intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2018-2019 - Trường THPT Lưu Hoàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

103
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi chọn HSG sắp tới. TaiLieu.vn xin gửi đến các em Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2018-2019 - Trường THPT Lưu Hoàng. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2018-2019 - Trường THPT Lưu Hoàng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: Ngữ Văn ­ Lớp: 11 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao  đề) Câu 1 (8 điểm). Nhà văn V.Huygô từng nói “Trên đời này chỉ  có một thứ  mà ta phải cúi đầu   thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là   lòng tốt”. Suy nghĩ của anh / chị về câu nói trên. Câu 2 (12 điểm). Về thơ, Nguyễn Công Trứ tâm sự: "Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời", còn Nhà  văn Anatole France cho rằng: “Đọc một câu thơ  nghĩa là ta gặp gỡ  một tâm   hồn con người”. Bằng việc phân tích bài thơ "Vội vàng" (Xuân Diệu), anh (chị) hãy trình bày ý  kiến của mình về những quan niệm trên. ­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh: ...................................... Số báo danh: ................ Chữ ký giám thị coi thi số 1: Chữ ký giám thị coi thi số 2:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn ­ Lớp: 11 I. Hướng dẫn chung 1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong  Hướng dẫn chấm thi, thì vẫn cho đủ điểm như Hướng dẫn quy định.  2. Tổ chấm thống nhất điểm thành phần. Sau khi cộng điểm toàn bài, cho điểm lẻ đến  0,25 điểm (Phần thập phân cho lẻ 0,25 điểm, 0,5 điểm; 0,75 điểm). II. Đáp án và thang điểm Câu Đáp án Điểm Bài 1 Yêu cầu về kĩ năng (8 điểm) Đáp ứng yêu cầu về bài văn nghị luận xã hội: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,  diễn đạt lưu loát, chữ  viết rõ không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ  và ngữ  pháp. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau 1.5 Giải thích ý nghĩa câu nói: – Tài năng: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc. – Lòng tốt: Tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu: Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và  tâm hồn của con người. – Cúi đầu thán phục và quỳ  gối tôn trọng là cách nói hình  ảnh thể  hiện thái độ  đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất qúy giá của cong người đồng thời  cũng bộc lộ một quan điểm về cách đánh giá con người: Chỉ đề cao, coi trọng tôn   vinh những gì đẹp đẽ, có giá trị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó   là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡng mộ. Phân tích, chứng minh: 2.5 – Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất   của khả  năng trí tuệ  của con người, là điều kiện tốt nhất để  con người khẳng  định giá trị  của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả  cộng đồng.  Đối diện với tài năng, ta không chỉ  được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được  mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân (Lấy ví dụ  cụ thể để chứng minh). – Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hi  sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo. Để tốt với   người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ,  biết đứng cao hơn chính bản thân mình để  có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ  chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn  đáng để tôn vinh (Lấy ví dụ cụ thể). Bàn luận, mở rộng vấn đề: 4
  3. – Vị thế của chủ thể câu nói: Một nhà văn lớn (hội tụ cả hai yếu tố là tài năng và   tấm lòng), người hơn ai hết hiểu sâu sắc ý nghĩa, giá trị  của tài năng, tấm lòng  trong văn chương cũng như  cuộc sống.  Ở  vị  thế   ấy, thái độ  đề  cao là một tất   yếu. – Mặt tích cực: Đề xuất một cách đánh giá và một thái độ đúng đối với những giá   trị tốt đẹp của con người. Tài năng bao giờ cũng cần được đề cao và lòng tốt bao   giờ  cũng cần được coi trọng. Mọi biểu hiện miệt thị  lòng tốt và phủ  nhận tài   năng đều cần phải lên án, phê phán. – Mở rộng, nâng cao: + Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong  con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng. + Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt (liên hệ với quan điểm của  Hồ Chí Minh: Có tài mà không có đức là vô dụng. Có đức mà không có tài không  làm được việc gì). Liên hệ với bản thân Câu nói gợi cho ta con đường để mình vươn tới. Cách tốt nhất là làm tốt công  việc của mình, sống hướng thiện, có trách nhiệm và đừng bao giờ vô cảm. Bài 2 Yêu cầu về kĩ năng (12 điểm) Biết cách bài văn nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt  lưu loát, chữ viết rõ không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, chặt chẽ, thuyết  phục, cần nêu được những ý chính sau: Giải thích ý kiến Quan niệm của Nguyễn Công Trứ: (hình thức nghệ thuật của thơ) 2 + Cơ sở quan niệm của Nguyễn Công Trứ: lao động thơ  là lao động nghệ  thuật   nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự  sáng tạo. Sáng tạo sẽ  đem đến cái mới,  công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi  nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ  không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng,   tâm huyết của nghệ  sĩ không thể  hiện được trọn vẹn, tính nghệ  thuật của tác   phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có   cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc   trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt  một cách sâu sắc, tinh tế  tư  tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ  thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ).  "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự  thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với   người đọc. Quan niệm của Nhà văn Anatole France: (nội dung của thơ) 2 + Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ,  cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi  gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tâm hồn" là  nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. 
  4. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến  đề cập đến giá trị của thơ từ  góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của  những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu  sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người. ­ Gặp gỡ: là sự đồng cảm, tri âm; Ý cả câu: qua bài thơ, người đọc được  gặp gỡ, đồng cảm với tâm hồn thi nhân => Ý kiến trên nói tới vai trò của độc giả  đối với tác phẩm văn học trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. ­ Bản thân tác  phẩm trữ tình là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, “là điệu hồn đi tìm những hồn  đồng điệu”. Vì thế, mỗi bài thơ không chỉ tả cảnh mà còn thể hiện tình cảm, tư  tưởng của thi nhân trước cảnh.  +Cơ sở quan niệm: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của  tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương  tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải  nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt  tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến  với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức  biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên,  nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu  thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái  hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình  cảm. Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung  để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có  thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm.  Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của  cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn,  chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ. (thực chất là hai mặt hình thức  nghệ thuật và nội dung.) 2. Phân tích bài thơ: 8 *)Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt  ­ Có tư tưởng nhân sinh mới mẻ với cái tôi tràn đầy cảm xúc: Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt  đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn. + Thơ Xuân Diệu luôn yêu đời, yêu cuộc sống nồng nhiệt, luôn khát khao giao  cảm với đời ­> hấp dẫn bạn đọc ở những khát vọng táo bạo, mãnh liệt. Còn  thiên nhiên thì đi vào lòng người vì nhuốm màu tình tứ, tràn ngập hương sắc và  xuân tình. Đặc biệt nhà thơ luôn lấy con người làm thước đo chuẩn mực cho cái  đẹp. + Ýthức về sự hữu hạn của kiếp người, sự ngắn ngủi của tuổi trẻ và sự trôi  chảy của thời gian ­> Cảm nhận về thiên nhiên là tuyến tính một đi không trở lại.  Nhìn thấy sự vật tàn phai ngay khi sự vật mới bắt đầu khởi sự. + Quan niệm về cuộc sống trần thế là phải vội vàng, cuống quýt để tận hưởng  những hạnh phúc mà cuộc sống trần thế đang có sẵn trước mắt ­> đây là quan  niệm nhân sinh mới mẻ. Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao  đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ  đẹp của sự sống. Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí 
  5. oán giận thời gian trôi chảy vôtình. Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự  trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống  để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự  sống. Hình thức biểu đạt: + Sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và luận lí. + Huy động các giác quan để khám phá và miêu tả sự vật. +Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và  hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu  cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng  nhiệt. +Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và  đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo,  gây ấn tượng mạnh mẽ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2