intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

  1. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Môn: Ngữ văn (Đề gồm có 01 trang) Dành cho lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật1; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh2 này đây khúc tình si, Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài3 xuân. (Vội vàng - Xuân Diệu, Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945, Lý Hoài Thu, NXB Giáo dục, 1997, tr.179 - 180) Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Mục đích của việc tác giả muốn tắt nắng, buộc gió là gì? Câu 3. Tác giả nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng những giác quan nào? Câu 4. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên mùa xuân được miêu tả trong những dòng thơ sau: Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si, Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Câu 6. Bạn hiểu như thế nào về nội dung của hai dòng thơ: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.? Câu 7. So sánh điểm khác biệt trong quan niệm thẩm mĩ của Xuân Diệu qua đoạn thơ trên và quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Du qua hai dòng thơ: Làn thu thuỷ nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh (Trích Truyện Kiều). Câu 8. Từ ý thơ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân, bạn rút ra được bài học gì cho bản thân? II. VIẾT (4,0 điểm) Bạn hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) với nhan đề: Sức mạnh của niềm đam mê. ......... Hết ......... 1 Tuần tháng mật: cách nói khác của tuần trăng mật. 2 Yến anh: chim yến, chim oanh, con trống, con mái quấn quýt nhau, thường được so sánh với sự quấn quýt trong tình yêu nam nữ, vợ chồng. 3 Hoài xuân: nhớ tiếc mùa xuân.
  2. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG HDC KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Môn: Ngữ văn (HDC gồm có 03 trang) Dành cho lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Thể thơ tự do. 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm 2 Mục đích của việc muốn tắt nắng, buộc gió là để màu đừng nhạt, hương đừng bay. 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm 3 Tác giả nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng những giác quan: thị giác, khứu 0.5 giác, thính giác, vị giác. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được từ 03 - 04 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được từ 01 - 02 ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm 4 Nhận xét về bức tranh thiên nhiên mùa xuân 1.0 - Chỉ ra các hình ảnh miêu tả: tuần tháng mật của ong bướm, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, khúc tình si của yến anh. - Nhận xét: Bức tranh thiên thiên gần gũi, quen thuộc; tươi mới, tràn đầy sức sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 02 ý: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm (Học sinh có câu trả lời với cách diễn đạt tương đương được điểm tối đa khi đúng ý) 5 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ: 1.0 - Chỉ ra biện pháp nghệ thuật: so sánh (như), ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tháng giêng - ngon - cặp môi gần). - Tác dụng: + Thể hiện vẻ đẹp hấp dẫn, đầy sức quyến rũ của mùa xuân. + Thể hiện lòng ham sống, yêu đời đến cuồng nhiệt, say mê của nhà thơ. Hướng dẫn chấm: - Chỉ ra được ít nhất một biện pháp tu từ: 0,25 điểm - Nêu tác dụng: + Học sinh nêu được 02 tác dụng: 0,75 điểm. + Học sinh nêu được 01 tác dụng: 0,5 điểm. + Học sinh không nêu được tác dụng hoặc trả lời không thuyết phục: 0,0 điểm. (Học sinh có câu trả lời với cách diễn đạt tương đương được điểm tối đa khi đúng ý) 6 Có thể hiểu những dòng thơ như sau: 1.0 - Tâm trạng của nhà thơ: vừa sung sướng, náo nức, mê say, đắm mình tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân; vừa vội vàng, cuống quýt, lo âu trước sự trôi chảy của thời gian. - Hai dòng thơ thể hiện lòng yêu đời, nâng niu, quý trọng cuộc sống đến từng phút giây của nhà thơ.
  3. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 02 ý: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm (Học sinh có câu trả lời với cách diễn đạt tương đương được điểm tối đa khi đúng ý) 7 Điểm khác biệt trong quan niệm thẩm mĩ của Xuân Diệu và Nguyễn Du: 1.0 - Quan niệm thẩm mĩ của Xuân Diệu: Con người là chuẩn mực của cái đẹp bởi vậy mà Xuân Diệu miêu tả thiên nhiên mùa xuân nhưng lại có sự hiện diện của con người (Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần) - Quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Du: Thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp bởi vậy mà Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều nhưng lại có sự hiện diện của thiên nhiên (Làn thu thuỷ nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 02 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. (Học sinh có câu trả lời với cách diễn đạt tương đương được điểm tối đa khi đúng ý) 8 Học sinh rút ra bài học phù hợp với bản thân. Có thể là: 0.5 - Bài học về sự quý trọng thời gian. - Bài học về sự nâng niu, quý trọng những gì mình đang có. … Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được bài học phù hợp, diễn đạt thuyết phục, mạch lạc, rõ ý: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được bài học phù hợp nhưng diễn đạt còn chung chung, sáo rỗng, chưa rõ ý: 0,25 điểm. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.25 Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Sức mạnh của niềm đam mê. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: * Giải thích: - Đam mê là trạng thái tâm lý hứng thú, yêu thích, say mê đặc biệt về một điều nào đó, một lĩnh vực nào đó bằng tình cảm mãnh liệt, hiện hữu trong mỗi con người. - Niềm đam mê là động lực, là nguồn sức mạnh để khám phá và bộc lộ năng lực bản thân. Thành công trong cuộc sống phần lớn đều có xuất phát điểm là niềm đam mê trong mỗi con người. * Bàn luận: - Đam mê xuất phát từ sở trường, sở thích đặc biệt của mỗi người. Sự đam mê là ngọn lửa thổi bùng lên lòng nhiệt huyết, khiến mỗi chúng ta không ngừng khám phá những tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con người. - Niềm đam mê là chất xúc tác, là sức mạnh kích thích giúp ta tìm được những giải pháp độc đáo và sáng tạo kỳ diệu.
  4. - Những người đam mê luôn dồn hết tâm trí, năng lượng vào điều mình yêu thích để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, đạt chất lượng cao nhất như mong muốn, vì vậy đam mê là khởi đầu tốt đẹp dễ dẫn đến thành công. * Mở rộng: - Không phải ai cũng dễ dàng tìm ra được niềm đam mê để phát huy tối đa năng lực của bản thân. Mỗi người cần nhìn sâu sắc hơn về bản thân để khám phá những tiềm năng chưa bộc lộ, hãy nhiệt thành theo đuổi những giấc mơ, nuôi dưỡng ước mơ. - Niềm đam mê cũng phải thực tế, phù hợp với năng lực, sở trường, mục tiêu lựa chọn, chuẩn mực xã hội. Cần phải sáng suốt, tỉnh táo để xác định, không nên ảo tưởng, viển vông… - Phê phán lối sống mờ nhạt, không có ước mơ, mục đích phấn đấu không rõ ràng, không biết đam mê, không dám sống cho niềm đam mê. * Bài học: - Khẳng định ý nghĩa niềm đam mê đối với cuộc sống mỗi con người. - Tìm kiếm, khám phá và theo đuổi niềm đam mê thực sự của chính mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết, nhất là đối với giới trẻ. - Định hướng ý thức trong việc tìm kiếm điều thật sự quan tâm, hứng thú để nỗ lực và khẳng định bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (2,0 điểm - 2,5 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1,0 điểm - 1,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm - 0,75 điểm). (Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật) d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. Tổng cộng (I + II) 10,0 Lưu ý khi chấm bài: Giáo viên cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. --------------------- Hết -------------------------
  5. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Môn: Ngữ văn Dành cho lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Hình thức: 100% tự luận 1. Ma trận Mức độ nhận thức Tỉ lệ Vận TT Kĩ năng Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc Thơ có yếu tố tượng trưng 3 3 1 1 60 2 Viết Viết văn bản nghị luận về một tư tưởng đạo lí 1* 1* 1* 1* 40 Tổng 25% 45% 20% 10% 100 Tỉ lệ% 70% 30% 2. Đặc tả Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị Kĩ Nhận Thông Vận Vận TT kiến thức / Mức độ đánh giá Tổng % năng biết hiểu dụng dụng Kĩ năng cao Nhận biết: Theo ma trận ở trên 60 - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ. - Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. - Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ. Thông hiểu: Đọc Thơ - Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá 1 hiểu trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. - Phân tích, lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có). - Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ. - Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ. - Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ. Vận dụng:
  6. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ. Vận dụng cao: - Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. - Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ. - So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. - Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ. Nhận biết: 1* 1* 1* 1 câu 40 - Xác định được yêu cầu về nội TL dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. Viết văn - Trình bày rõ quan điểm và hệ bản ghị thống các luận điểm. Viết luận về 2 - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng một vấn đề để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi xã hội luận điểm. - Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao:
  7. - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2