intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM TỔ NGỮ VĂN HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Hướng dẫn 0,75 chấm: Câu 1: Biểu cảm - Học sinh trả lời như Đáp án : 0,75 điểm - Học sinh trả lời có PTBĐ biểu cảm và một PTBĐ khác: 0,25 điểm - Học sinh trả lời sai: 0 điểm
  2. 2 Hướng dẫn 0,5 chấm: Câu 2: BPTT: điệp từ, điệp cấu trúc, đối, câu hỏi tu từ. - Học sinh trả lời được 02 trong các biện pháp tu từ trong đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 01 biện pháp tu từ trong đáp án: 0,25 điểm 3 Hướng dẫn 1,0 chấm: Câu 3: Đồng tình - Con đường đến với thành công, trưởng thành không dễ dàng, đơn giản. Nhiều khi phải trải qua những lần vấp ngã, thất bại. - Mỗi lần thất bại, vấp ngã là một lần ta rút ra thêm được một bài học cho bản thân, có như thế mới "bớt dại" và "thêm khôn" - Học sinh trả lời
  3. như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh chỉ đồng tình mà không lí giải 0,25 điểm - Học sinh đồng tình vàtrả lời được 01 ý như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh hiểu được nhưng trả lời chưa rõ ý: 0,5 điểm - Học sinh hiểu còn mơ hồ, sử dụng từ thiếu chuẩn xác : 0,25 điểm - Học sinh không đồng tình và lí giải theo cách của mình mà hợp lí: 0,5 điểm 4 Hướng dẫn 0,75 chấm: Câu 4 Trong đoạn trích nêu ra được nhiều thông điệp có ý nghĩa, học sinh chỉ cần chọn một thông điệp hợp lý với văn bản: Gợi ý: Nghị lực, niềm tin, hi vọng…
  4. - Học sinh trả lời được : 0,75 điểm - Học sinh trả lời chung chung: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không rõ thông điệp, viết lan man: 0,25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn 2,0 văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của anh chị về ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống a. Đảm bảo yêu 0,25 cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
  5. b. Xác định 0,25 đúng vấn đề cần nghị luận ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống c. Triển khai vấn 1,0 đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu. Khuyến khích lối suy nghĩ, diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. Có thể theo hướng sau: - Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, bản lĩnh, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách. - Luôn kiên trì theo đuổi, có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của mình. - Cố gắng rèn luyện, không chịu khuất phục, không chấp
  6. nhận số phận hoàn cảnh. Người có ý chí , nghị lực sẽ thành công ( dẫn chứng) - Được mọi người ngưỡng mộ, khâm phục yêu mến noi gương. - Phê phán những người chưa làm mà đã sợ khó khăn, gặp thất bại thì nản chí, bỏ cuộc, không quan tâm… - Bài học Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không
  7. tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm) d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới
  8. mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 2 Phân tích 13 5,0 câu thơ đầu trong bài Vội vàng để thấy được tình yêu cuộc sống, tuổi trẻ tha thiết, đắm say của Xuận Diệu. a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định 0,5 đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích 13 câu thơ đầu trong bài Vội vàng để thấy được tình yêu cuộc sống, tuổi trẻ tha thiết, đắm say của
  9. Xuân Diệu. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái 0,5 quát về tác giả Xuân Diệu Hướng dẫn chấm: giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm * Phân tích 3,0 đoạn trích Bốn câu thơ đầu: Những khao khát lạ lùng của cái "tôi' của Xuân Diệu. ( 0,75) - Muốn "tắt nắng", "buộc
  10. gió" để lưu giữ cho cuộc đời những gì đẹp nhất, ý thức được sự quý giá, vẻ đẹp của nắng xuân của hương hoa cỏ. - Sự xuất hiện của cái tôi ngông cuồng, thách thức cả vũ trụ hòa quyện với cái tôi hồn nhiên, yêu đời mang đến một hồn thơ Xuân Diệu rất riêng. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân: ( 0,75) - Nhà thơ cảm nhận mùa xuân thông qua nhiều giác quan, để đưa ra những nét vẽ chân thực và sống động và cũng có một sự logic nhất định. - Điệp khúc "Này đây..." khiến người độc liên tưởng đến một khúc ca đắm say, vui tươi. - Bức tranh mùa xuân của Xuân
  11. Diệu được gợi lên từ những cảnh sắc hết sức bình thường nhưng lại mang vẻ đẹp tràn trề sức sống: + Hình ảnh ong, bướm cùng mật ngọt, gam màu rực rỡ của muôn loài hoa kết hợp với cái màu xanh rì tươi mới của đồng nội cỏ, sự mềm mại uyển chuyển của "cành tơ phơ phất", sự rộn rã, mê ly trong "khúc tình si" của cặp yến anh. + "ánh sáng chớp hàng mi" khiến người đọc có nhiều liên tưởng về một thứ ánh sáng tuyệt diệu, dịu dàng bao trùm khắp không gian. Bức tranh tuổi trẻ, tình yêu: ( 0,75) - Mỗi sự vật trong bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu đều
  12. có đôi có cặp: ong đi với bướm đắm say ngọt ngào, trẻ trung trong "tuần tháng mật", hoa hòa quyện với đồng nội mang đến cảm giác tình yêu khoáng đạt và thấu hiểu, tràn đầy sức xuân, lá đi với "cành tơ phơ phất" thể hiện tình yêu quyến rũ, mềm mại và lả lướt, yến anh là mối tình chung thủy, gắn bó với "khúc tình si" - "Ánh sáng chớp hàng mi": Gợi liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ khép hờ mắt dưới ánh nắng ban mai, mang dáng vẻ hình hài trẻ trung, son sắc là niềm say mê của nhà thơ. - Tình yêu không chỉ nằm trong khuôn khổ tình yêu năm nữ mà còn thể hiện ở cả tình yêu
  13. với thiên nhiên, với cuộc đời mà Xuân Diệu xúc động viết "Tháng Giêng ngon như một cặp môi hồng", thể hiện nỗi khát khao cháy bỏng với mùa xuân, với tuổi trẻ. Triết lý nhân sinh mới mẻ: ( 0,5) - Ý thức được sự quý giá của tuổi trẻ, của mùa xuân. * Nghệ thuật thể hiện (0,25) - Từ ngữ giàu sức biểu cảm, giọng điệu tha thiết, biện pháp tu từ linh hoạt *Kết bài: Nêu cảm nhận cá nhân. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
  14. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 HẾT
  15. TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:……………………………… Số báo danh………. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Dậy mà đi! Dậy mà đi! Dậy mà đi! Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi? Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Huống đường đi còn lắm bước gian truân Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu! Thì đứng dậy, xoa tay, và tự bảo: Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây! Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai Chân có ngã thì đứng lên, lại bước. Thua ván này, ta đem bày ván khác Có can chi, miễn được cuộc sau cùng Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại: Một lần ngã là một lần bớt dại Để thêm khôn một chút nữa trong người. Dậy mà đi, hỡi bạn dân nghèo ơi! Tháng 5 - 1941 ( Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2: Nêu 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
  16. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Câu 3: Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả : Một lần ngã là một lần bớt dại Để thêm khôn một chút nữa trong người.? Vì sao? Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của anh chị về ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích 13 câu thơ đầu trong bài Vội vàng để thấy được tình yêu cuộc sống, tuổi trẻ tha thiết, đắm say của Xuân Diệu. Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. ( Trích Vội vàng – Xuân Diệu, sgk trang 22 – NXBGD Việt Nam) …….Hết ……
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2