intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình sản xuất nấm xanh

Chia sẻ: Thai Ngoc Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

248
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy trình sản xuất nhanh ometar (nấm xanh) ở nông hộ để phòng trừ sâu hại cho cây trồng và rầy nâu hại lúa Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu: Ống nước nhựa có đường kính 2,5 cm cưa thành từng đoạn khoảng 2 - 2,5 cm. Bịch nylon chịu nhiệt kích thước 22 x 32 cm. Bông không thấm để làm nút bông, dây thun, giấy báo; tấm gạo loại nhỏ và rẻ tiền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình sản xuất nấm xanh

  1. Quy trình sản xuất nấm xanh Quy trình sản xuất nhanh ometar (nấm xanh) ở nông hộ để phòng trừ sâu hại cho cây trồng và rầy nâu hại lúa Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu:  Ống nước nhựa có đường kính 2,5 cm cưa thành từng đoạn khoảng 2 - 2,5 cm. Bịch nylon chịu nhiệt kích thước 22 x 32 cm. Bông không thấm để làm nút bông, dây thun, giấy báo; tấm gạo loại nhỏ và rẻ tiền.  Kỹ thuật làm môi trường thứ cấp: Cho tấm gạo vào bịch
  2. nylon chịu nhiệt với trọng lượng mỗi túi 300g. Sau đó cho vào mỗi bịch nylon 150 - 180ml nước sạch tùy theo độ dẻo của tấm. Dùng đoạn ống nước bằng nhựa đã cắt ngắn 2,5 cm tạo miệng bịch nylon giống hình cổ chai để có thể cấy nấm vào. Sử dụng bông không thấm để làm nút bông. Lấy giấy bịt kín đầu nút bông lại. Các bịch môi trường thô đã làm được lắc đều và sau đó cho vào nồi hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 1000C (nước sôi) trong thời gian 2 giờ. Bước 2: Nhân sinh khối nấm trên môi trường thứ cấp:- Môi trường thứ cấp sau khi hấp tiệt trùng được đưa ra phòng sạch để nguội rồi tháo lớp giấy bịt đầu nút bông và bóp cho môi trường tơi ra trước khi cho vào tủ cấy.  Các ống giống chọn để cấy vào các bịch môi trường thứ cấp phải thuần, không bị nhiễm tạp và bào tử phải được dễ dàng bong ra.
  3.  Tủ cấy sau khi được khử trùng bằng đèn cực tím (bật đèn cực tím trong thời gian khoảng 1,5 - 2 giờ) và vệ sinh bằng cồn thì cho các bịch môi trường thô và các ống nấm giống vào. Tháo nút bông của bịch môi trường thô ra và lấy không khí sạch trong tủ cấy vào bịch càng nhiều càng tốt để đảm bảo đủ lượng không khí cho nấm hô hấp (vì nấm hô hấp rất mạnh). Sau khi đã lấy đủ lượng không khí vào bịch thì cho một lượng bào tử nấm xanh thích hợp vào bịch môi trường thô (một ống giống cấy được khoảng 8-15 bịch môi trường thô). Đậy nút bông lại, đảo đều bằng cách lắc bịch nấm, rồi lấy bịch môi trường thô đã cấy ra khỏi tủ cấy.  Dùng giấy báo bịt kín đầu bông của bịch môi trường thô vừa cấy. Ghi ngày cấy lên bịch để dễ kiểm tra về sau, sau đó xếp các bịch nấm đã cấy hoàn tất lên kệ cao và để nơi khô ráo thoáng mát cho nấm phát triển.  Sau khi cấy 3-4 ngày phải đảo nấm để các sợi nấm mọc đều. Cần lưu ý là lần đảo này rất quan trọng do đó cần đảo
  4. kỹ, đều, tránh vón cục và hạn chế tối đa việc mất không khí. Sau đó cứ 3 ngày thì tiến hành đảo nấm một lần cho tới khi có thể sử dụng được (khoảng 15 ngày).  Chú ý: Khi nấm được 15 ngày mà chưa có rầy nâu trên đồng ruộng thì có thể lưu giữ nấm trên kệ khoảng 7-10 ngày nữa vẫn sử dụng được, nhưng phải đảo đều 3 ngày một lần để nấm tiếp tục sinh trưởng bình thường và không bị hư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2