lớn sánh ngang cùng trời<br />
đất đầy kiêu hãnh, tự hào. Tiếp theo là những câu thơ dài với nhịp gấp gáp như giục giã những<br />
khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn nhà thơ. Vẫn là ước muốn sống hòa nhập với cuộc đời, tận<br />
hưởng vẻ đẹp của cuộc đời nhưng ở đây đó không chỉ là ước muốn của cá nhân mà là của cả<br />
cộng đồng. Nếu như ở đoạn đầu bài thơ, điệp từ “này đây” như sự chào mời, vẫy gọi, khẳng định<br />
vẻ đẹp nơi trần gian là có thật thì ở đoạn cuối bài thơ, điệp từ “ta muốn” như sự hưởng ứng đầy<br />
hăm hở, nhiệt tình. Từ “ta muốn” lại kết hợp với những động từ chỉ trạng thái yêu đương trong<br />
quan hệ tăng tiến: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả sự thụ hưởng ngày càng đê mê, say đắm. Trái<br />
tim nhà thơ như muốn mở căng ra để thu hết vào đó cả thiên nhiên, đất trời và như thế, ông trở<br />
thành một tình nhân cương tráng của cuộc đời. Với nhà thơ Xuân Diệu, cuộc đời không chỉ được<br />
định nghĩa bằng tốc độ mà còn định nghĩa bằng cường độ, một<br />
cường độ hừng hực chất Xuân Diệu. Trong cái nhìn xanh non, biếc rờn của nhà thơ, cuộc<br />
đời như một thiếu nữ trẻ trung với đôi môi, đôi má hồng xinh xắn mà nhà thơ không nén nổi lòng<br />
yêu:<br />
Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi<br />
Từ cắn được dùng hết sức táo bạo, mới mẻ diễn tả sự thụ hưởng đến tuyệt đối. Nhà thơ đã<br />
chiếm lĩnh được cái đẹp trong ngây ngất, đắm say.<br />
III/ Kết luận<br />
<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 4<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
Nói đến “Ông hoàng của những bài thơ tình” là người ta nghĩ ngay đến nhà thơ Xuân<br />
Diệu. Sống để yêu và tôn thờ tình yêu, phụng sự tình yêu bằng trái tim nồng cháy và bằng những<br />
vần thơ, thi nhân đã ban tặng cho nhân gian những bức tranh, những cung đàn, điệu nhạc về cuộc<br />
sống thật tình tứ, lãng mạn. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng<br />
thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Ông là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào,<br />
bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân<br />
Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Tên tuổi<br />
của Xuân Diệu gắn liền với các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung<br />
(1960), … Là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), ông đã đem đến cho thơ<br />
ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ<br />
cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Vội vàng được in trong tập “Thơ thơ” (1938),<br />
là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trong giai đoạn trước Cách mạng tháng<br />
Tám, thể hiện sâu sắc phong cách thơ mới của ông.<br />
Bài thơ thể hiện hai trạng thái khác nhau nhưng thống nhất trong một tâm hồn khát khao<br />
sống, khát khao yêu cháy bỏng, đam mê. Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết<br />
mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ<br />
của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.<br />
Ngay từ nhan đề Vội vàng, bài thơ đã mang ý nghĩa sâu sắc: nó diễn tả dòng chảy của thời<br />
gian rất nhanh (Thiền sư Mãn Giác từng viết: Trước mắt việc đi mãi / Trên đầu già đến rồi) và<br />
con người buộc lòng phải chạy đua cùng thời gian, phải gấp gáp, để chiến thắng quy luật nghiệt<br />
ngã của nó. Đây không phải là kiểu sống gấp chỉ biết buông thả, hưởng thụ, mà là trân trọng từng<br />
khoảnh khắc để mỗi giây phút của cuộc đời trôi qua đều có ý nghĩa. Đó cũng là triết lí sống của<br />
Xuân Diệu - triết lí sống của một tâm hồn tha thiết yêu cuộc sống, ý thức được cuộc đời thì hữu<br />
hạn mà hạnh phúc trên cõi trần gian này lại vô cùng vô tận nên phải “nhanh lên chứ! Vội vàng<br />
lên với chứ”. Triết lí nhân sinh ấy thể hiện quan niệm sống tích cực của nhà thơ. Đối với Xuân<br />
Diệu, cuộc sống trần thế chính là một thiên đường đầy hương sắc mà Thượng đế ban tặng riêng<br />
cho con người. Vội vàng cũng là để sống có ý nghĩa, sống hết mình, sống trọn vẹn với cuộc đời.<br />
Là tâm hồn khát khao giao cảm với đời, Xuân Diệu trước hết là nhà thơ của Tình Yêu.<br />
Thơ Xuân Diệu là niềm khát sống, khát yêu đến cuồng nhiệt. Con người ấy “ham hố” muốn uống<br />
cạn, một cách cuồng nhiệt, say đắm cái ly tràn đầy sự sống. Nhưng cái nhìn của Xuân Diệu thấu<br />
suốt sự trôi chảy của thời gian, sự tàn phai của tuổi trẻ, nỗi bất trắc của cuộc đời, vì vậy, con<br />
người yêu nồng nàn ấy luôn vội vàng, giục giã để tận hưởng cuộc sống. Tình yêu trong thơ Xuân<br />
Diệu bao giờ cũng đòi hỏi vô biên, khát khao tuyệt đích và vĩnh viễn. Một hồn thơ muốn dâng<br />
hiến hết thảy sự chân thành, nỗi si mê, thèm khát sự giao cảm với đời nhưng<br />
đáp lại chỉ là sự hờ hững, lạnh nhạt, là sự cô đơn của cái tôi. Xuân Diệu là người luôn đi<br />
tìm cái bề sâu của tâm hồn, của sự giao cảm và cũng là người phải run rẩy trước cái lạnh lẽo của<br />
nỗi cô đơn thấm thía đến tận xương tủy. Đó cũng là điều dễ hiểu khi trong thế giới thơ Tình yêu<br />
của Xuân Diệu, mùa xuân và bình minh luôn đi liền với chiều thu tàn và những đêm trăng lạnh,<br />
sự nồng nàn đi liền với cảm giác bơ vơ, sự ham hố vồ vập với cuộc đời đi liền với nhu cầu thoát<br />
li tất cả, thậm chí muốn trốn tránh cả bản thân mình.<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
T: 0989 627 405<br />
<br />
Trang | 5<br />
<br />